rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
10 Essential Emotion Regulation Skills for Adults
Emotions skills for personal happiness, success, and smooth relationships.
Published on April 7, 2013 by Alice Boyes, Ph.D. in In Practice
1.Nhận diện những cảm xúc cụ thể mà bạn đang cảm nhận
Ví dụ, bạn có biết sự khác nhau giữa cảm thấy ghen tuông và cảm thấy ghen tỵ? Sự khác nhau giữa xấu hổ và ngượng? Bạn có nhận ra khi nào bạn đang cảm thấy lo lắng, tức giận hoặc xấu hổ? Bạn nhận ra cảm xúc nào trong bản thân bạn tốt hơn những cảm xúc khác? (Nhiều người gặp khó khăn trong việc nhận ra khi nào họ cảm thấy xấu hổ nhưng lại dễ dàng hơn để nhận ra khi nào họ cảm thấy lo lắng.)
2. Nhận ra những cảm xúc cụ thể ở người khác
Ví dụ, bạn nhận thấy khi nào đối tác của bạn phản ứng đầy tức giận vì họ đang cảm thấy tức giận + ngượng, thay vì chỉ nhận ra yếu tố tức giận.
Cố gắng gọi tên chính xác những cảm xúc của người khác thay vì chỉ xem họ “đang có 1 tâm trạng tồi tệ.”
Bạn sẽ có thể đưa ra những đáp ứng hiệu quả hơn nếu bạn có thể xác định chính xác những cảm xúc cụ thể mà người khác đang có. Nếu bạn nhận ra bạn không chắc chắn thì bạn có thể yêu cầu người đó giúp bạn hiểu rõ hơn.
3.Khả năng bắt đầu và kiên trì với những mục tiêu đang theo đuổi ngay cả khi bạn đang cảm thấy lo lắng.
Nếu bạn có thể chịu đựng cảm xúc lo lắng thì bạn sẽ ít có khả năng né tránh những điều mới lạ, có thể thử 1 điều gì đó đến lần thứ 2 nếu lần đầu không hiệu quả, và ít có khả năng bỏ dở những công việc trước khi chúng thành công.
4.Khả năng chịu đựng sự ngượng nghịu.
Bạn có thể truyền thông rõ ràng và trực tiếp khi điều đó là hợp lý, ngay cả khi bạn đang cảm thấy ngượng? Ví dụ, khi bạn cần giải thích với 1 ai đó lí do tại sao bạn quyết định không sử dụng dịch vụ của họ. Hay là bạn né tránh những tình huống đó?
5. Khả năng có những cuộc trò chuyện thân mật hơn là từ chối, né tránh
Ví dụ, nếu đối tác của bạn muốn nói về việc có đứa bé nữa và bạn không muốn, bạn có từ chối nói chuyện, cố chuyển chủ đề bất cứ khi nào đối tác đề cập, hoặc biến ra khỏi phòng khi chủ đề đó được nêu lên?
6. Khả năng không sụp đổ khi 1 ai đó gây sức ép lên bạn.
Ví dụ, bạn có thể kháng cự khi 1 người bán hàng cố gắng bán àng bằng cách làm bạn cảm thấy sợ.
7. Khả năng làm dịu những cảm xúc của bạn.
Ví dụ, bạn có biết cách làm bản thân bạn cảm thấy tốt hơn khi 1 việc gì đó không ổn hoặc bạn nhận ra bạn vừa mắc 1 sai lầm về 1 việc gì đó?
8. Khả năng xoa dịu những cảm xúc của người khác.
Bạn có tự tin vào khả năng an ủi người khác của bạn khi họ buồn không?
9. Bạn có thể chờ đợi?
Bạn có khả năng đặt những mục tiêu dài hạn có giá trị của bạn lên trước những thứ bạn muốn trong ngắn hạn?
10. Bạn có biết cách kiểm soát những cảm xúc tích cực của bạn?
Ví dụ, bạn có thường xuyên lên kế hoạch cho những hoạt động mà bạn biết bạn sẽ mong đợi?
