• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Võ Nguyên Giáp vị Tướng huyền thoại

Fuhrernam

New member
Xu
0
Võ Nguyên Giáp vị Tướng huyền thoại
VIT- Đại tướng Võ Nguyên Giáp là anh hùng dân tộc Việt Nam, ông là vị Tướng được cả thế giới quí mến và ngay cả những người từng là kẻ thù ở phía bên kia chiến tuyến khâm phục cả về tài năng và đức độ. Ông là một huyền thoại quân sự đã đánh thắng giặc Pháp và Mỹ.

s1kipcne2aqk57wczn2i.jpg

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình trí thức nghèo. Thân sinh ông là cụ Võ Nguyên Thân, một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, dòng dõi khoa bảng. Năm 1924 khi còn đang học ở trường Quốc học Huế, ông bắt đầu tham gia hoạt động trong hàng ngũ những người yêu nước. Ông được Nguyễn Chí Diểu giới thiệu tham gia Tân Việt Cách mạng đảng, một đảng theo chủ nghĩa dân tộc nhưng có màu sắc cộng sản thành lập năm 1924 ở miền Trung Việt Nam.

Năm 1926, ông được trở lại trường Quốc học Huế và tiếp tục đấu tranh. Ông bị bắt khi đang điều hành một cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên và bị cầm tù. Sau khi ra tù ông ra Hà Nội, học trường Albert Sarraut và đỗ tú tài. Ông tốt nghiệp đại học ngành Luật và Kinh tế chính trị năm 1937.

Năm 1934, ông lấy bà Nguyễn Thị Quang Thái (1915-1943), bạn học tại Quốc Học Huế và là một đồng chí của ông (bà cũng là em ruột của Nguyễn Thị Minh Khai). Năm 1943, bà Thái chết trong nhà giam Hỏa Lò, Hà Nội.

Tháng 5 năm 1939, ông dạy sử học ở trường tư thục Thăng Long, Hà Nội do Hoàng Minh Giám làm Giám đốc nhà trường (tức Hiệu trưởng).

Từ 1936 đến 1939, ông tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của mặt trận và là Chủ tịch Uỷ ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương Đại Hội. Ông tham gia thành lập và làm báo tiếng Pháp Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân chúng. Ngày 3 tháng 5 năm 1940, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, với bí danh là Dương Hoài Nam, cùng Phạm Văn Đồng lên Cao Bằng rồi vượt biên sang Trung Quốc để gặp Bác Hồ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm này và bắt đầu các hoạt động của mình dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bác Hồ trong một tổ chức chống phát-xít và đấu tranh cho độc lập của Việt Nam có tên là Việt Nam Độc lập Đồng minh hội gọi tắt là Việt Minh. Ông tham gia gây dựng cơ sở cách mạng, mở lớp huấn luyện quân sự cho Việt Minh ở Cao Bằng.



Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi kiểm tra một cung đường vận tải chiến lược Tây Trường Sơn, mùa khô 1972 - 1973. Ảnh: Vương Khánh Hồng.

zii40r40ntykjnmro3ty.jpg

Ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo chỉ thị của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, ông thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam anh hùng, tại chiến khu Trần Hưng Đạo bắt đầu với 34 người. Vũ khí ban đầu của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân chỉ có 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp và 1 súng máy. Ngày 25 tháng 12 năm 1944, đội quân này đã tiến công thắng lợi hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần. Ngày 14 tháng 8 năm 1945, ông được bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó là ủy viên Thường vụ Trung ương, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.

Sau Cách mạng Tháng Tám, Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phó Bộ trưởng (nay gọi là Thứ trưởng) Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời (từ ngày 28 tháng 8 đến hết năm 1945) và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ. Trong Chính phủ Liên hiệp thành lập ngày 3 tháng 11 năm 1946, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (cho đến tháng 7 năm 1947 và từ tháng 7 năm 1948 trở đi). Cũng trong năm 1946, ông lập gia đình với bà Đặng Bích Hà (con gái giáo sư Đặng Thai Mai).

Ngày 19 tháng 12 năm 1946, giặc Pháp gây chiến. Đại Tướng lãnh trách nhiệm tổng chỉ huy và tổng Chính ủy (từ năm 1949 đổi tên gọi là Tổng tư lệnh quân đội kiêm Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương -- gọi tắt là Quân ủy Trung ương), lãnh đạo cuộc đấu tranh vũ trang chống giặc Pháp và kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Ông được phong Đại tướng ngày 25 tháng 1 năm 1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948. Tháng 8 năm 1948, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đảm nhận trách nhiệm ủy viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao.

Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là một vị tướng rất giỏi chiến thuật chiến tranh du kích. Ông lập kế hoạch và trực tiếp chỉ huy trận đánh Điện Biên Phủ.

Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là một vị tướng kiệt xuất trong trái tim người dân Việt Nam. Cả thế giới coi ông là một vị tướng lỗi lạc và là vị tướng được các sử gia và nhà bình luận quân sự phương Tây nhắc đến nhiều nhất từ sau Thế chiến II. Thế giới biết đến tên Võ Nguyên Giáp như là vị tướng đã chỉ huy quân đội nhân dân Việt Nam đánh bại quân đội Pháp và Mỹ.

Sang đến năm Kỷ Sửu 2009, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã bước sang tuổi 99. Mặc dù tuổi đã cao nhưng Đại tướng vẫn duy trì nền nếp sinh hoạt, làm việc.

4w7b4wqhmkwkc8zsyoam.jpg


Dù tuổi đã cao nhưng trước những vấn đề lớn của đất nước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn dành thời gian nghiên cứu, góp ý cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Ảnh báo QĐND

Trước những vấn đề lớn của đất nước, Đại tướng vẫn dành thời gian nghiên cứu, góp ý cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Nhân ngày lễ 30/4, bằng tất cả sự kính trọng, Vitinfo xin chân thành kính chúc Đại Tướng Võ Nguyên Giáp mạnh khoẻ, trường thọ, mãi mãi là ngọn hải đăng soi sáng con đường đi lên của dân tộc ta.
 

conan_lupin

New member
Xu
0
Em là mem mới mong được mọi người giúp đỡ
nhân nói về đại tướng VNG, bn nào có thế cho m` biết rõ hơn về VNTTGPQ(VNGPQ) được ko ạ(quá trình thành lập, hoạt động, thay đôi tên qua các thời kì và Vt của TC này đến CM VN!
thanks ạ!
 

Fuhrernam

New member
Xu
0
Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân
03.05.2007 11:44

Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam, thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng nằm giữa hai tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám (nay thuộc tỉnh Cao Bằng).
Quân số ban đầu gồm 34 người (có 3 nữ), chia thành 3 tiểu đội. Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung, Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng, Xích Thắng, tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên, Hoàng Văn Thái phụ trách tình báo và kế hoạch tác chiến, Lâm Cẩm Như, tức Lâm Kính, phụ trách công tác chính trị, Lộc Văn Lùng tức Văn Tiên làm quản lý. Vũ khí có 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp.
.

.
Lễ thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân
Trong "Chỉ thị thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân" do Nguyễn Ái Quốc soạn có ghi:
1. Tên: Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự...
2. Đối với các đội vũ trang địa phương: đưa các cán bộ địa phương về huấn luyện, tung các cán bộ đã huấn luyện đi các địa phương, trao đổi kinh nghiệm...
3. Về chiến thuật: vận dụng lối đánh du kích, bí mật, nhanh chóng, tích cực, nay đông mai tây, lai vô ảnh, khứ vô hình.
Cuối cùng Nguyễn Ái Quốc khẳng định: "Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam".
Sau khi thành lập đội đã đánh thắng hai trận đầu tiên ở Phai Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng). Sau 2 trận này, quân số tăng lên thành đại đội, Hoàng Sâm làm đại đội trưởng, còn Xích Thắng làm chính trị viên.
Đội đã tạo ra một khu vực có cơ sở cách mạng rộng lớn ở Hòa An, Nguyên Bình (Cao Bằng), Ngân Sơn, Chợ Rã (Bắc Cạn)...
Sau khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9 tháng 3 năm 1945, Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân chia thành nhiều mũi, có mũi thọc xuống phía nam đánh chiếm Ngân Sơn, Chợ Rã, Phủ Thông, Chợ Đồn, Na Rì (Bắc Cạn), Chiêm Hóa (Tuyên Quang), có mũi tiến công Thất Khê, Bình Gia (Lạng Sơn), lại có mũi ngược lên biên giới Việt - Trung hạ một loạt đồn trại từ Trùng Khánh đến Bảo Lạc rồi phát triển sang phía Hà Giang. Cuối tháng 3, đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã gặp Cứu quốc quân ở Chợ Chu (Thái Nguyên).
Ngày 15 tháng 5 năm 1945, tại Chợ Chu, Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân hợp nhất với Cứu quốc quân và một số đơn vị du kích thành lực lượng quân sự thống nhất, lấy tên là Việt Nam giải phóng quân.
.
DoivienVNtuyentruyenGPQ.jpg

.
Danh sách 34 đội viên đầu tiên
.
Trong số 34 cán bộ, chiến sĩ của đội có 29 người là dân tộc thiểu số, cụ thể, dân tộc Tày: 19, dân tộc Nùng: 8, dân tộc Mông: 1, dân tộc Dao: 1; còn lại 5 người dân tộc Kinh.
1 - Trần Văn Kỳ, bí danh: Hoàng Sâm, dân tộc Kinh, quê: Tuyên Hoá, Quảng Bình
2 - Dương Mạc Thạch, bí danh: Xích Thắng, dân tộc Tày, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng
3 - Hoàng Văn Xiêm, bí danh: Hoàng Văn Thái, dân tộc Kinh, quê: Tiền Hải, Thái Bình
4 - Hoàng Thế An, bí danh: Thế Hậu, dân tộc Tày, quê: Hà Quảng, Cao Bằng
5 - Bế Bằng, bí danh: Kim Anh, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng
6 - Nông Văn Bát, bí danh: Đàm Quốc Chưng, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng
7 - Bế Văn Bồn, bí danh: Bế Văn Sắt, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng
8 - Tô Văn Cắm, bí danh: Tiến Lực, dân tộc Tày, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng
9 - Nguyễn Văn Càng, bí danh: Thu Sơn, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng
10 - Nguyễn Văn Cơ, bí danh: Đức Cường, dân tộc Kinh, quê: Hoà An, Cao Bằng
11 - Trần Văn Cù, bí danh: Trương Đắc, dân tộc Tày, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng
12 - Hoàng Văn Củn, bí danh: Quyền, Thịnh, dân tộc Tày, quê: Võ Nhai, Thái Nguyên
13 - Võ Văn Dảnh, bí danh: Luân, dân tộc Kinh, quê: Tuyên Hoá, Quảng Bình
14 - Tô Vũ Dâu, bí danh: Thịnh Nguyên, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng
15 - Dương Văn Dấu, bí danh: Đại Long, dân tộc Nùng, quê: Hà Quảng, Cao Bằng
16 - Chu Văn Đế, bí danh: Nam, dân tộc Tày, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng
17 - Nông Văn Kiếm, bí danh: Liên, dân tộc Tày, quê: Nguyên Bình, Thái Nguyên
18 - Đinh Văn Kính, bí danh: Đinh Trung Lương, dân tộc Tày, quê: Thạch An, Cao Bằng
19 - Hà Hưng Long, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng
20 - Lộc Văn Lùng, bí danh: Văn Tiên, dân tộc Tày, quê: Cao Lộc, Lạng Sơn
21 - Hoàng Văn Lường, bí danh: Kính Phát, dân tộc Nùng, quê: Ngân Sơn, Bắc Kạn
22 - Hầu A Lý, bí danh: Hồng Cô, dân tộc: Mông, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng
23 - Long Văn Mần, bí danh: Ngọc Trình, dân tộc Nùng, quê: Hoà An, Cao Bằng
24 - Bế ích Nhân, bí danh: Bế ích Vạn, dân tộc Tày, quê: Ngân Sơn, Bắc Kạn
25 - Lâm Cẩm Như, bí danh: Lâm Kính, dân tộc Kinh, quê: Thạch An, Cao Bằng
26 - Hoàng Văn Nhưng, bí danh: Xuân Trường, dân tộc Tày, quê: Hà Quảng, Cao Bằng
27 - Hoàng Văn Minh, bí danh: Thái Sơn, dân tộc Nùng, quê: Ngân Sơn, Bắc Kạn
28 - Giáp Ngọc Páng, bí danh: Nông Văn Bê, dân tộc Nùng, quê: Hoà An, Cao Bằng
29 - Nguyễn Văn Phán, bí danh: Kế Hoạch, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng
30 - Ma Văn Phiêu, bí danh: Bắc Hợp, dân tộc Tày, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng
31 - Đặng Tuần Quý, dân tộc Dao, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng
32 - Lương Quý Sâm, bí danh: Lương Văn Ích, dân tộc Nùng, quê: Hà Quảng, Cao Bằng
33 - Hoàng Văn Súng, bí danh: La Thanh, dân tộc Nùng, quê: Hà Quảng, Cao Bằng
34 - Mông Văn Vẩy, bí danh: Mông Phúc Thơ, dân tộc Nùng, quê: Võ Nhai, Thái Nguyên

Mười lời thề danh dự của đội viên Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân
.
Chúng tôi đội viên Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, xin lấy danh dự của một người chiến sỹ cứu quốc mà thề dưới lá cờ đỏ sao vàng năm cánh. Xin thề:
1. Hy sinh tất cả vì tổ quốc Việt Nam, chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để tiêu diệt bọn phát xít Nhật-Pháp và bọn Việt gian phản quốc, làm cho nước Việt Nam trở nên một nước độc lập và dân chủ ngang hàng với các nước dân chủ trên thế giới.
2. Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của cấp chỉ huy, khi nhận được mệnh lệnh gì sẽ tận tâm, tận lực thi hành cho nhanh chóng và chính xác.
3. Bao giờ cũng kiên quyết chiến đấu, dù gian lao khổ sở cũng không phàn nàn, vào sống ra chết cũng không sờn chí, khi ra trận quyết chí xung phong, dù đầu rơi máu chảy cũng không lùi bước.
4. Lúc nào cũng khẩn trương hoạt bát, hết sức học tập để tự rèn luyện thành một quân nhân cách mạng, xứng đáng là một người chiến sỹ tiên phong giết giặc cứu nước.
5. Tuyệt đối giữ bí mật cho bộ đội về nội dung tổ chức, về các cấp chỉ huy, tuyệt đối giữ bí mật cho tất cả các đoàn thể cứu quốc.
6. Khi ra trận nếu bị quân địch bắt được, thì dù cực hình tàn khốc thế nào cũng cương quyết một lòng trung thành với sự nghiệp giải phóng của toàn dân, không bao giờ cung khai phản bội.
7. Hết sức ái hộ bạn chiến đấu cũng như bản thân, hết lòng giúp đỡ nhau lúc thường cũng như lúc ra trận.
8. Hết sức giữ gìn vũ khí, không bao giờ để vũ khí hư hỏng, hay rơi vào tay quân thù.
9. Khi tiếp xúc với dân sẽ làm đúng ba điều răn: "không lấy của dân" – "không dọa nạt dân"- "không quấy nhiễu dân" và ba điều nên: "kính trọng dân" – "giúp đỡ dân" – "bảo vệ dân", để gây lòng tin cậy đối với dân chúng, thực hiện quân dân nhất trí giết giặc cứu nước.
10. Bao giờ cũng nêu cao tinh thần tự phê bình, giữ tư cách cá nhân mô phạm, không làm điều gì hại đến thanh danh Giải phóng quân và Quốc thể của Việt Nam.

(Theo wikipedia
 
H

HuyNam

Guest
Võ Nguyên Giáp là vị tướng mang rất nhiều “điểm trái ngược” và vì thế ông rất đặc biệt so với những tướng lĩnh cùng thời trên thế giới. Ông là vị tướng tay ngang, không được đào tạo ở bất cứ trường quân sự nào nhưng lại đánh bại nhiều vị tướng “chính quy”. Ông là một nhà lãnh đạo lớn, là người đứng đầu Quân đội nhân dân Việt Nam nhưng lại là người rất giản dị. Và, đặc biệt nhất, ông là một vị tướng trí thức.

Tôi tin rằng chính bởi trước hết ông là một người học và nghiên cứu lịch sử, một trí thức có học và tự học thực sự, nên ông đã lãnh đạo những trận đánh theo cách khác biệt và đã giành những thắng lợi vẻ vang. Mỗi trận đánh của ông đều được vạch chiến lược dựa trên những phân tích sâu sắc về điểm mạnh, điểm yếu của đối phương, thậm chí là đặc thù văn hoá, lối suy nghĩ của đối phương.

Ví dụ trong trận Điện Biên Phủ, tướng Giáp đã biết với cách nghĩ vốn có, người Pháp chúng tôi không bao giờ tưởng tượng được người Việt có thể kéo pháo lên những đồi cao. Người Pháp bị “cầm tù” trong lối suy nghĩ cố hữu đó và đã bị bất ngờ.
]
Thế hệ chúng tôi được sinh ra sau “thời đại Điện Biên Phủ” nhưng những gì sách, báo ở Pháp nhắc về ông như một nhà trí thức, một vị tướng tài năng, một người nói tiếng Pháp rất tài, người đánh bại tướng Na-va, người có phong thái rất đáng nể phục… đã khiến những người yêu thích lịch sử như tôi buộc phải tìm hiểu về vị anh hùng của các bạn.

Qua một số người bạn Việt Nam, tôi được xem những hình ảnh rất xúc động của người dân Việt Nam thể hiện tình cảm trước sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tôi không hề ngạc nhiên. Mỗi dân tộc đều có những huyền thoại của mình và Võ Nguyên Giáp mãi mãi là huyền thoại của người Việt Nam.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top