1 số đề olympic 30/4 lớp 10

  • Thread starter Thread starter Molti
  • Ngày gửi Ngày gửi

Molti

New member
Xu
0
em lập topic để post 1 số đề olympic 10 .. anh chị nào có thì đóng góp post vào đây nhé :big_smile::big_smile:


NỘI DUNG VÀ QUY CÁCH RA ĐỀ THI
KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30- 4 LẦN THỨ XV
TỔ CHỨC TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Môn: Hóa – Khối: 10

-----  -----​

I. NỘI DUNG:
Dựa trên nội dung chương trình chuyên Hóa khối 10 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành 2006 cùng một số chuyên đề nâng cao như sau:

Chương I: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
1. Thành phần cấu tạo nguyên tử
2. Hạt nhân nguyên tử
Độ hụt khối. Năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản ứng hạt nhân. Động học quá trình phân rã phóng xạ.
3. Vỏ nguyên tử
Obitan nguyên tử. Năng lượng electron. Cấu hình electron nguyên tử và ion. Ý nghĩa 4 số lượng tử. Đặc điểm lớp electron ngoài cùng

Chương II:
BẢNG TUẦN HOÀN VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
1. Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (Số thứ tự, chu kì, nhóm nguyên tố, khối nguyên tố) liên hệ với cấu hình electron nguyên tử.
2. Định luật tuần hoàn. Sự biến thiên cấu hình electron nguyên tử, một số đại lượng vật lí, tính chất các nguyên tố, thành phần và tính chất của các hợp chất.

Chương III: LIÊN KẾT HÓA HỌC
1. Đại cương về liên kết hóa học (liên kết cộng hóa trị, ion, kim loại).
2. Cấu tạo và dạng hình học phân tử : thuyết VB, thuyết VSERP, thuyết lai hóa.
3. Liên kết hidro. Tương tác Van der Waals. Sự phân cực của phân tử.
4. Mạng lưới tinh thể ion, phân tử, nguyên tử, kim loại. Cách xác định số đơn vị cấu trúc trong một ô mạng cơ bản, độ đặc khít.

Chương IV: PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ
1. Số oxi hóa: định nghĩa, quy tắc xác định số oxi hóa của nguyên tố, ý nghĩa.
2. Phản ứng oxi hóa khử: khái niệm, phân loại, một số phương pháp cân bằng và bổ túc các dạng phản ứng oxi hóa khử quan trọng.
3. Điện hóa học: pin điện, thế điện cực chuẩn, sức điện động, phương trình Nernst, quan hệ giữa ΔG và sức điện động, phản ứng điện phân.

Chương IV: LÝ THUYẾT VỀ PHẢN ỨNG HÓA HỌC
1. Khái niệm nhiệt trong hóa học: nhiệt phản ứng, nhiệt tạo thành, thiêu nhiệt, nhiệt hòa tan. Định luật Hess và các hệ quả. Tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng.
2. Chiều và giới hạn tự diễn biến của các quá trình.
Các khái niệm : biến thiên entanpi ΔH, biến thiên entropi ΔS và biến thiên thế đẳng áp ΔG. Mối liên hệ giữa các đại lượng trên.
Năng lượng tự do ΔG và cân bằng hóa học.
3. Tốc độ phản ứng hóa học: khái niệm, các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học. Động học phản ứng bậc nhất và bậc hai. Phương trình Arrhenius. Động học và cơ chế phản ứng.
4. Cân bằng hóa học: Phản ứng thuận nghịch. Cân bằng hóa học. Hằng số cân bằng. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng. Sự chuyển dời cân bằng.