Nguồn: PsychologyToday
10 Essential Emotion Regulation Skills for Adults
Emotions skills for personal happiness, success, and smooth relationships.
Published on April 7, 2013 by Alice Boyes, Ph.D. in In Practice
1.Nhận diện những cảm xúc cụ thể mà bạn đang cảm nhận
Ví dụ, bạn có biết sự khác nhau giữa cảm thấy ghen tuông và cảm thấy ghen tỵ? Sự khác nhau giữa xấu hổ và ngượng? Bạn có nhận ra khi nào bạn đang cảm thấy lo lắng, tức giận hoặc xấu hổ? Bạn nhận ra cảm xúc nào trong bản thân bạn tốt hơn những cảm xúc khác? (Nhiều người gặp khó khăn trong việc nhận ra khi nào họ cảm thấy xấu hổ nhưng lại dễ dàng hơn để nhận ra khi nào họ cảm thấy lo lắng.)
2. Nhận ra những cảm xúc cụ thể ở người khác
Ví dụ, bạn nhận thấy khi nào đối tác của bạn phản ứng đầy tức giận vì họ đang cảm thấy tức giận + ngượng, thay vì chỉ nhận ra yếu tố tức giận.
Cố gắng gọi tên chính xác những cảm xúc của người khác thay vì chỉ xem họ “đang có 1 tâm trạng tồi tệ.”
Bạn sẽ có thể đưa ra những đáp ứng hiệu quả hơn nếu bạn có thể xác định chính xác những cảm xúc cụ thể mà người khác đang có. Nếu bạn nhận ra bạn không chắc chắn thì bạn có thể yêu cầu người đó giúp bạn hiểu rõ hơn.
3.Khả năng bắt đầu và kiên trì với những mục tiêu đang theo đuổi ngay cả khi bạn đang cảm thấy lo lắng.
Nếu bạn có thể chịu đựng cảm xúc lo lắng thì bạn sẽ ít có khả năng né tránh những điều mới lạ, có thể thử 1 điều gì đó đến lần thứ 2 nếu lần đầu không hiệu quả, và ít có khả năng bỏ dở những công việc trước khi chúng thành công.
4.Khả năng chịu đựng sự ngượng nghịu.
Bạn có thể truyền thông rõ ràng và trực tiếp khi điều đó là hợp lý, ngay cả khi bạn đang cảm thấy ngượng? Ví dụ, khi bạn cần giải thích với 1 ai đó lí do tại sao bạn quyết định không sử dụng dịch vụ của họ. Hay là bạn né tránh những tình huống đó?
5. Khả năng có những cuộc trò chuyện thân mật hơn là từ chối, né tránh
Ví dụ, nếu đối tác của bạn muốn nói về việc có đứa bé nữa và bạn không muốn, bạn có từ chối nói chuyện, cố chuyển chủ đề bất cứ khi nào đối tác đề cập, hoặc biến ra khỏi phòng khi chủ đề đó được nêu lên?
6. Khả năng không sụp đổ khi 1 ai đó gây sức ép lên bạn.
Ví dụ, bạn có thể kháng cự khi 1 người bán hàng cố gắng bán àng bằng cách làm bạn cảm thấy sợ.
7. Khả năng làm dịu những cảm xúc của bạn.
Ví dụ, bạn có biết cách làm bản thân bạn cảm thấy tốt hơn khi 1 việc gì đó không ổn hoặc bạn nhận ra bạn vừa mắc 1 sai lầm về 1 việc gì đó?
8. Khả năng xoa dịu những cảm xúc của người khác.
Bạn có tự tin vào khả năng an ủi người khác của bạn khi họ buồn không?
9. Bạn có thể chờ đợi?
Bạn có khả năng đặt những mục tiêu dài hạn có giá trị của bạn lên trước những thứ bạn muốn trong ngắn hạn?
10. Bạn có biết cách kiểm soát những cảm xúc tích cực của bạn?
Ví dụ, bạn có thường xuyên lên kế hoạch cho những hoạt động mà bạn biết bạn sẽ mong đợi?
Nguồn: PsychologyToday
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: