small star
Moderator
- Xu
- 94
TT - Mới ngày nào cô giáo bí thư Đoàn năng động của Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận 4 còn ân cần làm từng chiếc bánh trung thu phát cho học sinh nghèo. Vậy mà giờ căn bệnh ung thư máu đang gặm nhấm sự sống tính từng ngày của cô.
Chiều qua sức khỏe của cô yếu hẳn phải chuyển qua phòng chăm sóc đặc biệt. Cô giáo trẻ gầy gò bíu lấy đôi vai chồng mà nước mắt giàn giụa.
Một cô giáo và cán bộ Đoàn tận tụy
Hôm cô không đến lớp, viên phấn trắng lạnh khô nơi góc bảng. Thầy Triệu Quang Thanh - bí thư chi đoàn giáo viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận 4, TP.HCM - bảo: “Cô Hân là người học sinh rất quý mến và là một bí thư Đoàn nhiệt tình, năng nổ. Ngày cô về trường chưa có chi đoàn giáo viên nên cô đề xuất thành lập chi đoàn. Rồi cô tận tình hướng dẫn các em từng điệu múa, lời ca để tham gia các phong trào cấp quận, thành phố. Bây giờ góc truyền thống Đoàn treo đầy bằng khen, giấy khen, trong đó có phần đóng góp rất lớn của cô”.
Thầy Thanh kể: học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên nghèo lắm. Cứ trung thu là cô lại tự mua nguyên vật liệu, rồi thức đêm thức hôm làm bánh mang đến trường phát mỗi em một cái. Giờ cô bỗng nhiên đổ bệnh, học sinh trong trường cũng như các em đã tốt nghiệp đều tìm đến thăm cô. “Cô bệnh nặng, tôi làm bí thư thay cô mới hiểu hết được tình cảm mà cô dành cho lớp, cho trường” - thầy nói.
Biết mình bệnh nặng, hôm trước Hân cầm tay chồng dặn: “Chi phí chữa trị cho em lớn lắm, nhà mình không có tiền đâu mà lo. Anh đừng gắng nữa. Xin bệnh viện đưa em về nhà để em được gần các con ngày nào hay ngày đó. Nếu em phải đi sớm anh gắng nuôi các con”. Rồi cô quay qua phía thầy Thanh - đến thăm cô - nói trong nước mắt: “Em hãy giúp chị cùng anh lo cho các cháu. Các cháu còn nhỏ quá, chị không đành lòng...”.
Con thơ đòi mẹ
Đêm. Tiếng ầu ơ của bà ngân vọng trong căn nhà nhỏ rồi lịm vào đêm tối. Cháu bé ngon giấc bên góc nhà, nơi loang lổ những vết vôi cũ. Thời gian trôi nặng trong đêm vắng tĩnh mịch. Đã hơn hai tháng cô giáo Nguyễn Thanh Kim Ngọc Hân nằm điều trị ở Bệnh viện Truyền máu và huyết học (TP.HCM), ba đứa con thơ trông cậy vào bà ngoại.
Nhiều hôm cháu nhỏ khát sữa khóc gắt mà bà không cầm được nước mắt. Sau khi cô được phát hiện bệnh ung thư, bác sĩ yêu cầu phải cắt sữa nên cháu nhỏ đang tuổi bú mẹ khóc suốt.
Căn bệnh ung thư máu đã khiến cô tiều tụy hẳn đi. Da mặt tái nhợt, đầu rụng hết tóc và hơi thở nặng nhọc. Nằm trên gường bệnh, nhớ con cô giáo Hân cứ đòi chồng xem ảnh trong điện thoại.
Mỗi lần nhìn ba đứa con nhỏ, Hân chỉ biết cắn chặt môi. Chiều qua, ông ngoại đến trường đón cháu sớm để chở các cháu vào viện thăm mẹ. Ba cháu nhỏ ngồi ôm chặt lấy ông, rồi ngước mắt lên hỏi dồn: “Ông ơi! Sao mẹ không về với con? Ông ơi con nhớ mẹ quá!”. Ông ngoại mím chặt môi.
