• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình đổi mới kinh tế - xã hội của nước ta. Đây là một trong những công cụ hữu hiệu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vậy có những hình thức tổ chức lãnh thổ nào và nhân tố nào ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp? Cùng tìm hiểu qua một số câu hỏi trắc nghiệm dưới đây nhé

Trắc nghiệm vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Câu 1: Vùng tập trung than nâu với quy mô lớn ở nước ta là:
A. Quảng Ninh.
B. Lạng Sơn.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Cà Mau.

Câu 2: Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở Atlat địa lí Việt Nam trang 22, trong giai đoạn 2000- 2007 tỉ trọng sản xuất ngành này so với toàn ngành công nghiệp tăng thêm:
A. 1,1%
B. 2,1%
C. 3,1%
D. 4,1%

Câu 3: Nhiều nhà máy thuỷ điện được xây dựng ở nước ta vì
A. giá thành xây dựng thấp.
B. tiềm năng thuỷ điện rất lớn.
C. không tác động tới môi trường.
D. không đòi hỏi trình độ khoa học – kĩ thuật cao.

Câu 4: Đường dây 500 KV nối :
A. Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh.
B. Hoà Bình - Phú Lâm.
C. Lạng Sơn - Cà Mau.
D. Hoà Bình - Cà Mau.

Câu 5: Nhà máy điện chạy bằng dầu có công suất lớn nhất hiện nay là :
A. Phú Mỹ.
B. Phả Lại.
C. Hiệp Phước.
D. Hoà Bình.

Câu 6: Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm vì
A. có thị trường tiêu thụ rộng lớn.
B. tác động xấu tới môi trường.
C. đầu tư cho công nghệ sản xuất cao.
D. sử dụng nhiều lao động trình độ cao.

Câu 7: Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không phát triển ở phía Nam chủ yếu là do
A. xa các nguồn nhiên liệu than.
B. xây dựng đòi hỏi vốn lớn hơn.
C. ít nhu cầu về điện hơn phía Bắc.
D. gây ô nhiễm môi trường.

Câu 8: Đây là điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam.
A. Các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô lớn hơn.
B. Miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí.
C. Miền Bắc nằm gần vùng nguyên liệu, miền Nam gần các thành phố.
D. Các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở miền Nam.

Câu 9: Nhà máy thuỷ điện có công suất lớn đang được xây dựng ở Nghệ An là :
A. A Vương.
B. Bản Mai.
C. Cần Đơn.
D. Đại Ninh.

Câu 10: Đây là ngành công nghiệp được phân bố rộng rãi nhất ở nước ta.
A. Chế biến sản phẩm chăn nuôi.
B. Chế biến chè, thuốc lá.
C. Chế biến hải sản.
D. Xay xát.

Câu 11: Đây là những địa danh làm nước mắm nổi tiếng nhất ở nước ta.
A. Cát Hải (Hải Phòng), Nam Ô ( Đà Nẵng), Tuy Hoà (Phú Yên).
B. Phú Quốc ( Kiên Giang), Long Xuyên (An Giang), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu).
C. Cát Hải (Hải Phòng), Phan Thiết (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang).
D. Phan Thiết (Bình Thuận), Nha Trang (Khánh Hoà), Tuy Hoà (Phú Yên).

Câu 12: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho sản lượng điện nước ta tăng nhanh?
A. Nhiều nhà máy điện có quy mô lớn đi vào hoạt động.
B. Đáp ứng việc xuất khẩu điện sang các nước lân cận.
C. Nước ta có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp điện lực.
D. Nhu cầu về điện để phục vụ sản xuất và đời sống ngày càng nhiều.

Câu 13: Trong cơ cấu sản lượng điện của nước ta hiện nay, tỉ trọng lớn nhất thuộc về
A. nhiệt điện, thuỷ điện.
B. nhiệt điện, điện gió.
C. thuỷ điện, điện nguyên tử.
D. thuỷ điện, điện gió.

Câu 14: Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay vì :
A. Có thế mạnh lâu dài để phát triển.
B. Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp.
C. Có liên quan, tác động đến sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế khác.
D. Tất cả các lí do trên.

