rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
1. Tại sao bộ não nhớ những giấc mơ
Một số người nhớ lại được tất cả các kiểu giấc mơ, trong khi những người khác hầu như không nhớ được bất kì giấc mơ nào. Tại sao có sự khác biệt lớn đó?
Một số người nhớ lại được nhiều giấc mơ vì họ thức dậy nhiều hơn vào ban đêm, ngay cả nếu chỉ thức dậy trong những khoảng thời gian ngắn.
Chúng ta cần thức dậy để mã hóa các giấc mơ thành trí nhớ dài hạn, nếu không chúng sẽ biến mất.
2. Trung tâm kiểm soát giấc mơ
Bạn có nhớ được các giấc mơ hay không phụ thuộc vào bạn là người ngủ say hay ngủ không say.
Một nghiên cứu ảnh não phát hiện thấy những người nhớ được nhiều giấc mơ của họ có hoạt động ở vùng giữa vỏ não trước trán cao hơn (Eichenlaub et al., 2014).
Thêm nữa, những người nhớ được nhiều giấc mơ nhất cho thấy có hoạt động cao hơn trong vùng tiếp giáp giữa thùy đỉnh và thùy thái dương (TPJ): vùng não này liên quan tới sự chú ý tới việc định hướng kích thích từ bên ngoài.
Kết hợp 2 vùng đó với nhau rất quan trọng trong việc nhớ lại được giấc mơ.
Một trong các tác giả của nghiên cứu Perrine Ruby, lý giải:
“Điều này có thể giải thích lý do mà những người hồi tưởng giấc mơ tốt phản ứng mạnh hơn với kích thích từ môi trường, thức giấc nhiều hơn trong lúc ngủ và từ đó mã hóa các giấc mơ trong bộ nhớ tốt hơn là những người hồi tưởng giấc mơ kém. Thực ra não bộ trong khi ngủ không có khả năng ghi nhớ thông tin mới; nó cần phải thức để làm điều đó.”
3. Những người mơ mộng cũng là những người nằm mơ ban đêm
Các nhà khoa học thần kinh phát hiện thấy những phần não chịu trách nhiệm cho sự mơ mộng trong khi chúng ta tỉnh táo cũng chịu trách nhiệm cho việc nằm mơ khi chúng ta ngủ.
Theo một cách thức hiệu quả, chất nền thần kinh chịu trách nhiệm về giấc mơ có thể là một hệ thống phụ chịu trách nhiệm cho cuộc sống của chúng ta lúc thức giấc.
“…Những giấc mơ có thể là sự nhận thức mô phỏng tinh túy vì nó thường có độ phức tạp cao, thường bao gồm một môi trường cảm giác sinh động, mở ra một khoảng thời gian từ vài phút đến nửa tiếng, và thường trải qua một quá trình thực sự của những gì đang xảy ra.” (Domhoff, 2011)
4. Một số người không thể mơ
Một số người nói họ không có những giấc mơ, nhưng khả năng là họ có mơ, chỉ là họ không nhớ lại được những giấc mơ của họ vì họ ngủ say.
Dù có một số người thực sự không thể mơ.
Một kết quả của sự tổn thương não từ những lần bị đột quỵ, các bệnh nhân đó có thể nhiều lần bị đánh thức suốt đêm và được hỏi về những giấc mơ của họ: họ khẳng định là chưa bao giờ nằm mơ (Bischof & Bassetti, 2004).
5. Mục đích của các giấc mơ
Tất nhiên chúng ta không biết mục đích của các giấc mơ là gì.
Có thể các giấc mơ không có mục đích gì, mà chúng chỉ đơn thuần là những sản phẩm phụ của sự mất ý thức theo cách đặc biệt chúng ta làm khi chúng ta ngủ.
Là con người nghĩa là đi tìm kiếm những lời giải thích, do đó không có con đường tắt của những lý thuyết về mục đích của các giấc mơ là gì.
Mục đích của giấc mơ có thể là để thử nghiệm những ý tưởng của chúng ta, hoặc để củng cố thông tin, hoặc giấc mơ có thể cho phép chúng ta giải quyết những vấn đề của chúng ta, hoặc chúng có thể là một cách để loại bỏ tất cả những cảm xúc mà chúng ta đã tích lũy trong ngày.
