Tuy sống xa quê cha đất tổ nhưng nhiều người con gốc Việt vẫn chứng tỏ được bản lĩnh của mình trên mọi lĩnh vực và được công nhận trên khắp thế giới. Dưới đây là danh sách 10 gương mặt kiều bào tiêu biểu do Đất Việt bình chọn.
1. Từ trẻ mồ côi gốc Việt thành Bộ trưởng Y tế Đức
Tháng 10/2009, Philipp Roesler đã trở thành người gốc Á đầu tiên giữ chức bộ trưởng của Đức. Ông Roesler sinh vào tháng 2/1973 tại Khánh Hòa, miền Nam Việt Nam. Ông sống trong một trại trẻ mồ côi Công giáo cho đến khi một cặp vợ chồng người Đức nhận nuôi ông qua một tổ chức cứu trợ trẻ em. Ông sang Đức khi mới 9 tháng tuổi.
Ông từng học ngành y và trở thành bác sĩ phẫu thuật, rồi làm việc cho quân đội Đức và gia nhập đảng Dân chủ Tự do (FDP) năm 1992. Là ngôi sao mới nổi trong Đảng, vị bác sĩ phẫu thuật tim và lồng ngực này được bầu làm lãnh đạo Đảng ở bang Lower Saxony năm 2005. Một năm sau, ông trở thành Bộ trưởng kinh tế, lao động, giao thông của bang và giữ vị trí phó cho Thủ hiến bang Lower Saxony. Được Thủ tướng Angela Merkel tín nhiệm, Philipp Roesler đã trở thành thành viên nội các gốc Việt đầu tiên của Đức hôm 24/10/2009.
2. Jacqueline Nguyen, thẩm phán liên bang Mỹ
Ngày 1/12/2009, Thượng viện Mỹ chính thức bổ nhiệm Jacqueline Nguyen, Thẩm phán Tòa thượng thẩm Los Angeles (Mỹ) làm Thẩm phán liên bang khu vực Trung California. Như vậy, bà Nguyen trở thành nữ thẩm phán liên bang gốc Việt đầu tiên, là nữ thẩm phán châu Á - Thái Bình Dương thứ ba trong lịch sử nước Mỹ.
Jacqueline Nguyen được chính Tổng thống Barack Obama đề cử vào chức vụ mới này hồi tháng 7 và nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của các thành viên trong Thượng viện. “Bà Nguyen là một thẩm phán vượt qua được quá trình thử thách với hàng loạt thành tích trên cương vị thẩm phán cũng như công tố viên liên bang”, Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein, nói.
Bà Nguyen tên thật là Nguyễn Thị Hồng Ngọc, sinh ra tại Đà Lạt. Khi lên 10 tuổi, bà cùng gia đình qua định cư tại Los Angeles, Mỹ. Bà từng trải qua một tuổi thơ cơ cực khi hằng ngày phải phụ mẹ lau chùi các phòng nha khoa và bán hàng tại cửa hàng bánh rán của gia đình ở North Hollywood vào dịp cuối tuần.
3. Thầy thuốc Công huân Việt Nam tại Odessa
Tháng 1 vừa qua, tiến sĩ Nguyễn Văn Khanh đã được Tổng thống Ukraine trao tặng danh hiệu Thầy thuốc công huân, danh hiệu cao quý nhất của ngành Y khoa nước này. Sự kiện tiến sĩ Khanh là người Việt Nam đầu tiên được vinh danh trong Lễ tôn vinh cao quý của Nhà nước Ukraine được báo chí, truyền hình nước này đưa tin rộng rãi và điều này đã làm thay đổi quan điểm và cái nhìn của người dân bản xứ về người nhập cư, trong đó có người Việt Nam, vốn chỉ được biết đến là những người kinh doanh, buôn bán nhỏ.
Ông Nguyễn Văn Khanh được trao danh hiệu này nhờ chính năng lực và kết quả làm việc trong suốt 25 năm cống hiến cho ngành Y của Ukraine, từ sau khi tốt nghiệp ĐH Y khoa Odessa. Ông Khanh đã đề nghị thực hiện một cơ chế để tiết kiệm tiền của cho nhà nước, tạo ra một khác biệt lớn giữa Viện Lao Odessa với viện lao ở các tỉnh khác.