Câu 15: Khí tự nhiên đang được khai thác ở nước ta nhằm mục đích là
A. Làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện
B. Xuất khẩu để thu ngoại tệ
C. Làm nguyên liệu cho sản xuất phân đạm
D. Tiêu dùng trong gia đình

Câu 16: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về đặc điểm của ngành công nghiệp khai thác dầu khí ở nước ta?
A. Có giá trị đống góp hàng năm lướn
B. Là ngành có truyền thống lâu đời
C. Có sự hợp tác chặt chẽ với nước ngoài
D. Có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại

Câu 17: Cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn ở nước ta thay đổi từ thủy điện sang nhiệt điện chủ yếu là do:
A. Sự suy giảm trữ lượng nước của các dòng sông
B. Nhà máy nhiệt điện vận hành được quanh năm
C. Đưa vào khai thác các nhà máy nhiệt điện công suất lớn
D. Không xây dựng thêm các nhà máy thủy điện

Câu 18: Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có ngành chế biến sữa phát triển vì :
A. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào.
B. Có thị trường tiêu thụ lớn.
C. Có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất.
D. Tất cả các lí do trên.

Câu 19: Vùng công nghiệp sản xuất đường mía phát triển nhất nước ta là :
A. Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Nam Trung Bộ.
D. Bắc Trung Bộ.

Câu 20: Các nguồn nhiên liệu chủ yếu để sản xuất điện ở nước ta hiện nay là:
A. Than, dầu khí, thủy năng
B. Sức gío, năng lượng mặt trời, than
C. Thủy triều, thủy năng, sức gió
D. Than, dầu khí, địa nhiệt

Câu 21: Hệ thống sông có tiền năng thủy điện lớn nhất nước ta là
A. Hệ thống sông Mê Công
B. Hệ thống sông Hồng
C. Hệ thống sông Đồng Nai
D. Hệ thống sông Cả

Câu 22: Công nghiệp chế biến chè ở nước ta phân bố ở vùng
A. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng song Cửu Long
B. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên
D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 23: Công nghiệp rượu, bia, nước ngọt của nước ta thường phân bố chủ yếu ở
A. Các đô thị lớn
B. Các tỉnh miền núi
C. Vùng ven biển
D. Vùng nông thôn

Câu 24: Công nghiệp chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa phân bố ở các đô thị lớn chủ yếu do
A. Đây là các vùng nuôi bò sữa lớn
B. Đây là nơi có kĩ thuật nuôi bò sữa phát triển
C. Đây là nơi có thị trường tiêu thụ lớn
D. Đây là nơi có nhiều lao động có trình độ

Câu 25: Đây là đặc điểm của ngành dầu khí của nước ta :
A. Tiềm năng trữ lượng lớn nhưng quy mô khai thác nhỏ.
B. Trên 95% sản lượng được dùng để xuất khẩu thô.
C. Mới được hình thành trong thập niên 70 của thế kỉ XX.
D. Bao gồm cả khai thác, lọc dầu và hoá dầu.

Câu 26: Đường dây 500 KV được xây dựng nhằm mục đích :
A. Khắc phục tình trạng mất cân đối về điện năng của các vùng lãnh thổ.
B. Tạo ra một mạng lưới điện phủ khắp cả nước.
C. Kết hợp giữa nhiệt điện và thuỷ điện thành mạng lưới điện quốc gia.
D. Đưa điện về phục vụ cho nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

Câu 27: Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở Atlat địa lí Việt Nam trang 22, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp này trong giai đoạn 2000 – 2007 của nước ta tăng gần
A. 1,7 lần
B. 2,7 lần
C. 3,7 lần
D. 4,7 lần

Câu 28: Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở Atlat địa lí Việt Nam trang 22, trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành này năm 2007 thì dệt may
A. 54,8%
B. 55,8%
C. 56,8%
D. 57,8%

Câu 29: Các địa điểm dưới đây, nơi nào là một điểm công nghiệp ?
A. Quy Nhơn.
B. Tĩnh Túc.
C. Bắc Giang.
D. Hạ Long.

Câu 30: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm chính của khu công nghiệp?
A. Có ranh giới địa lý xác định.
B. Chuyên sản xuất công nghiệp.
C. Không có dân cư sinh sống.
D. Đồng nhất với một điểm dân cư.

Câu 31: Hình thức tổ chức lãnh thổ nào sau đây không được xem tương đương với một khu công nghiệp ?
A. Khu chế xuất.
B. Khu công nghệ cao.
C. Khu công nghiệp tập trung.
D. Khu kinh tế mở.

