• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.
Bài học hôm nay các em sẽ làm quen với khái niệm từ Hán Việt là gì? các từ Hán Việt thường gặp và một số thông tin quan trọng về vai trò, cách nhận viết và ví dụ của từ Hán Việt. Kiến thức này nằm trong chương trinh ngữ văn lớp 7 trung học cơ sở. Hãy đọc kiến thức bên dưới để hiểu hơn về từ Hán Việt


Tìm hiểu từ Hán Việt là gì?


1 Khái niệm từ Hán Việt

1.1 Từ Hán Việt là gì?


Từ Hán Việt là các từ ngữ trong tiếng Việt vay mượn, có nghĩa gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc) nhưng được ghi bằng chữ cái La tinh. Về mặt âm thanh từ Hán Việt khi phát âm gần giống với tiếng Trung Quốc.Trong từ vựng tiếng Việt từ Hán Việt chiếm tỷ lệ cao.

Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

1.2 Phân loại

Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

– Từ Hán Việt cổ: các từ tiếng Hán được sử dụng trong tiếng Việt trước thời Nhà Đường.

Ví dụ như Tươi: âm Hán Việt là “tiên”. Bố với âm Hán Việt là “phụ”. Xưa: âm Hán Việt cổ là “sơ”. Búa với âm Hán Việt là “phủ”. Buồn với âm Hán Việt là “phiền”. Kén trong âm Hán Việt là “giản”. Chè trong âm Hán Việt là “trà”.

– Từ Hán Việt: các từ tiếng Hán được sử dụng trong tiếng Việt giai đoạn thời nhà Đường cho đến đất nước Việt Nam trong thời gian đầu thế kỷ 10.

+ Từ Hán Việt cổ bắt nguồn tiếng Hán trước Nhà Đường.

+ Từ Hán Việt nguồn gốc từ tiếng Hán thời Nhà Đường.

Ví dụ như gia đình, lịch sử, tự nhiên.

– Từ Hán Việt Việt hoá: các từ Hán Việt không nằm trong 2 trường hợp trên khi có quy luật biến đổi ngữ âm rất khác và các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu sâu hơn về trường hợp này.

Ví dụ như Gương âm Hán Việt là “kính”. Goá âm Hán Việt là “quả”. Cầu trong “cầu đường” với âm Hán Việt là “kiều”. Vợ với âm Hán Việt là “phụ”. Cướp với âm Hán Việt là “kiếp”. Trồng, giồng: âm Hán Việt của “chúng”. Thuê với âm Hán Việt là “thuế”.

1.3 Phân biệt từ Hán Việt với từ mượn khác

Từ mượn phần lớn được lấy từ tiếng nước ngoài như Nga, Anh, Pháp có thể nhận ra dễ dàng qua cách đọc, nói và theo thời gian đã thích nghi với chuẩn mực của tiếng Việt. Khi sử dụng các từ mượn trong cuộc sống hàng ngày người dùng không cảm thấy quá xa lạ hay khác biệt quá nhiều.

Ví dụ:

Góa phụ (từ Hán Việt)

Rocket (từ mượn có nghĩa tên lửa).

2 Đặc điểm từ Hán Việt

Ngôn ngữ tiếng Việt có nhiều từ Hán Việt và mang nhiều sắc thái khác nhau như sắc thái ý nghĩa, sắc thái biểu cảm, sắc thái phong cách.

– Sắc thái ý nghĩa: từ Hán Việt sắc thái ý nghĩa trừu tượng, khái quát;

Ví dụ: thảo mộc = cây cỏ, viêm = loét, thổ huyết = hộc máu…

– Sắc thái biểu cảm: từ Hán Việt thể hiện cảm xúc.

Ví dụ: phu nhân = vợ, chết = băng hà…

– Sắc thái phong cách: từ Hán Việt riêng biệt được dùng trong các lĩnh vực khoa học, chính luận, hành chính. Còn từ tiếng Việt có sắc thái đơn giản và đời thường hơn.

Ví dụ: bằng hữu = bạn bè, huynh đệ = anh em, thiên thu = ngàn năm,..

Chú ý khi dùng từ Hán Việt
Từ Hán Việt có một số quy tắc riêng mà người sử dụng cần nắm để tránh bị sai nghĩa hoặc không phù hợp với hoàn cảnh. Đồng thời người dùng không nên lạm dụng nhiều từ Hán Việt trong khi nói hoặc viết.

Nói hoặc viết đúng các từ giữa Hán Việt và thuần Việt nhằm tránh sai nghĩa. Ví dụ: “tham quan” thành “thăm quan” có 2 nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Hiểu bản chất nghĩa của từ Hán Việt. Ví dụ “yếu điểm” khác với “điểm yếu”.

Dùng đúng sắc thái biểu cảm , tình huốn giao tiếp. Ví dụ: “chết” và “hi sinh”, “ăn” và “xơi”.