Bạn tin vào điều gì có lẽ ít liên quan đến khoa học hơn là sở thích cá nhân của riêng bạn. Vì vậy, tin vào bất kì điều gì làm cuộc sống thú vị hơn đối với bạn!
6. Điều hoang đường: giấc mơ chỉ xảy ra trong giấc ngủ REM
Kể từ những năm 1950, người ta cho rằng giấc mơ chỉ liên quan đến cái gọi là ‘Chuyển động mắt nhanh’ của giấc ngủ, nó chiếm khoảng 20-25% tổng số thời gian ngủ.
Nhưng quan điểm này hiện nay đang bị thách thức.
Các nghiên cứu phát hiện thấy đôi lúc khi con người tỉnh dậy từ giấc ngủ REM và họ thông báo là không có giấc mơ. Và đôi lúc khi tỉnh dậy từ giấc ngủ không phải REM, họ thông báo là có giấc mơ (e.g. Nielsen, 2000).
Dù nhiều giấc mơ của chúng ta xuất hiện trong giấc ngủ REM, thì một số giấc mơ cũng có thể xuất hiện trong giấc ngủ không phải REM.
7. Con người ở khắp mọi nơi mơ về những thứ giống nhau
Một nghiên cứu về 50,000 giấc mơ được báo cáo bởi nhà tâm lý Calvin S. Hall và các cộng sự phát hiện thấy có những điểm tương đồng nổi bật trong cách mà mọi người nằm mơ ở khắp nơi trên thế giới.
Các giấc mơ thường thuộc ảo cảnh: con người, những địa điểm, những sự kiện và những đối tượng có xu hướng sáp nhập vào nhau.
Cảm xúc phổ biến nhất được trải nghiệm trong các giấc mơ là lo lắng và những cảm xúc tiêu cực thì thường thấy hơn những cảm xúc tích cực.
Đa số mọi người mơ có màu sắc – nếu bạn từng xem TV một màu khi còn bé, thì bạn có nhiều khả năng mơ giấc mơ có màu trắng-và đen.
8. Những giấc mơ có ý nghĩa gì?
Không có ý nghĩa gì.
Về mặt cá nhân tôi không tin các giấc mơ có ý nghĩa gì, theo ý là đa số mọi người hiểu câu hỏi này.
Nhưng tôi chỉ là thiểu số, một nghiên cứu phát hiện thấy 56% số người Mĩ tán thành quan điểm về giấc mơ của học thuyết Freud, cho rằng giấc mơ tiết lộ sự thật tâm lý sâu xa về bản thân (Morewedge & Norton, 2009).
Nghiên cứu của Morewedge và Norton phát hiện thấy phần lớn mọi người nghĩ rằng các giấc mơ của họ sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống khi tỉnh táo của họ, thường là nhiều hơn cả một ý nghĩ tương tự thế lúc tỉnh táo.
Vậy rõ ràng là tôi sai: giấc mơ có ý nghĩa với rất nhiều người – ngay cả nếu nó chỉ vì tầm quan trọng mà con người gán cho chúng.
9. Ghi lại một giấc mơ sáng suốt
Ghi lại điều gì xảy ra trong não trong suốt một giấc mơ cụ thể nào đó là khó khăn.
Bạn có thể đặt một người trong máy quét não trong lúc họ đang ngủ và sau đó hỏi họ mơ thấy gì, nhưng vấn đề là họ không biết khi nào họ mơ.
Một giải pháp là sử dụng những người mơ sáng suốt. Họ là những người đã huấn luyện bản thân họ ý thức được khi nào họ đang mơ và họ có thể kiểm soát được những giấc mơ của họ.
Một nghiên cứu sử dụng những người mơ sáng suốt theo cách này phát hiện thấy những sự chồng chéo đáng kể giữa hoạt động trong não trong lúc tỉnh táo và trong lúc ngủ (Dresler et al., 2011).
10. Người mù có ‘nhìn thấy’ trong những giấc mơ của họ?
Các nghiên cứu phát hiện thấy, những người chưa bao giờ có thị lực hoặc mất thị lực của họ trước 5 tuổi thì không nằm mơ bằng mắt.