Bên cạnh những đóng góp trong ngành y, ông Nguyễn Văn Khanh còn được biết đến là một trong những người đầu tiên đặt nền móng sáng lập Hội đồng hương, tiền thân của Hội người Việt Nam ngày nay ở tỉnh Odessa.
4. “Hiện tượng Ngô Bảo Châu” trong làng toán thế giới
Tạp chí Time của Mỹ đã xếp công trình toán học “Bổ đề cơ bản” của GS Ngô Bảo Châu ở vị trí thứ 7 trong số 10 khám phá khoa học nổi bật năm 2009. Công trình này là cơ sở cho việc xây dựng một lý thuyết toán học theo chương trình Langland, chương trình toán học lớn nhằm thống nhất hình học và số học.
Với công trình này, giáo sư Châu là người Việt Nam đầu tiên được mời làm Báo cáo viên toàn thể tại Đại hội Toán học Thế giới năm 2010, diễn ra tại Hyderabad (Ấn Độ) dành cho những người dưới 40 tuổi. Tại Hyderabad, Ngô Bảo Châu sẽ là một trong những ứng cử viên hàng đầu cho giải thưởng Fields (tương đương với giải Nobel trong một số ngành khác).
Ngô Bảo Châu sinh năm 1972, tại Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp PTTH, anh được chọn sang học tại ĐH Tổng hợp Paris 6. Một năm sau đó, anh thi đỗ vào Ecole Normale Superiere, ĐH nổi tiếng nhất của Pháp. Anh bảo vệ luận án Tiến sĩ năm 1997, luận án Tiến sĩ khoa học năm 2003 tại Pháp. Năm 2004, ở tuổi 32, anh được nhận làm Giáo sư tại ĐH Tổng hợp Paris 11. Năm 2005, ở tuổi 33, Ngô Bảo Châu được đặc cách phong hàm Giáo sư tại Việt Nam và trở thành vị Giáo sư trẻ nhất của Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.
Giáo sư Ngô Bảo Châu là “ngôi sao sáng” trên bầu trời toán học thế giới.
5. Nhà khoa học Việt tỏa sáng tại Mỹ
Giáo sư Vicky Thảo D.Nguyễn là người Mỹ gốc Việt duy nhất trong danh sách 100 nhà khoa học trẻ được nhận giải thưởng của Tổng thống Mỹ Barack Obama trong năm 2009. Giải thưởng mang tên “Giải thưởng Tổng thống dành cho các nhà khoa học và kỹ sư khởi đầu sự nghiệp” là danh hiệu cao quí nhất mà Chính phủ Mỹ trao tặng cho các nhà khoa học và kỹ sư trẻ trong giai đoạn khởi đầu sự nghiệp nghiên cứu.
Giáo sư Thảo Nguyễn sinh năm 1976 tại Việt Nam trong một gia đình nhà giáo và tới Mỹ định cư năm 1986. Giáo sư Thảo Nguyễn chuyên nghiên cứu ngành cơ khí sinh học như độ bền và độ dẻo của các loại nhựa polymer, sự phát triển và hình thành của những tế bào sinh học cũng như tái tạo các mô. Cô tốt nghiệp bằng cử nhân tại Học viện Công nghệ Massachusets (MIT), bằng cao học và tiến sĩ tại Đại học Stanford và là nhà khoa học khảo cứu trong nhiều năm của phòng nghiên cứu Sandia National Laboratories ở miền Bắc California.
6. Giáo sư Việt được LHQ vinh danh
Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã trao giải thưởng Kalinga 2009 cho giáo sư Trịnh Xuân Thuận, một nhà vật lý thiên văn người Mỹ gốc Việt.
Kalinga là giải thưởng thường niên dành cho những người có công phổ biến kiến thức khoa học tới công chúng. Giáo sư Trịnh Xuân Thuận cùng chia sẻ giải thưởng Kalinga 2009 với giáo sư Yash Pal, một nhà khoa học Ấn Độ. UNESCO đã trao giải thưởng cho hai ông tại Diễn đàn khoa học thế giới ở thủ đô Budapest của Hungary hôm 5/11.
Liên Hiệp Quốc đánh giá: “Trịnh Xuân Thuận là nhà vật lý thiên văn nổi tiếng thế giới, người từng phát hiện thiên hà trẻ nhất vào năm 2004. Ông đã viết hơn 200 bài báo khoa học về các thiên hà và xuất bản nhiều cuốn sách. Trong số những tác phẩm của ông có một cuốn sách minh họa lịch sử của Vụ nổ lớn (Big Bang) khai sinh ra vũ trụ”.