Tránh lạm dụng từ Hán Việt trong văn chương và đời sống hàng ngày.

aae3de97.jpg


3 Tại sao dùng sai từ Hán Việt?

Có nhiều trường hợp dùng sai từ Hán Việt nên nghĩa bị thay đổi hoặc dùng không đúng với sắc thái biểu cảm, tình huống giao tiếp. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản:

– Dùng sai do không hiểu nghĩa gốc của từ Hán Việt. Ví dụ như Hôn lễ (lễ cưới), hôn phối (lấy nhau). Còn hôn phu, hôn quân lại mang nghĩa hoàn toàn khác đó là chỉ người chồng, vua tệ bạc.

– Không phân biệt tiếng Hán Việt và tiếng thuần Việt.

– Lạm dụng từ Hán Việt. Ví dụ “tặc” chỉ ăn cướp nhưng nếu dùng “cát tặc”, “vàng tặc” về mặt ngữ pháp là SAI.

– Hiểu sai nghĩa thành ra viết sai. Ví dụ như “tham quan” viết thành “thăm quan” => 2 nghĩa hoàn toàn khác nhau. “Hằng ngày” viết thành “hàng ngày”.

4 Một số từ Hán Việt thường gặp nhất và giải nghĩa các từ trên.

1. GIA ĐÌNH

GIA ĐÌNH : nơi mà những người thân thiết, ruột thịt trong nhà đoàn tụ với nhau.

PHỤ MẪU: Cha mẹ.

NGHIÊM QUÂN: Cha.

TỪ MẪU: Mẹ.

KẾ MẪU: mẹ kế.

TRƯỞNG NAM: Con trai đầu lòng.

TRUNG NAM: Con trai giữa.

QUÝ NAM: Con trai út.

THIẾU NỮ: Con gái nhỏ

GIAI NHI GIAI PHỤ: Con tốt

3.TỔ – TÔN

TIÊN TỔ: Ông tổ trước (lâu đời).

VIỄN TỔ: Ông tổ xa (lâu đời).

GIA CÔNG: Ông nội.

ĐÍCH TÔN: Cháu đầu.

HUYỀN TÔN: Chít, cháu của cháu.

3. PHU PHỤ (VỢ CHỒNG)

NỘI TỬ: Chồng kêu vợ là Nội tử.

PHU QUÂN: Vợ kêu chồng.

QUẢ PHỤ: Đàn bà goá (chồng chết)

NỘI TRỢ: giúp việc trong nhà.

BẠCH NIÊN GIA LÃO: vợ chồng bên nhau đến già.

PHU PHỤ HOÀ: Vợ chồng hoà thuận.

4.HUYNH ĐỆ (Anh em).

TRƯỞNG HUYNH: Anh cả.

CHƯ HUYNH: Các anh.

QUÝ ĐỆ: Em út.

TRƯỞNG TỸ: Chị gái.

TIỂU MUỘI: Em gái.

HUYNH HỮU ĐỆ CUNG: Anh thuận em kính.

Như vậy Sen Biển cung cấp nhiều thông tin quan trọng về từ Hán Việt là gì? đặc điểm, phân loại và một số từ Hán Việt thường gặp & giải nghĩa. Hi vọng nhờ bài viết này các em sẽ thấy hứng thú với bài học về từ Hán Việt. Các em đừng quên ghé thăm vnkienthuc.com mỗi ngày nhé. Chúc các em học tốt môn văn.
 
Hôm nay Sen Biển sẽ cùng các em đi soạn bài từ Hán Việt nhé! Đây là một bài học khó nhưng lại rất thú vị. Hi vọng với bài viết này Sen Biển sẽ giúp các em có cảm hứng trong môn học Ngữ Văn 7.

Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt

1. Các tiếng:


-quốc: quốc gia, đất nước

- sơn: núi

- hà: sông

Từ có thể đứng độc lập là từ Nam có thể tạo thành câu.

Các từ còn lại cần phải kết hợp với các từ khác nữa

2. Tiếng thiên trong thiên niên kỉ, thiên lí mã: có nghĩa là ngàn/nghìn

- Tiếng thiên trong thiên đô về Thăng Long: là dời chuyển

II. Từ ghép Hán Việt

"1. Các từ sơn hà, xâm phạm (trong bài Nam quốc sơn hà), giang san (trong bài Tụng giá hoàn kinh sư) thuộc từ ghép đẳng lập hợp nghĩa.