Căn phòng cách ly lạnh lẽo. Bác sĩ bảo không thể gặp mẹ Hân lúc này. Hai đứa con thơ chạy ùa đến tấm cửa kính phía sau phòng cách ly đặc biệt. “Hân ơi! Con gắng bước ra đây đi, gắng bước lại gần tấm cửa kính này đi con! Gắng đi cho các con nhìn thấy mẹ. Gắng đi con!” - ông ngoại nói nghẹn ngào.
Hân ngẩng đầu lên, nhưng vừa nhìn thấy ba đứa con nước mắt đã giàn giụa. “Ma ma ơi, con hát cho ma ma nghe nha: ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh. Con là cây nến hồng. Ba ngọn nến lung linh...” - bé Nhất Huy (6 tuổi) nhìn mẹ qua tấm cửa kính hát câu được câu mất. Nhật Tú (4 tuổi) cũng giành lấy điện thoại: “Mẹ thương con vì con giống ba. Cả nhà ta đều thương yêu nhau, xa là nhớ gặp nhau là cười...”.
Rồi đến bé Đăng Khôi vừa tròn 10 tháng tuổi nữa, nó mừng rỡ khi gặp mẹ nên miệng cứ lắp bắp bi bô, tay lúc lắc gọi mẹ. Ông ngoại lau vội giọt nước mắt nhìn con rồi căn dặn: “Con phải nghe ba để gắng sức, đừng quỵ xuống lúc này...”. Hân áp qua tấm kính hôn con. Anh Nguyễn Hữu Phùng nhìn vợ, không nói nên lời.
Buổi chiều ảm đạm trong căn nhà nhỏ, bốn cha con ngồi quanh mâm cơm đạm bạc ngày vắng mẹ. Từ ngày vợ đổ bệnh, anh Phùng, nhân viên đọc số đồng hồ nước thuộc Xí nghiệp cấp nước Trung An, cũng xin nghỉ việc không lương để chăm sóc vợ. Cảnh nghèo càng trở nên túng quẫn...
ANH THƠ
Chiều qua sức khỏe của cô yếu hẳn phải chuyển qua phòng chăm sóc đặc biệt. Cô giáo trẻ gầy gò bíu lấy đôi vai chồng mà nước mắt giàn giụa.
Một cô giáo và cán bộ Đoàn tận tụy
Hôm cô không đến lớp, viên phấn trắng lạnh khô nơi góc bảng. Thầy Triệu Quang Thanh - bí thư chi đoàn giáo viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận 4, TP.HCM - bảo: “Cô Hân là người học sinh rất quý mến và là một bí thư Đoàn nhiệt tình, năng nổ. Ngày cô về trường chưa có chi đoàn giáo viên nên cô đề xuất thành lập chi đoàn. Rồi cô tận tình hướng dẫn các em từng điệu múa, lời ca để tham gia các phong trào cấp quận, thành phố. Bây giờ góc truyền thống Đoàn treo đầy bằng khen, giấy khen, trong đó có phần đóng góp rất lớn của cô”.
Thầy Thanh kể: học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên nghèo lắm. Cứ trung thu là cô lại tự mua nguyên vật liệu, rồi thức đêm thức hôm làm bánh mang đến trường phát mỗi em một cái. Giờ cô bỗng nhiên đổ bệnh, học sinh trong trường cũng như các em đã tốt nghiệp đều tìm đến thăm cô. “Cô bệnh nặng, tôi làm bí thư thay cô mới hiểu hết được tình cảm mà cô dành cho lớp, cho trường” - thầy nói.
