TRẮC NGHIỆM CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Câu 1. Khoanh tròn chữ cái chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau:
Gen là gì?
a) Gen có một mạch chứa thông tin gọi là mạch khuôn.
b) Gen là một đoạn của phân tử axit nuclêic mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm là protêin.
c) Gen là một đoạn phân tử axit nucleic mang thông tin mã hóa cho một cấu trúc ở phần lớn các sinh vật.
d) Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm nhất định (như protêin hay ARN).
Các loại gen:
a. Gen điều hòa.
b. Gen cấu trúc.
c. Gen nhảy.
d. Cả a, b và c.
Câu 2. Khoanh tròn chữ cái chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Gen cấu trúc là gì?
a. Là những gen tạo sản phẩm kiểm soát hoạt động của những gen khác.
b. Là gen mang thông tin mã hóa tổng hợp một chuỗi poolipeptit trong phân tử protêin.
c. Là gen quy định trình tự sắp xếp của các axit amin trong phân tử protêin.
d. Cả a và c.
2. Gen điều hòa là gì?
a. Là những gen tạo sản phẩm kiểm soát hoạt động của các gen khác.
b. Là gen mang thông tin mã hóa cho một cấu trúc ở phần lớn các sinh vật.
c. Là gen có khả năng tự sao chép đúng khuôn mẫu.
d. Cả b và c.
Câu 3. Khoanh tròn chữ cái chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Gen nhảy là gì?
a. Là những gen mang thông tin mã hóa tổng hợp một chuỗi poolipeptit trong phân tử protêin.
b. Là những gen tạo sản phẩm kiểm soát hoạt động của các gen khác.
c. Là gen có khả năng di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác của hệ gen hoặc mang gen khác xen vào vị trí khác nhau của phân tử ADN.
d. Cả a và b.
2. Sự khác nhau trong gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực?
a. Gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục (không phân mảnh).
b. Gen cấu trúc ở sinh vật nhân thực là phân mảnh (bên cạnh các đoạn ê xôn mã hóa axit amin còn được xen kẽ bởi các đoạn intron không mã hóa axit amin.
c. Gen cấu trúc mang thông tin mã hóa các axit amin, các thông tin này chỉ có ở vùng mã hóa.
d. Cả a và b
Câu 4. Tìm từ phù hợp điền vào chỗ…thay các số 1, 2… hoàn thiện câu sau:
Gen là một đoạn phân tử…(1)…mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm nhất định. Gen có nhiều loại như: gen cấu trúc,…(2)… gen nhảy.
Câu 5. Khoanh tròn chữ cái chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Khái niệm về ADN?
a. ADN là khuôn mẫu tổng hợp nên ARN và protêin.
b. ADN có chức năng lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền.
c. ADN là vật chất di truyền có chức năng lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
d. Cả a và b.
2. Những nguyên tắc tự sao chép của ADN.
a. Nguyên tắc sao chép liên tục.
b. Nguyên tắc bán bảo tồn.
c. Nguyên tắc khuôn mẫu.
d. Nguyên tắc khuôn mẫu, bổ sung và bán bảo tồn.
Câu 6. Khoanh tròn chữ cái chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Cơ chế sao chép của ADN.
a. Sao chép nửa gián đoạn.
b. Sao chép liên tục.
c. Sao chép khuôn mẫu.
d. Sao chép theo nguyên tắc bổ sung.
2. Các enzim nào tham gia sao chép ADN?
a. Enzim ARN poolimeraza.
b. Enzim ADN poolimeraza.
c. Enzim poolimeraza và enzim nối.
d. Cả b và c.
Câu 7. Khoanh tròn chữ cái chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Enzim poolimeraza có chức năng gì?
a. Nối hai mạch đơn của phân tử ADN.
b. Kéo dài mạch mới.
c. Tổng hợp đoạn mới.
d. Cả a và b.
2. Điểm giống nhau trong sao chép của sinh vật nhân sơ và nhân thực.
a. Chiều tổng hợp của mạch mới liên tục và các đoạn Okazaki.
b. Nguyên tắc nhân đôi và cơ chế nhân đôi ADN.
c. Các enzim giống nhau.
d. Cả a và b.
Câu 8. Khoanh tròn chữ cái chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Nhân đôi ở sinh vật nhân thực có điểm nào khác sinh vật nhân sơ?
a. Sinh vật nhân thực có nhiều phân tử ADN và mỗi phân tử ADN gôm hai mạch pôlinuclêôtit sao chép ngược chiều nhau.
b. Có nhiều enzim tham gia sao chép hơn.
c. Cơ chế sao chép.
d. Cả a, b và c.
2. Kỳ nào của quá trình phân bảo xảy ra sự sao chép?
a. Kỳ trung gian.
b. Kỳ đầu và kỳ giữa.
c. Kỳ sau.
d. Kỳ sau và kỳ cuối.
Câu 9. Khoanh tròn chữ cái chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Thế nào là mã di truyền?
a. Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử protêin.
b. Mã di truyền trong ADN chứa thông tin quy định sự gắn kết các axit amin trong phân tử protêin.
c. Mã di truyền là mã bộ ba được đọc trên mARN.
d. Cả b và c.
2. Biểu hiện của các thông tin di truyền.
a. Mạch gốc của ADN dùng làm khuôn để tổng hợp ra mARN mà mARN lại là khuôn để tổng hợp protêin do vậy mã di truyền được đọc trên mARN.
b. Trình tự sắp xếp các axit amin của chuỗi poolipeptit được ã hóa bởi trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong ADN.
c. Tổ hợp 3 ribônuclêôtit liền nhau trên mARN mã hóa cho một axit amin gọi là côđon.
d. Cả a, b và c.
Câu 10. Khoanh tròn chữ cái chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Mã di truyền có những đặc điểm nào?
1. Mã di truyền được đọc theo chiều 5’ 3’ từ một điểm xác định trên mARN.
2. Mỗi sinh vật đều có bộ mã di truyền riêng.
3. Mã di truyền được đọc liên tục theo từng cụm 3 ribônuclêôtit không ngắt quãng. Các bộ ba không gối lên nhau.
4. Mã di truyền mang tính phổ biến. Tất cả mọi sinh vật đều dùng chung một mã di truyền.
5. Mã di truyền mang tính thoái hóa.
6. Mã di truyền có bộ ba khởi đầu là AUG và bộ ba kết thúc (UAA, UAG, UGA).
7. Mã di truyền ở các sinh vật khác nhau thì khác nhau ở bộ ba khởi đầu và bộ ba kết thúc.
a. 1, 2, 3, 4, 5
b. 2, 3, 4, 5, 6
c. 1, 3, 4 ,5 , 6
d. 3, 4, 5, 6, 7
2. Các giai đoạn của quá trình sinh tổng hợp protêin.
a. Các giai đoạn mở đầu.
b. Giai đoạn phiên mã và dịch mã.
c. Giai đoạn kết thúc.
d. Giai đoạn hai mạch đơn đóng xoắn.
Câu 11. Khoan tròn chữ cái chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Thế nào là phiên mã?
a. Là quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn ADN.
b. Là quá trình các phân tử ARN ribôxôm kết hợp với protêin tạo nên ribôxôm.
c. Là sự truyền thông tin từ phân tử ARN mạch đơn sang phân tử ADN mạch kép.
d. Cả b và c.
2. Những giai đoạn của quá trình phiên mã.
a. Giai đoạn khởi đầu.
b. Giai đoạn kéo dài.
c. Giai đoạn kết thúc.
d. Cả a, b và c.
Câu 12. Khoanh tròn chữ cái chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Cơ chế của phiên mã.
a. Enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng khởi đầu làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch mã gốc có chiều 3’ 5’ và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu.
b. ARN poolimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen để tổng hợp nên phân tử mARN theo nguyên tắc bổ sung theo chiều 5’ 3’.
c. Enzim di chuyển tới cuối gen gặp tín hiệu kết thúc thì dừng phiên mã, 2 mạch đơn đóng xoắn ngay lại.
d. Cả a, b và c.
2. Quá trình phiên mã gồm những giai đoạn nào?
a. Giai đoạn khởi đầu.
b. Giai đoạn kéo dài.
c. Giai đoạn kết thúc.
d. Cả a, b và c.
Câu 13. Khoanh tròn chữ cái chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Dịch mã là gì?
a. Là quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn ADN.
b. Là quá trình tổng hợp protêin.
c. Là quá trình các axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi poolipeptit vừa tổng hợp.
d. Là quá trình liên kết phân tử mARN với ribôxôm.
2. Các giai đoạn của dịch mã.
a. Hoạt hóa axit amin.
b. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
c. Kéo dài chuỗi pôlipeptit.
d. Cả a và b.
Câu 14. Khoanh tròn chữ cái chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Điểm khác nhau trong phiên mã ở sinh vật nhân thực so với sinh vật nhân sơ.
a. Phiên mã của sinh vật nhân thực có nhiều loại ARN poolimeraza tham gia.
b. Mỗi quá trình phiên mã tạo ra mARN, tARN và rARN có enzim poolimeraza riêng xúc tác.
c. Có sự tiêu dùng năng lượng ATP.
d. Cả a và b.
