• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Nhật Bản là quốc gia quần đảo, nghèo tài nguyên khoáng sản, dân cư cần cù. Từ giữa thập niên 50 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã nhanh chóng phát triển thành một cường quốc kinh tế. Để hiểu rõ về đất nước “mặt trời mọc”, chúng ta sẽ đến với bài “Nhật Bản” tiết 2 các ngành kinh tế và các vùng kinh tế.

Trắc nghiệm Nhật Bản (Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế)

Câu 1: Hoạt động đánh bắt hải sản ở Nhật Bản phát triển rộng khắp là do
A. nguồn lao động dồi dào
B. kĩ thuật đánh bắt hiện đại
C. người dân có truyền thống đánh bắt lâu đời
D. vùng biển rộng lớn, trữ lượng dồi dào

Câu 2: Vùng nào sau đây tập trung công nghiệp nhất của Nhật Bản?
A. Tây Nam đảo Hôn-su.
B. Tây Bắc đảo Hôn-su.
C. Đông Nam đảo Hôn-su.
D. Trung tâm đảo Kiu-xiu.

Câu 3: Biểu hiện hứng tỏ Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao là
A. Sản phẩm công nghiệp đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước.
B. Hằng năm xuất khẩu nhiều sản phẩm công nghiệp.
C. Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới, nhiều ngành công nghiệp có vị trí cao trên thế giới.
D. Có tới 80% lao động hoạt động trong ngànhcông nghiệp.

Câu 4: Các ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản hiện nay là:
A. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim đen, dệt.
B. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, xây dựng và công trình công cộng, dệt.
C. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim màu, dệt.
D. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, hóa chất, dệt.

Câu 5: Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao là do
A. Có nguồn lao động dồi dào.
B. Hạn chế sử dụng nhiều nguyên liệu, lợi nhuận cao.
C. Không có khả năng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao.
D. Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.

Câu 6: Trừ ngành dệt truyền thống, tất cả các ngành công nghiệp nổi tiếng của Nhật Bản đều hướng vào
A. Tận dụng tối đa sức lao động.
B. Tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước.
C. Kĩ thuật cao.
D. Tạo ra nhiều sản phẩm tiêu dùng phục vụ nhu cầu trong nước.

Câu 7: Đảo nào sau đây của Nhật Bản có ít nhất các trung tâm công nghiệp?
A. Hôn-su.
B.Hô-cai-đô.
C. Xi-cô-cư.
D.Kiu-xiu

Câu 8: Các trung tâm công nghiệp rất lớn của Nhật Bản tập trung nhiều nhất ở đảo nào sau đây?
A. Hôn-su.
B.Hô-cai-đô.
C. Xi-cô-cư.
D.Kiu-xiu.

Câu 9: Công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương vì
A. Ở đây có khí hậu lạnh, dễ bảo quản sản phẩm.
B. Tiện cho việc nhập nguyên liệu và trao đổi sản phẩm với các nước.
C. Tập trung nguồn khoáng sản dồi dào.
D. Thuận lợi cho việc trao đổi sản phẩm với các nước châu Á đất liền.

Câu 10: Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ vủa Nhật Bản?
A. Chiếm tỉ trọng GDP lớn.
B. Thương mại và tài chính có vai trò hết sức to lớn.
C. NHẬT BẢN đứng hàng đầu thế giới về thương mại.
D. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài ít được coi trọng.

Câu 11: Ngành vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh là do
A. Vị trí địa lí và đặc điểm lãnh thổ.
B. Công nghiệp cơ khí phát triển từ lâu đời.
C. Số dân đông, nhu cầu giao lưu lớn.
D. Ngành đánh bắt hải sản phát triển.

Câu 12: Các hải cảng lớn của Nhật Bản là:
A. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ha-chi-nô-hê.
B. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Na-ga-xa-ki.
C. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca.
D. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Cô-chi.

Câu 13: Nông nghiệp giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế của Nhật Bản do
A. thiếu lao động có chuyên môn trong nông nghiệp
B. diện tích đất nông nghiệp ít
C. không được chú trọng phát triển của nhà nước
D. chịu tác động của thiên tai.

Câu 14: Hãng sản xuất các sản phẩm nổi tiếng của ngành công nghiệp sản xuất điện tử ở Nhật Bản không phải là
A. Toshiba
B. Nipon
C. Mitsubisi
D. Electric

Câu 15: Hãng sản xuất các sản phẩm nổi tiếng của ngành công nghiệp chế tạo ở Nhật Bản là
A. Toshiba
B. Fujitsu
C. Nipon
D. Honda

Câu 16: Các cảng biển lớn của Nhật Bản là Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô,… nằm trên đảo
A. Hôn-su.
B. Hô-cai-đô.
C. Xi-cô-cư.
D. Kiu-xiu.

Câu 17: Hoạt động đánh bắt thủy sản của Nhật phát triển mạnh là do
A. bờ biển khúc khủy, nhiều vũng vịnh
B. vùng biển nhiệt đới rộng lớn
C. có ngư trường cá lớn ngoài khơi phía đông Tôkiô
D. người dân có nhiều kinh nghiệm đánh bắt

Câu 18: Các trung tâm công nghiệp Tôkiô, Iôcôhama, Côbê nằm trên đảo
A. Kiuxiu
B. Xicôcư
C. Hônsu
D. Hôcaiđô

Câu 19: Vùng nuôi bò nổi tiếng của Nhật Bản là
A. Ôxaca
B. Kiôtô
C. Côchi
D. Côbê

Câu 20: Nhận xét không đúng về ngành nông nghiệp của Nhật Bản là
A. phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học.
B. tăng diện tích gieo trồng lúa, đáp ứng nhu cầu của dân số đông
C. sản phẩm đánh bắt hải sản đáp ứng phần lớn nhu cầu của người dân.
D. chăn nuôi theo các phương pháp tiên tiến trong các trang trại.

Câu 21: Trong hoạt động của ngành dịch vụ, ngành có vị trí đặc biệt quan trọng là
A. Tài chính
B. Ngân hàng
C. Giao thông vận tải
D. Du lịch

Câu 22: Các sản phẩm nổi bật về ngành công nghiệp chế tạo của Nhật Bản trên thế giới là:
A. Tàu biển, ô tô, sản phẩm tin học
B. Xe gắn máy, ô tô, rôbôt
C. Tàu biển, ô tô, rôbôt
D. Tàu biển, ô tô, xe gắn máy

Câu 23: Ngành công nghiệp được xem là ngành mũi nhọn của Nhật Bản là
A. công nghiệp chế tạo
B. sản xuất điện tử
C. xây dựng và công trình công cộng
D. dệt

Câu 24: Ở Nhật Bản, ngành công nghiệp dệt là
A. ngành công nghiệp chủ lực.
B. ngành khởi nguồn của công nghiệp ở thế kỉ XIX.
C. ngành luôn chiếm tỉ trọng cao trong công nghiệp.
D. ngành chỉ phát triển trong thế kỷ XIX.

Câu 25: Điều kiện tự nhiên của Nhật Bản tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành
A. chăn nuôi
B. công nghiệp khai khoáng
C. thủy sản
D. thủy điện

Nguồn: Sưu tầm
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top