Nguồn
https://www.spring.org.uk/2014/02/dreams-10-striking-insights-from-psychological-science.php
Một số người nhớ lại được tất cả các kiểu giấc mơ, trong khi những người khác hầu như không nhớ được bất kì giấc mơ nào. Tại sao có sự khác biệt lớn đó?
Một số người nhớ lại được nhiều giấc mơ vì họ thức dậy nhiều hơn vào ban đêm, ngay cả nếu chỉ thức dậy trong những khoảng thời gian ngắn.
Chúng ta cần thức dậy để mã hóa các giấc mơ thành trí nhớ dài hạn, nếu không chúng sẽ biến mất.
2. Trung tâm kiểm soát giấc mơ
Bạn có nhớ được các giấc mơ hay không phụ thuộc vào bạn là người ngủ say hay ngủ không say.
Một nghiên cứu ảnh não phát hiện thấy những người nhớ được nhiều giấc mơ của họ có hoạt động ở vùng giữa vỏ não trước trán cao hơn (Eichenlaub et al., 2014).
Thêm nữa, những người nhớ được nhiều giấc mơ nhất cho thấy có hoạt động cao hơn trong vùng tiếp giáp giữa thùy đỉnh và thùy thái dương (TPJ): vùng não này liên quan tới sự chú ý tới việc định hướng kích thích từ bên ngoài.
Kết hợp 2 vùng đó với nhau rất quan trọng trong việc nhớ lại được giấc mơ.
Một trong các tác giả của nghiên cứu Perrine Ruby, lý giải:
“Điều này có thể giải thích lý do mà những người hồi tưởng giấc mơ tốt phản ứng mạnh hơn với kích thích từ môi trường, thức giấc nhiều hơn trong lúc ngủ và từ đó mã hóa các giấc mơ trong bộ nhớ tốt hơn là những người hồi tưởng giấc mơ kém. Thực ra não bộ trong khi ngủ không có khả năng ghi nhớ thông tin mới; nó cần phải thức để làm điều đó.”
3. Những người mơ mộng cũng là những người nằm mơ ban đêm
Các nhà khoa học thần kinh phát hiện thấy những phần não chịu trách nhiệm cho sự mơ mộng trong khi chúng ta tỉnh táo cũng chịu trách nhiệm cho việc nằm mơ khi chúng ta ngủ.
Theo một cách thức hiệu quả, chất nền thần kinh chịu trách nhiệm về giấc mơ có thể là một hệ thống phụ chịu trách nhiệm cho cuộc sống của chúng ta lúc thức giấc.
“…Những giấc mơ có thể là sự nhận thức mô phỏng tinh túy vì nó thường có độ phức tạp cao, thường bao gồm một môi trường cảm giác sinh động, mở ra một khoảng thời gian từ vài phút đến nửa tiếng, và thường trải qua một quá trình thực sự của những gì đang xảy ra.” (Domhoff, 2011)
4. Một số người không thể mơ
Một số người nói họ không có những giấc mơ, nhưng khả năng là họ có mơ, chỉ là họ không nhớ lại được những giấc mơ của họ vì họ ngủ say.
Dù có một số người thực sự không thể mơ.
Một kết quả của sự tổn thương não từ những lần bị đột quỵ, các bệnh nhân đó có thể nhiều lần bị đánh thức suốt đêm và được hỏi về những giấc mơ của họ: họ khẳng định là chưa bao giờ nằm mơ (Bischof & Bassetti, 2004).
5. Mục đích của các giấc mơ
Tất nhiên chúng ta không biết mục đích của các giấc mơ là gì.
Có thể các giấc mơ không có mục đích gì, mà chúng chỉ đơn thuần là những sản phẩm phụ của sự mất ý thức theo cách đặc biệt chúng ta làm khi chúng ta ngủ.
Là con người nghĩa là đi tìm kiếm những lời giải thích, do đó không có con đường tắt của những lý thuyết về mục đích của các giấc mơ là gì.
Mục đích của giấc mơ có thể là để thử nghiệm những ý tưởng của chúng ta, hoặc để củng cố thông tin, hoặc giấc mơ có thể cho phép chúng ta giải quyết những vấn đề của chúng ta, hoặc chúng có thể là một cách để loại bỏ tất cả những cảm xúc mà chúng ta đã tích lũy trong ngày.