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận sinh ra tại Hà Nội năm 1948. Ông bảo vệ luận án tiến sĩ tại ĐH Princeton rồi giảng dạy vật lý thiên văn tại ĐH Virginia từ năm 1976 tới nay. Ngoài ra, giáo sư Thuận còn làm việc cho Viện Vật lý thiên văn Paris và là một trong những người sáng lập Hiệp hội Khoa học và Tôn giáo quốc tế.
7. Luke Nguyen, “vô địch đầu bếp” tại Australia
Hội đồng thành phố Fairfield mới đây vinh danh đầu bếp Luke Nguyen là nhà vô địch (Local Champion) vì đã tích cực quảng bá cho vùng Cabramatta, một điểm đến đặc sắc và giàu văn hóa cho người dân Australia.
Nguyen mở nhà hàng Việt Nam mang tên Đèn lồng đỏ ở Surry Hills cùng anh rể Mark Jensen và chị gái Pauline. Nhà hàng tuy chỉ chứa được 50 thực khách nhưng đã đoạt giải “nhà hàng bán món ăn châu Á và Việt Nam ngon nhất Australia” 4 năm liền (từ 2006 đến 2009). Luke cũng trở thành thương gia trẻ tuổi gốc Việt thành công nhất châu Úc với giải “Restaurant and Catering Ethnic Business Award 2008″.
Không chỉ thành công ở “đất khách”, Luke Nguyen còn tích cực quảng bá cho văn hóa ẩm thực nơi quê cha đất tổ khi cho ra đời cuốn sách mới nhất, có tên Khúc hát Sapa: Câu chuyện và công thức nấu ăn từ Việt Nam, cùng với serie chương trình được quay tại Việt Nam của đài SBS.
Hiện, Nguyen thành lập một quỹ Đèn lồng nhỏ ở Việt Nam với mục đích dạy cho những trẻ em đường phố lòng hiếu khách và cho các em cơ hội học nấu ăn để kiếm sống.
8. Phó cảnh sát trưởng Phan S. Ngo
Đại úy gốc Việt Phan S. Ngo đã làm rạng danh cho cộng đồng ngươi Việt tại Mỹ khi trở thành một trong bốn phó cảnh sát trưởng của thành phố San Jose. Việc bổ nhiệm đại úy Phan được đánh giá là sự kiện mang tính lịch sử vì ông không chỉ là người Việt Nam đầu tiên trở thành phó cảnh sát trưởng ở San Jose mà còn là quan chức gốc Việt cao nhất trong một cơ quan cảnh sát chủ chốt của Mỹ.
Thị trưởng thành phố San Jose, Chuck Reed nhấn mạnh về giá trị của quyết định này khi phát biểu: “Tôi nghĩ rằng thật tuyệt khi có một người Mỹ gốc Việt làm việc bên mình và tôi hy vọng điều đó sẽ thúc đẩy một thế hệ người Việt trẻ tham gia vào ngành hành pháp của Mỹ”.
Còn cảnh sát trưởng Rob Davis khẳng định sự thông minh, nhiệt tình và tận tụy của đại úy Phan đã gây ấn tượng mạnh với ông. “Tôi chọn Phan vì lòng trung thành với tổ chức, với cộng đồng và với nhiệm vụ. Phan là hình mẫu lý tưởng mà chúng tôi đang cố gắng đạt tới”, Davis cho biết.
9. Sinh viên Việt được gặp Tổng thống Nga
Trần Nguyên Phan, sinh viên năm thứ 3 Học viện Tài chính Nga (FA), được chọn là một trong những thanh niên xuất sắc được gặp Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cuối tháng 12/2009. Phan đang theo học khoa quản trị tài chính, chuyên ngành tài chính tín dụng. Cha mẹ Phan đều là người Hà Nội và gắn bó nhiều năm với nước Nga.
Mặc dù là người nước ngoài, học cùng với các bạn Nga bằng tiếng Nga nhưng Phan không chịu thua kém các bạn cùng lớp. Ở lớp chuyên Toán-Lý, trường phổ thông số 2 của Mátxcơva, Phan luôn nằm trong tốp dẫn đầu. Thi vào Học viện Tài chính, em vẫn tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam.
