uocmo_kchodoi
Moderator
- Xu
- 132
Về hành vi cố ý gây thương tích, không phải vụ án nào cũng xử lý nghiêm khắc được đối tượng gây án, bởi chính người bị hại đã gây khó khăn cho cơ quan công an, khi họ từ chối giám định thương tích.
Hiện nay tình trạng đối tượng hành xử mang tính chất côn đồ, cố ý gây thương tích cho nạn nhân bằng hung khí nguy hiểm (dao, kiếm, lê…) đang ngày càng gia tăng, trong đó có nhiều vụ gây thương tích nghiêm trọng. Khi xảy ra sự việc, người bị hại đều gửi đơn kêu cứu tới cơ quan công an, đề nghị truy bắt đối tượng gây án để xử lý nghiêm trước pháp luật. Tuy nhiên, sau khi cơ quan công an làm rõ thì người bị hại không hợp tác khi họ từ chối giám định thương tích dẫn đến khởi tố điều tra, truy tố, xét xử đối tượng gây án sẽ gặp khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả đấu tranh chống tội phạm.
Người bị hại từ chối giám định thương tích có nhiều nguyên nhân. Có trường hợp do giữa người bị hại và đối tượng gây án có mối quan hệ gia đình, họ hàng (anh em ruột, vợ chồng…) hoặc mối quan hệ hàng xóm láng giềng nên người bị hại đã từ chối giám định thương tích. Có trường hợp người vợ bị chồng đánh đập, hành hạ nhưng do không muốn chồng bị khởi tố nên người vợ từ chối giám định thương tích. Hoặc đối tượng và bị hại đều ngầm thỏa hiệp, tự hòa giải bồi thường mà không đi giám định thương tích; hoặc do người bị hại hoặc người thân của bị hại bị đối tượng gây án đe dọa, mua chuộc… nên họ lo sợ cho tính mạng của bản thân và gia đình mà không hợp tác với cơ quan điều tra, tự thỏa thuận bồi thường dân sự, viết đơn từ chối giám định thương tích hoặc kéo dài thời gian đi giám định thương tích để thoái thác, gây khó khăn cho việc xử lý của cơ quan điều tra.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 chưa quy định cụ thể biện pháp xử lý đối với các trường hợp bị hại từ chối giám định. Để khắc phục tình trạng nêu trên, BLTTHS năm 2015 đã quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 127 như sau:
2. Dẫn giải có thể áp dụng đối với:
… b) Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không có lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan”.
Như vậy, trường hợp bị hại từ chối giám định thì có thể bị dẫn giải. Thông thường, để người bị hại hợp tác, Cơ quan điều tra chủ yếu thuyết phục, động viên họ nhận ra được quyền lợi và trách nhiệm của mình để từ đó họ chấp nhận hợp tác điều tra.
Quy định này đã khắc phục được những tồn tại khiến cơ quan tố tụng gặp khó khăn lâu nay, đồng thời tạo điều kiện cho Cơ quan điều tra điều tra nhanh các vụ án, đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của bị hại.
Nguyễn Thị Thanh Thiện – Vũ Thị Lệ
https://kiemsat.vn
Hiện nay tình trạng đối tượng hành xử mang tính chất côn đồ, cố ý gây thương tích cho nạn nhân bằng hung khí nguy hiểm (dao, kiếm, lê…) đang ngày càng gia tăng, trong đó có nhiều vụ gây thương tích nghiêm trọng. Khi xảy ra sự việc, người bị hại đều gửi đơn kêu cứu tới cơ quan công an, đề nghị truy bắt đối tượng gây án để xử lý nghiêm trước pháp luật. Tuy nhiên, sau khi cơ quan công an làm rõ thì người bị hại không hợp tác khi họ từ chối giám định thương tích dẫn đến khởi tố điều tra, truy tố, xét xử đối tượng gây án sẽ gặp khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả đấu tranh chống tội phạm.
Người bị hại từ chối giám định thương tích có nhiều nguyên nhân. Có trường hợp do giữa người bị hại và đối tượng gây án có mối quan hệ gia đình, họ hàng (anh em ruột, vợ chồng…) hoặc mối quan hệ hàng xóm láng giềng nên người bị hại đã từ chối giám định thương tích. Có trường hợp người vợ bị chồng đánh đập, hành hạ nhưng do không muốn chồng bị khởi tố nên người vợ từ chối giám định thương tích. Hoặc đối tượng và bị hại đều ngầm thỏa hiệp, tự hòa giải bồi thường mà không đi giám định thương tích; hoặc do người bị hại hoặc người thân của bị hại bị đối tượng gây án đe dọa, mua chuộc… nên họ lo sợ cho tính mạng của bản thân và gia đình mà không hợp tác với cơ quan điều tra, tự thỏa thuận bồi thường dân sự, viết đơn từ chối giám định thương tích hoặc kéo dài thời gian đi giám định thương tích để thoái thác, gây khó khăn cho việc xử lý của cơ quan điều tra.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 chưa quy định cụ thể biện pháp xử lý đối với các trường hợp bị hại từ chối giám định. Để khắc phục tình trạng nêu trên, BLTTHS năm 2015 đã quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 127 như sau:
2. Dẫn giải có thể áp dụng đối với:
… b) Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không có lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan”.
Như vậy, trường hợp bị hại từ chối giám định thì có thể bị dẫn giải. Thông thường, để người bị hại hợp tác, Cơ quan điều tra chủ yếu thuyết phục, động viên họ nhận ra được quyền lợi và trách nhiệm của mình để từ đó họ chấp nhận hợp tác điều tra.
Quy định này đã khắc phục được những tồn tại khiến cơ quan tố tụng gặp khó khăn lâu nay, đồng thời tạo điều kiện cho Cơ quan điều tra điều tra nhanh các vụ án, đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của bị hại.
Nguyễn Thị Thanh Thiện – Vũ Thị Lệ
https://kiemsat.vn