• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.
Viêm não Nhật Bản có tỷ lệ mắc mới mỗi năm trên thế giới hơn 60.000 trường hợp, tỷ lệ tử vong 25% – 30% và 50% có di chứng nặng sau điều trị. Hiện chưa có điều trị đặc hiệu nên viêm não Nhật Bản vẫn đang là mối hiểm họa đe dọa sức khỏe của toàn xã hội.
1.Bệnh viêm não Nhật Bản là gì?


Viêm Não Nhật Bản thuộc dạng nhiễm trùng thần kinh do virus viêm não Nhật Bản gây ra, thường xuất hiện ở vùng nông thôn khu vực Châu Á Thái Bình Dương, sinh sống ở khu vực khí hậu cận nhiệt đới có thể giúp virus tồn tại quanh năm, phổ biến nhất mùa hè- thu. Bệnh được lan truyền qua đường muỗi đốt, và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Tỉ lệ mắc bệnh ở một số quốc gia thống kê trung bình vào khoảng 5.4/100,000 trẻ ở độ tuổi 0 - 14 tuổi và 0.6/100,000 đối với người trên 15 tuổi. Các quốc gia đang phát triển có tỉ lệ tử vong do Viêm Não Nhật Bản lên đến 35%. Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 10,000 ca tử vong vì căn bệnh này.

7HJjq22TOlWBqYNjyXIoUJ3dtRNkwn3lX6wzfAmqyfB83k5RBnSHjRbzLB0GEKyLhgGvMVZMzcRc7b77mft1aavmrSJ8C7MRzlK7Da_mSxathNc5wCSZQkseo_N_u2k78kZLVfq5


2.Triệu chứng của bệnh viêm não Nhật Bản

Hầu hết các nhiễm trùng viêm não Nhật Bản đều có dấu hiệu khá nhẹ (sốt và đau đầu) hoặc không có triệu chứng rõ ràng, nhưng khoảng 1 trong 250 trường hợp lại bị nhiễm trùng dẫn đến bệnh lâm sàng nghiêm trọng.
Bệnh nặng được đặc trưng bởi sự tiến triển nhanh của sốt cao, đau đầu, cứng cổ, mất phương hướng, hôn mê, động kinh, tê liệt liên tục và cuối cùng là tử vong. Tỷ lệ tử vong có thể cao tới 30% trong số những người có triệu chứng bệnh. Trong số những người sống sót, 20% –30% sẽ gặp các vấn đề về trí tuệ, hành vi hoặc thần kinh vĩnh viễn như tê liệt, co giật tái phát hoặc mất đi khả năng nói.
Bệnh Viêm não Nhật Bản gồm 4 giai đoạn chính:

- Giai đoạn ủ bệnh: Thường kéo dài 5-14 ngày, trung bình là 1 tuần.

- Giai đoạn khởi phát: Bệnh khởi đầu với biểu hiện sốt và thường sốt rất cao 39-40 độ C. Bệnh thường xảy ra đột ngột, có trẻ đang khỏe mạnh bỗng dưng sốt cao, co giật, dẫn đến lờ đờ, hôn mê trong 1-3 ngày. Diễn biến bệnh nặng lên rất nhanh. Trong thời kỳ này, bệnh còn có các biểu hiện kèm theo như rét run, đau đầu, mệt lả, buồn nôn. Ngay trong 1 -2 ngày đầu của bệnh, bệnh nhi đã xuất hiện cứng gáy, tăng trương lực cơ, rối loạn sự vận động nhãn cầu, lú lẫn hoặc mất ý thức. Ở một số trẻ nhỏ tuổi, ngoài sốt cao có thể thấy đi ngoài phân lỏng, đau bụng, nôn.

- Giai đoạn toàn phát: Virus xâm nhập vào tế bào não tuỷ gây huỷ hoại các tế bào thần kinh. Lúc này các triệu chứng không giảm mà tăng dần. Các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật cũng tăng lên như vã nhiều mồ hôi, da lúc đỏ, lúc tái, rối loạn nhịp thở và tăng tiết trong lòng khí quản, mạch thường nhanh và yếu. Giai đoạn này diễn ra ngắn, bệnh nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng hôn mê sâu với rối loạn các chức năng sống. Những bệnh nhân vượt qua được thời kỳ này thì tiên lượng tốt hơn.

- Giai đoạn lui bệnh: Từ tuần thứ 2, bệnh nhân đỡ dần, nhiệt độ giảm từ sốt cao xuống sốt nhẹ. Vào khoảng ngày thứ 10 trở đi, nhiệt độ bệnh nhân trở về bình thường nếu không có bội nhiễm vi khuẩn khác. Bệnh nhân từ hôn mê dần dần tỉnh, không còn những cơn co cứng bệnh nhân hết nôn và đau đầ

3.Nguyên nhân gây bệnh viêm não Nhật Bản

Chim và lợn là khởi đầu các ổ chứa virus viêm não Nhật Bản. Muỗi hút máu của lợn, sau đó đốt sang người sẽ truyền virus sang người. Đến nay, đây là con đường duy nhất lây nhiễm viêm não Nhật Bản. Hiện chưa ghi nhận lây truyền từ người sang người.
Dù nhiễm virus song lợn không bị bệnh mà đóng vai trò là kho chứa, duy trì virus trong thiên nhiên.
Có nhiều loài muỗi có khả năng truyền bệnh, nhưng chủ yếu là 2 loài: Culex Tritaeniorhynchus và Culex vishnu. 2 loài này hoạt động mạnh vào lúc chập choạng tối và thường sống ở ruộng lúa nước.

4.Biến chứng của bệnh viêm não Nhật Bản

Bệnh nhân có thể xuất hiện những biến chứng sớm như: viêm phế quản, viêm phổi hoặc viêm phế quản – phổi do bội nhiễm hoặc viêm bể thận, bàng quang do thông tiểu hoặc đặt sonde dẫn lưu, loét và viêm tắc tĩnh mạch do nằm lâu và rối loạn dinh dưỡng. Những di chứng sớm có thể gặp là bại hoặc liệt nửa người, mất ngôn ngữ, múa giật, múa vờn, rối loạn phối hợp vận động, giảm trí nhớ nghiêm trọng, rối loạn tâm thần.
Từ cuối tuần thứ 2 trở đi là thời kỳ của những biến chứng và di chứng muộn. Những biến chứng muộn có thể gặp là: loét nhiễm trùng, rối loạn giao cảm, rối loạn chuyển hóa. Những di chứng muộn có thể gặp là động kinh, nghe kém hoặc điếc, rối loạn thâm thần…

Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm: Bệnh truyền nhiễm
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top