Câu 32: Hình thức nào dưới đây không phải là hình thức chủ yếu về tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta ?
A. Khu công nghiệp
B. Xí nghiệp công nghiệp
C. Điểm công nghiệp
D. Trung tâm công nghiệp

Câu 33: Một trong những đặc điểm của khu công nghiệp nước ta là
A. Gắn liền với đô thị vừa và lớn
B. Bao gồm nhiều tỉnh và thành phố
C. Không có dân cư sinh sống
D. Có nhiều ngành chuyên môn hóa

Câu 34: Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta mới được hình thành từ những năm 90 của thế kỉ XX là
A. Điểm công nghiệp
B. Vùng công nghiệp
C. Khu công nghiệp
D. Trung tâm công nghiệp

Câu 35: Các khu công nghiệp của nước ta có đặc điểm phân bố là
A. Tập trung ở miền Bắc
B. Không đều theo lãnh thổ
C. Tập trung ở vùng miền núi
D. Đồng đều trên các vùng lãnh thổ

Câu 36: Đây là các khu công nghiệp tập trung của nước ta xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam :
A. Đồ Sơn, Nhơn Hội, Hoà Khánh, Chân Mây, Tân Thuận.
B. Tân Thuận, Nhơn Hội, Hoà Khánh, Chân Mây, Đồ Sơn.
C. Đồ Sơn, Nhơn Hội, Hoà Khánh, Chân Mây, Tân Thuận.
D. Đồ Sơn, Chân Mây, Hoà Khánh, Nhơn Hội, Tân Thuận.

Câu 37: Hiện nay nước ta được phân thành mấy vùng công nghiệp?
A. 3
B. 6
C. 7
D. 8

Câu 38: Vùng công nghiệp có số tỉnh ít nhất?
A. Vùng 1
B. Vùng 2
C. Vùng 3
D. Vùng 4

Câu 39: Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trẻ tuổi nhất của nước ta là :
A. Điểm công nghiệp.
B. Khu công nghiệp.
C. Trung tâm công nghiệp.
D. Vùng công nghiệp.

Câu 40: Có diện tích bao gồm nhiều tỉnh và thành phố là đặc điểm của
A. Điểm công nghiệp
B. Khu công nghiệp
C. Trung tâm công nghiệp
D. Vùng công nghiệp

Câu 41: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp nhằm mục đích để :
A. Sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ.
B. Sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và môi trường.
C. Thúc đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 42: Hình thức trung tâm công nghiệp ở nước ta chưa xuất hiện tại vùng
A. Tây Nguyên
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ
C. Bắc Trung Bộ
D. Duyên hải Nam Trung Bộ

Câu 43: Khu công nghiệp tập trung ở nước ta ra đời vào thời kì :
A. Từ năm 1960 ở miền Bắc.
B. Từ sau 1975, khi đất nước đã thống nhất.
C. Từ sau Đổi mới nền kinh tế - xã hội.
D. Từ thập niên 90 của thế kỉ XX.

Câu 44: Trung tâm công nghiệp có ý nghĩa quốc gia ở nước ta hiện nay là :
A. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
B. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
C. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ.
D. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Nam Định.

Câu 45: Đây là một trong những điểm khác nhau giữa khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp ở nước ta.
A. Trung tâm công nghiệp ra đời từ lâu còn khu công nghiệp mới ra đời trong thập niên 90 của thế kỉ XX.
B. Khu công nghiệp thường có trình độ chuyên môn hoá cao hơn trung tâm công nghiệp rất nhiều.
C. Khu công nghiệp có ranh giới địa lí được xác định còn trung tâm công nghiệp ranh giới có tính chất quy ước.
D. Khu công nghiệp là hình thức đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trung tâm công nghiệp.