Sau khi vượt qua hết các vòng thi kiểm tra chỉ số thông minh, khả năng giải quyết tình huống, năng khiếu hùng biện, tài lãnh đạo và thu hút nhân tâm, Phan cùng với 19 sinh viên khác đã đoạt được học bổng Potanin trong năm học 2009-2010. Phan là người Việt Nam đầu tiên giành được suất học bổng này.
10. “Ngôi sao” Việt trên bầu trời âm nhạc Hungary
Cô ca sĩ tuổi teen Nguyễn Thanh Hiền đã trở thành một “hiện tượng âm nhạc” khi lọt vào chung kết cuộc thi tìm kiếm tài năng âm nhạc Hungary và trở thành “con cưng” của hãng ghi âm Tom-tom Records.
Tên tuổi của Hiền bắt đầu nổi lên trong ngành giải trí Hungary khi cô lọt vào top 15 thí sinh trong cuộc thi tìm kiếm tài năng âm nhạc Megasztár vào năm 2008. Sau khi kết thúc cuộc thi ở vị trí thứ 6, Hiền được hãng ghi âm Tom-tom Records chiêu mộ. Cô đã ra một album có tên Játék az egész hồi tháng 11/2009.
Video âm nhạc đầu tay của Hiền đã thu hút hơn 1,4 triệu lượt xem trên mạng YouTube và có tới hơn 3.300 lời bình luận. Bài hát này cũng leo lên tới vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng VIVA ở Hungary.
Hiền sinh năm 1994, xuất thân trong một gia đình người Việt nhập cư ở Hungary. Khi còn nhỏ cô rất đam mê âm nhạc và theo học đàn violon, piano và thanh nhạc. Cô từng chơi vĩ cầm cho dàn nhạc thiếu niên của thành phố Sopron. Mới 16 tuổi, Nguyễn Thanh Hiền hiện là học sinh trường phổ thông trung học Szechényi, Sopron (Hungary). Cô học rất giỏi và sử dụng thành thạo ba ngoại ngữ: Hung, Việt, Anh.
1. Từ trẻ mồ côi gốc Việt thành Bộ trưởng Y tế Đức
Tháng 10/2009, Philipp Roesler đã trở thành người gốc Á đầu tiên giữ chức bộ trưởng của Đức. Ông Roesler sinh vào tháng 2/1973 tại Khánh Hòa, miền Nam Việt Nam. Ông sống trong một trại trẻ mồ côi Công giáo cho đến khi một cặp vợ chồng người Đức nhận nuôi ông qua một tổ chức cứu trợ trẻ em. Ông sang Đức khi mới 9 tháng tuổi.
Ông từng học ngành y và trở thành bác sĩ phẫu thuật, rồi làm việc cho quân đội Đức và gia nhập đảng Dân chủ Tự do (FDP) năm 1992. Là ngôi sao mới nổi trong Đảng, vị bác sĩ phẫu thuật tim và lồng ngực này được bầu làm lãnh đạo Đảng ở bang Lower Saxony năm 2005. Một năm sau, ông trở thành Bộ trưởng kinh tế, lao động, giao thông của bang và giữ vị trí phó cho Thủ hiến bang Lower Saxony. Được Thủ tướng Angela Merkel tín nhiệm, Philipp Roesler đã trở thành thành viên nội các gốc Việt đầu tiên của Đức hôm 24/10/2009.
Philipp Roesler tỏa sáng trên chính trường Đức.
2. Jacqueline Nguyen, thẩm phán liên bang Mỹ
Ngày 1/12/2009, Thượng viện Mỹ chính thức bổ nhiệm Jacqueline Nguyen, Thẩm phán Tòa thượng thẩm Los Angeles (Mỹ) làm Thẩm phán liên bang khu vực Trung California. Như vậy, bà Nguyen trở thành nữ thẩm phán liên bang gốc Việt đầu tiên, là nữ thẩm phán châu Á - Thái Bình Dương thứ ba trong lịch sử nước Mỹ.
Jacqueline Nguyen được chính Tổng thống Barack Obama đề cử vào chức vụ mới này hồi tháng 7 và nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của các thành viên trong Thượng viện. “Bà Nguyen là một thẩm phán vượt qua được quá trình thử thách với hàng loạt thành tích trên cương vị thẩm phán cũng như công tố viên liên bang”, Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein, nói.