Chương V: SỰ ĐIỆN LI VÀ PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION
1. Khái niệm về dung dịch. Sự hòa tan. Độ tan.
2. Sự điện li. Chất điện li. Độ điện li. Hằng số điện li. Định luật bảo toàn nồng độ.
3. Axit – bazơ – muối : định nghĩa, phân loại, danh pháp, tính chất chung, tính axit – bazơ của các ion. Phản ứng trao đổi ion.
4. Tích số ion của nước, ý nghĩa. Dung dịch axit – bazơ. pH và chất chỉ thị axit – bazơ. Chuẩn độ axit – bazơ.
5. Cân bằng trong dung dịch các hệ: axit – bazơ, dị thể.
6. Độ tan, tích số tan, kết tủa hoàn toàn, kết tủa một phần
7. Tạo phức và các hệ phức tạp. (khoi 11)

Chương VII: NHÓM HALOGEN
1. Khái quát về nhóm Halogen.
2. Clo – Axit clohidric – Muối clorua – Một số hợp chất chứa oxi của clo
3. Flo – Brom – Iot.

Chương VIII: NHÓM OXI – LƯU HUỲNH
1. Khái quát về nhóm VIA
2. Oxi, ozon , nước, hidropeoxit.
3. Lưu huỳnh, hidro sunfua, các oxit của lưu huỳnh, axit sunfuric, muối sunfat.
----------
 
Sở Giáo Dục & Ðào Tạo
TP. HỒ CHÍ MINH
Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong
KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/4
LẦN X - NĂM 2004
MÔN HÓA HỌC KHỐI 10
Thời gian làm bài: 180 phút​
Câu 1.
a) Tìm số hạt  và  được phóng ra từ họ phóng xạ thành nguyên tố X. Biết rằng nguyên tử của nguyên tố X có electron cuối cùng được đặc trưng bằng 4 số lượng tử n = 6, ℓ = 1, m = 0, ; tỉ lệ giữa hạt không mang điện và hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử X là 1,5122.
b) Hãy cho biết dạng hình học của SO[SUB]2[/SUB] và CO[SUB]2.[/SUB] Từ đó so sánh nhiệt độ sôi và độ hòa tan trong nước của chúng.
Câu 2.
Cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron.
a) C + O[SUB]2 [/SUB] CO + CO[SUB]2[/SUB]
b) CrI[SUB]3[/SUB] + Cl[SUB]2[/SUB] + KOH K[SUB]2[/SUB]CrO[SUB]4[/SUB] + KIO[SUB]4[/SUB] + KCl + H[SUB]2[/SUB]O
c) CuFeS[SUB]2[/SUB] + O[SUB]2[/SUB] Cu2S + SO[SUB]2[/SUB] + Fe[SUB]2[/SUB]O[SUB]3[/SUB]
d) NaIO[SUB]x [/SUB]+ SO[SUB]2[/SUB] + H[SUB]2[/SUB]O I[SUB]2[/SUB] + Na[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] + H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB]
e) KClO[SUB]4[/SUB] + C KCl + CO
Câu 3.
Xét phản ứng
Vận tốc của phản ứng đo ở 250C có giá trị theo bảng sau:
Thí nghiệm [I-] (M)

Vận tốc (mol.l-1. s-1
1 0,010 0,10 0,010 0,60
2 0,040 0,10 0,010 2,40
3 0,010 0,30 0,010 5,40
5 0,010 0,10 0,020 2,40
a) Lập biểu thức tính vận tốc của phản ứng.
b) Tính hằng số vận tốc của phản ứng và xác định đơn vị của hằng số tốc độ đó.
c) Năng lượng hoạt hóa của phản ứng E = 84 kJ.mol[SUB2]-1[/SUB2] ở 250C. Tốc độ phản ứng thay đối như thế nào nếu năng lượng hoạt hóa giảm đi 10 kJ.mol[SUB2]-1[/SUB2].