Câu 46: Vùng công nghiệp có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta là
A. Vùng 1
B. Vùng 2
C. Vùng 5
D. Vùng 6

Câu 47 : so với ranh giới của các vùng kinh tế, ranh giới vùng công nghiệp không có sự thay đổi là :
A. Vùng 1
B. Vùng 2
C. Vùng 5
D. Vùng 6

Câu 48: Một trong những đặc điểm cơ bản của điểm công nghiệp ở nước ta là:
A. Thường hình thành ở các tỉnh miền núi
B. Mới được hình thành ở nước ta
C. Do Chính phủ thành lập
D. Có các ngành chuyên môn hóa

Câu 49: Đặc điểm nào dưới đây không phải của khu công nghiệp ở nước ta?
A. Có ranh giới địa lí xác định
B. Do chính phủ quyết định thành lập
C. Không có dân cư sinh sống
D. Phân bố gần nguồn nguyên liệu

Câu 50: Đây là đặc điểm của ngành chế biến sản phẩm chăn nuôi.
A. Gắn liền với các vùng chăn nuôi bò sữa và bò thịt.
B. Chưa phát triển mạnh vì thị trường tiêu thụ bị hạn chế.
C. Gắn liền với các thành phố lớn vì có nhu cầu thị trường.
D. Chưa phát triển mạnh vì ngành chăn nuôi để lấy thịt và sữa còn yếu.

Câu 51: So với một số nước trong khu vực và trên thế giới, tài nguyên khoáng sản nước ta :
A. Phong phú về thể loại, phức tạp về cấu trúc và khả năng sử dụng, hạn chế về tiềm năng.
B. Phong phú về thể loại, đa dạng về loại hình, rất khó khăn trong khai thác.
C. Phong phú về thể loại, nhưng hạn chế về trữ lượng, khó khăn quản lí.
D. Phong phú về thể loại, có nhiều mỏ có trữ lượng và chất lượng tốt.

Câu 52: Nhà máy đường Lam Sơn gắn với vùng nguyên liệu mía ở :
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Đông Nam Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Bắc Trung Bộ.

Câu 53: Ngành nào dưới đây không phải là phân ngành của ngành chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta?
A. Chế biến sản phẩm trồng trọt
B. Chế biến sản phẩm chăn nuôi
C. Chế biến lâm sản
D. Chế biến thủy, hải sản

Câu 54: Việc phân chia cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm thành chế biến sản xuất trồng trọt, chế biến sản xuất chăn nuôi và chế biên thủy, hải sản là dựa vào
A. Công dụng kinh tế của sản phẩm
B. Nguồn nhiên
C. Tính chất tác động đến đối tượng lao động
D. Đặc điểm sử dụng lao động

Câu 55: Thành phố Hồ Chí Minh có ngành xay xát phát triển nhờ :
A. Có cơ sở hạ tầng phát triển.
B. Gần vùng nguyên liệu.
C. Có thị trường lớn, phục vụ xuất khẩu.
D. Có truyền thống lâu đời.

Câu 56: Tiềm năng thuỷ điện lớn nhất của nước ta tập trung trên hệ thống sông
A. Sông Đồng Nai.
B. Sông Hồng.
C. Sông Thái Bình.
D. Sông Mã.

Câu 57: Than nâu phân bố nhiều nhất ở
A. Trung du miền núi Bắc Bộ.
B. Đông Nam Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 58: Nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phân bố các cơ sở chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta là
A. thị trường tiêu thụ và cơ sở hạ tầng.
B. nguồn nguyên liệu và lao động có trình độ cao.
C. nguồn lao động giàu kinh nghiệm và thị trường tiêu thụ lớn.
D. nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.

Câu 59: Đây là quy luật phân bố các cơ sở công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
A. Gắn liền với các vùng chuyên canh, các vùng nguyên liệu.
B. Gắn liền với thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
C. Các cơ sở sơ chế gắn với vùng nguyên liệu, các cơ sở thành phẩm gắn với thị trường.
D. Tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn vì nhu cầu thị trường và yếu tố công nghệ.

Câu 60: Vùng trồng và chế biến thuốc lá hàng đầu của nước ta hiện nay là :
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Nam Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ.

Câu 61: Khoáng sản phi kim loại của nước ta bao gồm :
A. Quặng photphorit, apatit, pyrit, sét xi măng, cao lanh, cát thủy tinh, đá quý.
B. Quặng pyrit, sét xi măng, photphorit, bôxit, apatit, than đá, mangan.
C. Quặng apatit, pyrit, đá vôi, sét xi măng, cao lanh, bôxit, cát thủy tinh.
D. Quặng pyrit, sét xi măng, cao lanh, bôxit, cát thủy tinh, titan.

Câu 62: Dựa vào bản đồ công nghiệp năng lượng (Atlat trang 22), sản lượng điện của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2007 tăng
A. 2,4 lần.
B. 3,4 lần.
C. 4,4 lần.
D. 5,4 lần.

 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top