Bà Nguyen tên thật là Nguyễn Thị Hồng Ngọc, sinh ra tại Đà Lạt. Khi lên 10 tuổi, bà cùng gia đình qua định cư tại Los Angeles, Mỹ. Bà từng trải qua một tuổi thơ cơ cực khi hằng ngày phải phụ mẹ lau chùi các phòng nha khoa và bán hàng tại cửa hàng bánh rán của gia đình ở North Hollywood vào dịp cuối tuần.
3. Thầy thuốc Công huân Việt Nam tại Odessa
Tháng 1 vừa qua, tiến sĩ Nguyễn Văn Khanh đã được Tổng thống Ukraine trao tặng danh hiệu Thầy thuốc công huân, danh hiệu cao quý nhất của ngành Y khoa nước này. Sự kiện tiến sĩ Khanh là người Việt Nam đầu tiên được vinh danh trong Lễ tôn vinh cao quý của Nhà nước Ukraine được báo chí, truyền hình nước này đưa tin rộng rãi và điều này đã làm thay đổi quan điểm và cái nhìn của người dân bản xứ về người nhập cư, trong đó có người Việt Nam, vốn chỉ được biết đến là những người kinh doanh, buôn bán nhỏ.
Ông Nguyễn Văn Khanh được trao danh hiệu này nhờ chính năng lực và kết quả làm việc trong suốt 25 năm cống hiến cho ngành Y của Ukraine, từ sau khi tốt nghiệp ĐH Y khoa Odessa. Ông Khanh đã đề nghị thực hiện một cơ chế để tiết kiệm tiền của cho nhà nước, tạo ra một khác biệt lớn giữa Viện Lao Odessa với viện lao ở các tỉnh khác.
Bên cạnh những đóng góp trong ngành y, ông Nguyễn Văn Khanh còn được biết đến là một trong những người đầu tiên đặt nền móng sáng lập Hội đồng hương, tiền thân của Hội người Việt Nam ngày nay ở tỉnh Odessa.
4. “Hiện tượng Ngô Bảo Châu” trong làng toán thế giới
Tạp chí Time của Mỹ đã xếp công trình toán học “Bổ đề cơ bản” của GS Ngô Bảo Châu ở vị trí thứ 7 trong số 10 khám phá khoa học nổi bật năm 2009. Công trình này là cơ sở cho việc xây dựng một lý thuyết toán học theo chương trình Langland, chương trình toán học lớn nhằm thống nhất hình học và số học.
Với công trình này, giáo sư Châu là người Việt Nam đầu tiên được mời làm Báo cáo viên toàn thể tại Đại hội Toán học Thế giới năm 2010, diễn ra tại Hyderabad (Ấn Độ) dành cho những người dưới 40 tuổi. Tại Hyderabad, Ngô Bảo Châu sẽ là một trong những ứng cử viên hàng đầu cho giải thưởng Fields (tương đương với giải Nobel trong một số ngành khác).
Ngô Bảo Châu sinh năm 1972, tại Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp PTTH, anh được chọn sang học tại ĐH Tổng hợp Paris 6. Một năm sau đó, anh thi đỗ vào Ecole Normale Superiere, ĐH nổi tiếng nhất của Pháp. Anh bảo vệ luận án Tiến sĩ năm 1997, luận án Tiến sĩ khoa học năm 2003 tại Pháp. Năm 2004, ở tuổi 32, anh được nhận làm Giáo sư tại ĐH Tổng hợp Paris 11. Năm 2005, ở tuổi 33, Ngô Bảo Châu được đặc cách phong hàm Giáo sư tại Việt Nam và trở thành vị Giáo sư trẻ nhất của Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.
Giáo sư Ngô Bảo Châu là “ngôi sao sáng” trên bầu trời toán học thế giới.
5. Nhà khoa học Việt tỏa sáng tại Mỹ
Giáo sư Vicky Thảo D.Nguyễn là người Mỹ gốc Việt duy nhất trong danh sách 100 nhà khoa học trẻ được nhận giải thưởng của Tổng thống Mỹ Barack Obama trong năm 2009. Giải thưởng mang tên “Giải thưởng Tổng thống dành cho các nhà khoa học và kỹ sư khởi đầu sự nghiệp” là danh hiệu cao quí nhất mà Chính phủ Mỹ trao tặng cho các nhà khoa học và kỹ sư trẻ trong giai đoạn khởi đầu sự nghiệp nghiên cứu.