Câu 4.
Cation kim loại M3+ có tính axit với hằng số điện li axit nấc thứ nhất là 5.10[SUB2]-3[/SUB2]. Tích số tan của hidroxit M(OH)[SUB]3[/SUB] là 10[SUB2]-37[/SUB2]. Bỏ qua nấc điện li axit thứ hai và thứ ba của M3+.
a) Hãy tính pH của dung dịch M(NO[SUB]3[/SUB])[SUB]3[/SUB] 0,01M
b) Tính pH và nồng độ mol của muối M(NO[SUB]3[/SUB])[SUB]3[/SUB] để bắt đầu xuất hiện kết tủa M(OH)[SUB]3[/SUB].
Câu 5.
NOCl bị phân hủy theo phản ứng: 2NOCl (k)  2NO(k) + Cl[SUB]2 [/SUB](k)
Lúc đầu chỉ có NOCl. Khi cân bằng ở 5000K có 27% NOCl bị phân hủy và áp suất tổng cộng của hệ 1 atm. Hãy tính ở 5000K:
a) Kp và G0 của phản ứng.
b) Áp suất riêng phần của từng chất trong phản ứng khi cân bằng.
c) Nếu hạ áp suất hệ xuống dưới 1 atm thì sự phân hủy NOCl tăng hay giảm? Vì sao?
Câu 6.
Hỗn hợp X gồm Al và kim loại M, trong đó số mol của M lớn hơn số mol của Al. Hòa tan hoàn toàn 1,08 gam hỗn hợp X bằng 100 ml dung dịch HCl thu được 1,176 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Khi cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 17,9375 gam kết tủa.
a) Tính nồng độ mol / l của dung dịch HCl đã dùng, biết M có hóa trị II trong muối tạo thành.
b) Xác định M và phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
 
KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/4
LẦN THỨ XIII TẠI THÀNH PHỐ HUẾ

ĐỀ THI MÔN HÓA 10
Thời gian làm bài 180 phút
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu I :
I.1 X thuộc chu kỳ 4, Y thuộc chu kỳ 2 của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Ii là năng lượng ion hoá thứ i của một nguyên tử. Thực nghiệm cho biết tỉ số Ik+1/ Ik của X và Y như sau:
X 1,94 4,31 1,31 1,26 1,30
Y 2,17 1,96 1,35 6,08 1,25

Lập luận để xác định X và Y.
I.2 Phân tử CuCl kết tinh dưới dạng lập phương mặt tâm.
2.1 Hãy biểu diễn ô mạng cơ sở của tinh thể này.
2.2 Tính số ion Cu[SUB2]+[/SUB2] và Cl[SUB2]-[/SUB2] rồi suy ra số phân tử CuCl chứa trong ô mạng cơ sở.
2.3 Xác định bán kính ion của Cu[SUB2]+[/SUB2].
Cho dCuCl = 4,316 g/cm3; r Cl[SUB2]-[/SUB2]= 1,84Ao; Cu = 63,5; Cl = 35,5. Biết N= 6,023.1023.
I.3 Urani phân rã phóng xạ thành radi theo chuỗi sau :
Th Pa U Th Ra
Viết đầy đủ các phản ứng của chuỗi trên.

Câu II:
II.1
Trong bình chân không dung tích 500cm3 chứa m gam HgO rắn. Đun nóng bình đến 5000C xảy ra phản ứng:
2HgO(r)  2Hg(k) + O[SUB]2[/SUB](k)
Áp suất khi cân bằng là 4 atm
1.1 Tính KP của phản ứng
1.2 Tính khối lượng nhỏ nhất của thuỷ ngân oxit cần lấy để tiến hành thí nghiệm này.
Cho Hg = 200.
II.2 Đốt cháy etan ( C[SUB]2[/SUB]H[SUB]6[/SUB] ) thu sản phẩm là khí CO[SUB]2[/SUB] và H[SUB]2[/SUB]O ( lỏng ) ở 25°C.
2.1 Viết phương trình nhiệt hoá học của phản ứng xảy ra. Hãy xác định nhiệt hình thành etan và năng lượng liên kết C=O. Biết khi đốt cháy 1 mol etan toả ra lượng nhiệt là 1560,5KJ. Và :



∆Hht ( KJ.mol-1) Liên kết Năng lượng liên kết ( KJ.mol-1 )
CO[SUB]2[/SUB] -393,5 C–C 347
H[SUB]2[/SUB]O (l) -285,8 H–C 413
O[SUB]2[/SUB] 0 H–O 464
O=O 495