Biết mình bệnh nặng, hôm trước Hân cầm tay chồng dặn: “Chi phí chữa trị cho em lớn lắm, nhà mình không có tiền đâu mà lo. Anh đừng gắng nữa. Xin bệnh viện đưa em về nhà để em được gần các con ngày nào hay ngày đó. Nếu em phải đi sớm anh gắng nuôi các con”. Rồi cô quay qua phía thầy Thanh - đến thăm cô - nói trong nước mắt: “Em hãy giúp chị cùng anh lo cho các cháu. Các cháu còn nhỏ quá, chị không đành lòng...”.
Con thơ đòi mẹ
Đêm. Tiếng ầu ơ của bà ngân vọng trong căn nhà nhỏ rồi lịm vào đêm tối. Cháu bé ngon giấc bên góc nhà, nơi loang lổ những vết vôi cũ. Thời gian trôi nặng trong đêm vắng tĩnh mịch. Đã hơn hai tháng cô giáo Nguyễn Thanh Kim Ngọc Hân nằm điều trị ở Bệnh viện Truyền máu và huyết học (TP.HCM), ba đứa con thơ trông cậy vào bà ngoại.
Nhiều hôm cháu nhỏ khát sữa khóc gắt mà bà không cầm được nước mắt. Sau khi cô được phát hiện bệnh ung thư, bác sĩ yêu cầu phải cắt sữa nên cháu nhỏ đang tuổi bú mẹ khóc suốt.
Căn bệnh ung thư máu đã khiến cô tiều tụy hẳn đi. Da mặt tái nhợt, đầu rụng hết tóc và hơi thở nặng nhọc. Nằm trên gường bệnh, nhớ con cô giáo Hân cứ đòi chồng xem ảnh trong điện thoại.
Mỗi lần nhìn ba đứa con nhỏ, Hân chỉ biết cắn chặt môi. Chiều qua, ông ngoại đến trường đón cháu sớm để chở các cháu vào viện thăm mẹ. Ba cháu nhỏ ngồi ôm chặt lấy ông, rồi ngước mắt lên hỏi dồn: “Ông ơi! Sao mẹ không về với con? Ông ơi con nhớ mẹ quá!”. Ông ngoại mím chặt môi.
Căn phòng cách ly lạnh lẽo. Bác sĩ bảo không thể gặp mẹ Hân lúc này. Hai đứa con thơ chạy ùa đến tấm cửa kính phía sau phòng cách ly đặc biệt. “Hân ơi! Con gắng bước ra đây đi, gắng bước lại gần tấm cửa kính này đi con! Gắng đi cho các con nhìn thấy mẹ. Gắng đi con!” - ông ngoại nói nghẹn ngào.
Hân ngẩng đầu lên, nhưng vừa nhìn thấy ba đứa con nước mắt đã giàn giụa. “Ma ma ơi, con hát cho ma ma nghe nha: ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh. Con là cây nến hồng. Ba ngọn nến lung linh...” - bé Nhất Huy (6 tuổi) nhìn mẹ qua tấm cửa kính hát câu được câu mất. Nhật Tú (4 tuổi) cũng giành lấy điện thoại: “Mẹ thương con vì con giống ba. Cả nhà ta đều thương yêu nhau, xa là nhớ gặp nhau là cười...”.
Rồi đến bé Đăng Khôi vừa tròn 10 tháng tuổi nữa, nó mừng rỡ khi gặp mẹ nên miệng cứ lắp bắp bi bô, tay lúc lắc gọi mẹ. Ông ngoại lau vội giọt nước mắt nhìn con rồi căn dặn: “Con phải nghe ba để gắng sức, đừng quỵ xuống lúc này...”. Hân áp qua tấm kính hôn con. Anh Nguyễn Hữu Phùng nhìn vợ, không nói nên lời.
Buổi chiều ảm đạm trong căn nhà nhỏ, bốn cha con ngồi quanh mâm cơm đạm bạc ngày vắng mẹ. Từ ngày vợ đổ bệnh, anh Phùng, nhân viên đọc số đồng hồ nước thuộc Xí nghiệp cấp nước Trung An, cũng xin nghỉ việc không lương để chăm sóc vợ. Cảnh nghèo càng trở nên túng quẫn...
ANH THƠ