2.

a, Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép chính phụ. Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau

b, Các từ thiên thư, thạch mã, tái phạm thuộc loại từ ghép chính phụ, có trật tự từ ngược lại với trật tự từ các tiếng trong từ ghép thuần Việt. Tiếng phụ đứng trước, tiếng chính đứng sau"

5ff6ab17.jpg


III. Luyện tập

Bài 1 (trang 70 sgk ngữ văn 7 tập 1)


Hoa ( hoa quả, hương hoa): cơ quan sinh sản của cây, thường có hương thơm, màu sắc

Hoa (hoa mĩ, hoa lệ): đẹp, tuyệt đẹp

- Tham: (tham vọng, tham lam): ham thích một cách quá đáng không biết chán

- Tham (tham gia, tham chiến): dự vào, góp phần vào

- Gia (gia chủ, gia súc): nhà

- Gia (gia vị): thêm vào

- phi ( phi công, phi đội): bay

- phi (phi pháp, phi pháp): trái, không phải

- phi (vương phi, cung phi): vợ vua, chúa

Bài 2 (trang 71 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Quốc (nước): quốc gia, quốc thể, quốc ngữ

- Sơn (núi): sơn thủy, sơn cước, sơn tặc

- Cư (ở): chung cư, ngụ cư, định cư, di cư

- Bại (thua): Thất bại, thành bại, đại bại

Bài 3 (trang 71 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Yếu tố đứng trước, yếu tố phụ đứng sau:

Hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hỏa

- Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau:

Thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi

Bài 4 (trang 71 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Những từ ghép chính phụ có:

- Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau:

Nhật thực, nhật báo, mĩ nhân, đại dương, phi cơ

- Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau:

Phóng đại, chỉ dẫn, ái quốc, hữu hiệu, vô hình"

Bài viết: soạn bài từ Hán Việt của Sen Biển có hữu ích không? Nếu có đừng ngại ngần cho Sen Biển một nút like và chia sẻ để lan tỏa vnkienthuc.com đến bạn bè mình các em nhé!

Sen Biển
 
Bài tập trắc nghiệm về từ Hán Việt. Các em luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu. Chúc các em làm bài vui vẻ nhé!

Câu 1: Trong những yếu tố Hán Việt sau, yếu tố nào không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép?

A. Học.
B. Đầu(cái đầu).
C. Hoa(bông hoa).
D. Sơn(núi).

Câu 2: Từ Hán Việt là những từ như thế nào?

A. Là những từ được mượn từ tiếng Hán
B. Là từ được mượn từ tiếng Hán, trong đó tiếng để cấu tạo từ Hán Việt được gọi là yếu tố Hán Việt
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 3: Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời”?

A. Thiên lí
B. Thiên kiến
C. Thiên hạ
D. Thiên thanh

Câu 4: Nghĩa của từ “tân binh” là gì?

A. Người lính mới
B. Binh khí mới
C. Con người mới
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 5: Khi sử dụng từ mượn Hán Việt cần chú ý tới ngữ cảnh sử dụng, mục đích và đối tượng giao tiếp, tránh việc lạm dụng từ Hán Việt, đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

5ff6ab17.jpg


Câu 6: Nghĩa của từ “tân binh” là gì?

A. Người lính mới
B. Binh khí mới
C. Con người mới
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 7: Từ nào trong các câu dưới đây có sử dụng từ Hán Việt?

Xã tắc hai phen chồn ngựa đá

Non sông nghìn thuở vững âu vàng

A. Xã tắc
B. Ngựa đá
C. Âu vàng
D. cả A và C

Câu 8: Từ nào dưới đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với từ “gia” trong gia đình?

A. Gia vị
B. Gia tăng
C. Gia sản
D. Tham gia

Câu 9: Hai câu thơ sau đây có mấy từ Hán Việt?

"Ôi Tổ quốc giang sơn, hùng vĩ

Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi..."

(Tố Hữu)

A. Bốn từ Hán Việt.
B. Năm từ Hán Việt.
C. Sáu từ Hán Việt.
D. Ba từ Hán Việt.

Câu 10: Từ ghép Hán Việt có mấy loại chính?

A. Hai
B. Ba
C. Bốn
D. Năm

Câu 11: Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau?

A. Thi ca, hội phí, tân binh, khán đài.
B. Hậu tạ, cường quốc, thiên thư, tái phạm.
C. Phòng hỏa, bảo mật, thi nhân, hậu đãi.
D. Phòng gian, ái quốc, thủ môn, chiến thắng.

Câu 12: Từ Hán Việt nào sau đây không phải từ ghép đẳng lập

A. Xã tắc
B. đất nước
C. Sơn thủy
D. Giang sơn

Câu 13: Từ nào sau đây có yếu tố "hữu" cùng nghĩa với "hữu" trong "bằng hữu"?

A. hữu ngạn. (3)
B. hữu hạn. (2)
C. Cả (1), (2), (3) đều đúng.
D. hiền hữu. (1)"

Đáp án

Câu 1: D
Câu 2 : B
Câu 3 : B
Câu 4: A
Câu 5: A
Câu 6:A
Câu 7: A
Câu 8: C
Câu 9 :B
Câu 10: A
Câu 11: D
Câu 12: B
Câu 13: D

Bài tập trắc nghiệm về từ Hán Việt thật thú vị phải không các em? Chia sẻ để các bạn khác cùng vào làm bài các em nhé!
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top