Giáo sư Thảo Nguyễn sinh năm 1976 tại Việt Nam trong một gia đình nhà giáo và tới Mỹ định cư năm 1986. Giáo sư Thảo Nguyễn chuyên nghiên cứu ngành cơ khí sinh học như độ bền và độ dẻo của các loại nhựa polymer, sự phát triển và hình thành của những tế bào sinh học cũng như tái tạo các mô. Cô tốt nghiệp bằng cử nhân tại Học viện Công nghệ Massachusets (MIT), bằng cao học và tiến sĩ tại Đại học Stanford và là nhà khoa học khảo cứu trong nhiều năm của phòng nghiên cứu Sandia National Laboratories ở miền Bắc California.
6. Giáo sư Việt được LHQ vinh danh
Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã trao giải thưởng Kalinga 2009 cho giáo sư Trịnh Xuân Thuận, một nhà vật lý thiên văn người Mỹ gốc Việt.
Kalinga là giải thưởng thường niên dành cho những người có công phổ biến kiến thức khoa học tới công chúng. Giáo sư Trịnh Xuân Thuận cùng chia sẻ giải thưởng Kalinga 2009 với giáo sư Yash Pal, một nhà khoa học Ấn Độ. UNESCO đã trao giải thưởng cho hai ông tại Diễn đàn khoa học thế giới ở thủ đô Budapest của Hungary hôm 5/11.
Liên Hiệp Quốc đánh giá: “Trịnh Xuân Thuận là nhà vật lý thiên văn nổi tiếng thế giới, người từng phát hiện thiên hà trẻ nhất vào năm 2004. Ông đã viết hơn 200 bài báo khoa học về các thiên hà và xuất bản nhiều cuốn sách. Trong số những tác phẩm của ông có một cuốn sách minh họa lịch sử của Vụ nổ lớn (Big Bang) khai sinh ra vũ trụ”.
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận sinh ra tại Hà Nội năm 1948. Ông bảo vệ luận án tiến sĩ tại ĐH Princeton rồi giảng dạy vật lý thiên văn tại ĐH Virginia từ năm 1976 tới nay. Ngoài ra, giáo sư Thuận còn làm việc cho Viện Vật lý thiên văn Paris và là một trong những người sáng lập Hiệp hội Khoa học và Tôn giáo quốc tế.
7. Luke Nguyen, “vô địch đầu bếp” tại Australia
Hội đồng thành phố Fairfield mới đây vinh danh đầu bếp Luke Nguyen là nhà vô địch (Local Champion) vì đã tích cực quảng bá cho vùng Cabramatta, một điểm đến đặc sắc và giàu văn hóa cho người dân Australia.
Nguyen mở nhà hàng Việt Nam mang tên Đèn lồng đỏ ở Surry Hills cùng anh rể Mark Jensen và chị gái Pauline. Nhà hàng tuy chỉ chứa được 50 thực khách nhưng đã đoạt giải “nhà hàng bán món ăn châu Á và Việt Nam ngon nhất Australia” 4 năm liền (từ 2006 đến 2009). Luke cũng trở thành thương gia trẻ tuổi gốc Việt thành công nhất châu Úc với giải “Restaurant and Catering Ethnic Business Award 2008″.
Không chỉ thành công ở “đất khách”, Luke Nguyen còn tích cực quảng bá cho văn hóa ẩm thực nơi quê cha đất tổ khi cho ra đời cuốn sách mới nhất, có tên Khúc hát Sapa: Câu chuyện và công thức nấu ăn từ Việt Nam, cùng với serie chương trình được quay tại Việt Nam của đài SBS.
Hiện, Nguyen thành lập một quỹ Đèn lồng nhỏ ở Việt Nam với mục đích dạy cho những trẻ em đường phố lòng hiếu khách và cho các em cơ hội học nấu ăn để kiếm sống.
Các món ăn của Luke Nguyen được yêu thích tại “đất nước chuột túi”.