2.2 Phản ứng có ∆G° = -1467,5 ( KJ.mol[SUB2]-1[/SUB2]). Hãy tính độ biến thiên entropi của phản ứng đã cho theo đơn vị J.mol[SUB2]-1[/SUB2].K[SUB2]-1[/SUB2].
Câu III:
III.1 Thêm 1 ml dung dịch 0,10 M vào 1ml dung dịch 0,01 M và 1M. Có màu đỏ của phức hay không? Biết rằng màu chỉ xuất hiện khi và dung dịch được axit hóa đủ để sự tạo phức hidroxo của Fe (III) xảy ra không đáng kể. Cho ; ( là hằng số bền).
III.2 Đánh giá thành phần cân bằng trong hỗn hợp gồm 1,0.10[SUB2]-3[/SUB2] M; 1,0 M và Cu bột. Cho ; ;
(ở 250C)

Câu IV:
IV.1 Biết thế oxi hóa khử tiêu chuẩn:
E[SUB]0[/SUB] Cu[SUB2]2+[/SUB2]/Cu[SUB2]+[/SUB2] = +0,16 V E0 Fe[SUB2]3+[/SUB2]/Fe[SUB2]2+[/SUB2] = +0,77 V E0 Ag[SUB2]+[/SUB2]/Ag = +0,8 V
E[SUB]0[/SUB] Cu[SUB2]+[/SUB2]/Cu = +0,52 V E0 Fe[SUB2]2+[/SUB2]/Fe = -0,44 V E0 I2/2I- = +0,54 V
Hãy cho biết hiện tượng gì xảy ra trong các trường hợp sau:
1.1 Cho bột sắt vào dung dịch sắt (III) sunfat
1.2 Cho bột đồng vào dung dịch đồng (II) sunfat
1.3 Cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch sắt (II) nitrat
1.4 Cho dung dịch sắt (III) nitrat vào dung dịch kali iotua
IV.2 Hoà tan 7,82 gam XNO[SUB]3 [/SUB]vào nước thu được dung dịch A. Điện phân dung dịch A với điện cực trơ
- Nếu thời gian điện phân là t giây thì thu được kim loại tại catot và 0,1792 lít khí (đktc) tại anot
- Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì thu được 0,56 lít khí (đktc)
Xác định X và tính thời gian t biết I = 1,93 A.
Câu V:
V.1 Đốt cháy hoàn toàn 4,4g sunfua của kim loại M (công thức MS) trong oxi dư. Chất rắn sau phản ứng đem hoà tan trong 1 lượng vừa đủ dung dịch HNO3 37,8% thấy nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch thu được là 41,72%. Khi làm lạnh dung dịch này thì thoát ra 8,08g muối rắn. Lọc tách muối rắn thấy nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch là 34,7%. Xác định công thức muối rắn.
V.2 Viết các phương trình phản ứng xảy ra:
2.1 Ion I[SUB2]-[/SUB2] trong KI bị oxi hoá thành I[SUB]2[/SUB] bởi FeCl[SUB]3[/SUB], O[SUB]3[/SUB]; còn I[SUB]2[/SUB] oxi hoá được Na[SUB]2[/SUB]S[SUB]2[/SUB]O[SUB]3[/SUB].
2.2 Ion Br[SUB2]-[/SUB2] bị oxi hoá bởi H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB]đặc, BrO[SUB]3[/SUB][SUB2]-[/SUB2](môi trường axit); còn Br[SUB]2[/SUB] lại oxi hoá được P thành axit tương ứng.
2.3 H[SUB]2[/SUB]O[SUB]2[/SUB] bị khử NaCrO[SUB]2[/SUB](trong môi trường bazơ) và bị oxi hoá trong dung dịch KMnO4(trong môi trường axit).
Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn.
---------- Hết ----------
 
e hèm.sao hok đăng bài giải cho ng` ta dễ tham wan lun hả?Tín d...hehe

Đáp án đề 2004 ở trên thì lật quyển olympic 04 ra coi nhé
còn đề Huế thì down file dưới
Vài bữa mà lọt đội tuyển rồi cho luôn cái đề Ams với đề ĐB SCL .. ok girl !!:baffle:
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top