Bạn tin vào điều gì có lẽ ít liên quan đến khoa học hơn là sở thích cá nhân của riêng bạn. Vì vậy, tin vào bất kì điều gì làm cuộc sống thú vị hơn đối với bạn!
6. Điều hoang đường: giấc mơ chỉ xảy ra trong giấc ngủ REM
Kể từ những năm 1950, người ta cho rằng giấc mơ chỉ liên quan đến cái gọi là ‘Chuyển động mắt nhanh’ của giấc ngủ, nó chiếm khoảng 20-25% tổng số thời gian ngủ.
Nhưng quan điểm này hiện nay đang bị thách thức.
Các nghiên cứu phát hiện thấy đôi lúc khi con người tỉnh dậy từ giấc ngủ REM và họ thông báo là không có giấc mơ. Và đôi lúc khi tỉnh dậy từ giấc ngủ không phải REM, họ thông báo là có giấc mơ (e.g. Nielsen, 2000).
Dù nhiều giấc mơ của chúng ta xuất hiện trong giấc ngủ REM, thì một số giấc mơ cũng có thể xuất hiện trong giấc ngủ không phải REM.
7. Con người ở khắp mọi nơi mơ về những thứ giống nhau
Một nghiên cứu về 50,000 giấc mơ được báo cáo bởi nhà tâm lý Calvin S. Hall và các cộng sự phát hiện thấy có những điểm tương đồng nổi bật trong cách mà mọi người nằm mơ ở khắp nơi trên thế giới.
Các giấc mơ thường thuộc ảo cảnh: con người, những địa điểm, những sự kiện và những đối tượng có xu hướng sáp nhập vào nhau.
Cảm xúc phổ biến nhất được trải nghiệm trong các giấc mơ là lo lắng và những cảm xúc tiêu cực thì thường thấy hơn những cảm xúc tích cực.
Đa số mọi người mơ có màu sắc – nếu bạn từng xem TV một màu khi còn bé, thì bạn có nhiều khả năng mơ giấc mơ có màu trắng-và đen.
8. Những giấc mơ có ý nghĩa gì?
Không có ý nghĩa gì.
Về mặt cá nhân tôi không tin các giấc mơ có ý nghĩa gì, theo ý là đa số mọi người hiểu câu hỏi này.
Nhưng tôi chỉ là thiểu số, một nghiên cứu phát hiện thấy 56% số người Mĩ tán thành quan điểm về giấc mơ của học thuyết Freud, cho rằng giấc mơ tiết lộ sự thật tâm lý sâu xa về bản thân (Morewedge & Norton, 2009).
Nghiên cứu của Morewedge và Norton phát hiện thấy phần lớn mọi người nghĩ rằng các giấc mơ của họ sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống khi tỉnh táo của họ, thường là nhiều hơn cả một ý nghĩ tương tự thế lúc tỉnh táo.
Vậy rõ ràng là tôi sai: giấc mơ có ý nghĩa với rất nhiều người – ngay cả nếu nó chỉ vì tầm quan trọng mà con người gán cho chúng.
9. Ghi lại một giấc mơ sáng suốt
Ghi lại điều gì xảy ra trong não trong suốt một giấc mơ cụ thể nào đó là khó khăn.
Bạn có thể đặt một người trong máy quét não trong lúc họ đang ngủ và sau đó hỏi họ mơ thấy gì, nhưng vấn đề là họ không biết khi nào họ mơ.
Một giải pháp là sử dụng những người mơ sáng suốt. Họ là những người đã huấn luyện bản thân họ ý thức được khi nào họ đang mơ và họ có thể kiểm soát được những giấc mơ của họ.
Một nghiên cứu sử dụng những người mơ sáng suốt theo cách này phát hiện thấy những sự chồng chéo đáng kể giữa hoạt động trong não trong lúc tỉnh táo và trong lúc ngủ (Dresler et al., 2011).
10. Người mù có ‘nhìn thấy’ trong những giấc mơ của họ?
Các nghiên cứu phát hiện thấy, những người chưa bao giờ có thị lực hoặc mất thị lực của họ trước 5 tuổi thì không nằm mơ bằng mắt.
Nguồn
https://www.spring.org.uk/2014/02/dreams-10-striking-insights-from-psychological-science.php