8. Phó cảnh sát trưởng Phan S. Ngo
Đại úy gốc Việt Phan S. Ngo đã làm rạng danh cho cộng đồng ngươi Việt tại Mỹ khi trở thành một trong bốn phó cảnh sát trưởng của thành phố San Jose. Việc bổ nhiệm đại úy Phan được đánh giá là sự kiện mang tính lịch sử vì ông không chỉ là người Việt Nam đầu tiên trở thành phó cảnh sát trưởng ở San Jose mà còn là quan chức gốc Việt cao nhất trong một cơ quan cảnh sát chủ chốt của Mỹ.
Thị trưởng thành phố San Jose, Chuck Reed nhấn mạnh về giá trị của quyết định này khi phát biểu: “Tôi nghĩ rằng thật tuyệt khi có một người Mỹ gốc Việt làm việc bên mình và tôi hy vọng điều đó sẽ thúc đẩy một thế hệ người Việt trẻ tham gia vào ngành hành pháp của Mỹ”.
Còn cảnh sát trưởng Rob Davis khẳng định sự thông minh, nhiệt tình và tận tụy của đại úy Phan đã gây ấn tượng mạnh với ông. “Tôi chọn Phan vì lòng trung thành với tổ chức, với cộng đồng và với nhiệm vụ. Phan là hình mẫu lý tưởng mà chúng tôi đang cố gắng đạt tới”, Davis cho biết.
9. Sinh viên Việt được gặp Tổng thống Nga
Trần Nguyên Phan, sinh viên năm thứ 3 Học viện Tài chính Nga (FA), được chọn là một trong những thanh niên xuất sắc được gặp Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cuối tháng 12/2009. Phan đang theo học khoa quản trị tài chính, chuyên ngành tài chính tín dụng. Cha mẹ Phan đều là người Hà Nội và gắn bó nhiều năm với nước Nga.
Mặc dù là người nước ngoài, học cùng với các bạn Nga bằng tiếng Nga nhưng Phan không chịu thua kém các bạn cùng lớp. Ở lớp chuyên Toán-Lý, trường phổ thông số 2 của Mátxcơva, Phan luôn nằm trong tốp dẫn đầu. Thi vào Học viện Tài chính, em vẫn tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam.
Sau khi vượt qua hết các vòng thi kiểm tra chỉ số thông minh, khả năng giải quyết tình huống, năng khiếu hùng biện, tài lãnh đạo và thu hút nhân tâm, Phan cùng với 19 sinh viên khác đã đoạt được học bổng Potanin trong năm học 2009-2010. Phan là người Việt Nam đầu tiên giành được suất học bổng này.
Nguyễn Thanh Hiền rạng rỡ tại studio ghi hình cho album đầu tay.
10. “Ngôi sao” Việt trên bầu trời âm nhạc Hungary
Cô ca sĩ tuổi teen Nguyễn Thanh Hiền đã trở thành một “hiện tượng âm nhạc” khi lọt vào chung kết cuộc thi tìm kiếm tài năng âm nhạc Hungary và trở thành “con cưng” của hãng ghi âm Tom-tom Records.
Tên tuổi của Hiền bắt đầu nổi lên trong ngành giải trí Hungary khi cô lọt vào top 15 thí sinh trong cuộc thi tìm kiếm tài năng âm nhạc Megasztár vào năm 2008. Sau khi kết thúc cuộc thi ở vị trí thứ 6, Hiền được hãng ghi âm Tom-tom Records chiêu mộ. Cô đã ra một album có tên Játék az egész hồi tháng 11/2009.
Video âm nhạc đầu tay của Hiền đã thu hút hơn 1,4 triệu lượt xem trên mạng YouTube và có tới hơn 3.300 lời bình luận. Bài hát này cũng leo lên tới vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng VIVA ở Hungary.
Hiền sinh năm 1994, xuất thân trong một gia đình người Việt nhập cư ở Hungary. Khi còn nhỏ cô rất đam mê âm nhạc và theo học đàn violon, piano và thanh nhạc. Cô từng chơi vĩ cầm cho dàn nhạc thiếu niên của thành phố Sopron. Mới 16 tuổi, Nguyễn Thanh Hiền hiện là học sinh trường phổ thông trung học Szechényi, Sopron (Hungary). Cô học rất giỏi và sử dụng thành thạo ba ngoại ngữ: Hung, Việt, Anh.
Theo www.baodatviet.vn