2. Điểm khác biệt của quá trình tổng hợp tARN, rARN với quá trình tổng hợp mARN?
a. Chuỗi polirib ô nuclêôtit hình thành xong sẽ giữ nguyên cấu hình để hình thành phan tử với cấu trúc đặc trưng.
b. Chuối pôliribônuclêôtit hình thành xong sẽ biến đổi cấu hình và hình thành phân tử với cấu trúc đặc trưng của chúng.
c. Tham gia tổng hợp các ARN khác nhau ở các enzim khác nhau.
d. Cả a và c.
Câu 15. Tìm từ phù hợp điền vào chỗ…thay các số 1, 2…hoàn thiện câu sau:
Thông tin di truyền trên…(1)…được truyền sang phân tử mARN. Phân tử mARN sau khi hoàn thiện đi ra…(2)…tham gia quá trình dịch mã.
Câu 16. Khoanh tròn chữ cái chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Cấu tạo của ôpêrôn Lac theo Jacôp và Mônô gồm:
a. Nhóm gen cấu trúc liên quan nhau về chức năng nằm kề nhau.
b. Gen chỉ huy (O) nằm trước các gen cấu trúc, là vị trí tương tác với protêin ức chế.
c. Vùng khởi động (P) nằm trước gen chỉ huy đó là vị trí tương tác của ARN pôlimeraza để khởi đầu phiên mã.
d. Cả a, b và c.
2. Trạng thái hoạt động của ô pê rôn Lac ở E.coli.
a. Trạng thái khởi động.
b. Trạng thái ức chế.
c. Trạng thái hoạt động.
d. Cả b và c.
Câu 17. Khoanh tròn chữ cái chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Tại sao sự điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực phức tạp hơn sinh vật nhân sơ?
a. Do khối lượng ADN lớn.
b. ADN trong nhiễm sắc thể có cấu trúc phức tạp.
c. Nhiễm sắc thể chứa nhiều gen, đạ đa số các gen ở trạng thái không hoạt động.
d. Cả a, b và c.
2. Các thành phần tham gia điều hòa ở sinh vật nhân thực.
a. Gồm gen cấu trúc.
b. Các gen gây tăng cường, gen gây bất hoạt.
c. Vùng khởi động, vùng kết thúc…
d. Cả b và c.
Câu 18. Tìm từ phù hợp để điền vào chỗ…thay các số 1, 2…hoàn thiện câu sau:
Cơ chế điều hòa hoạt động của gen ở E.coli theo hai trạng thái …(1)…(cảm ứng). Ở sinh vật nhân thực còn có gen…(2)…và gen gây bất hoạt tham gia cơ chế điều hòa.
Câu 19. Khoanh tròn chữ cái chỉ câu trả lời đúng dùng trong các câu sau:
1. Đột biến gen là gì?
a. Là những biến đổi trong cấu trúc của gen xảy ra ở toàn bộ phân tử ADN.
b. Là những biến đổi trong cấu trúc của gen xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN, liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit.
c. Là những biến đổi trong cấu trúc của gen dẫn đến thay đổi thành phần axit amin.
2. Những loại đột biến gen.
a. Đột biến sai nghĩa.
b. Đột biến đồng nghĩa, đột biến vô nghĩa.
c. Đột biến dịch khung.
d. Cả a, b và c.
Câu 20. Khoanh tròn chữ cái chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Đột biến gen phát sinh do những nguyên nhân nào?
a. Do các tác nhân vật lý của môi trường ngoài (tia phóng xạ, tia tử ngoại…)
b. Do các hóa chất gây đột biến.
c. Do rối loạn trao đổi chất trong tế bào.
d. Cả a, b và c.
Câu 21. Tìm từ phù hợp điền vào chỗ…thay các số 1, 2..hoàn thiện câu sau:
Đột biến gen là những biến đổi trong…(1)…Có nhiều loại đột biến gen như: đột biến đồng nghĩa,…(2)…, đột biến dịch khung và đột biến vô nghĩa.
Câu 22. Khoanh tròn chữ cái chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Cấu trúc NST ở sinh vật nhân sơ.
a. Đa số là phân tử ADN trần không có protêin tham gia, mạch kép, dạng vòng, có một NST.
b. Nhiễm sắc thể dính vào màng tế bào.
c. Một số vi rút không có NST, vật chất di truyền chỉ là ADN hoặc ARN.
d. Cả a, b và c.
2. Cấu trúc của NST ở sinh vật nhân thực.
a. Là cấu trúc nằm trong nhân, được cấu tạo từ chất nhiễm sắc thể.
b. Thành phần chủ yếu là ADN và protêin histon.
c. Là phân tử ADN trần, mạch kép, dạng vòng.
d. Cả a và b.
Câu 23. Khoanh tròn chữ cái đầu tiên chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Bộ NST của các loài khác nhau ở điểm nào?
a. Về hình thái NST.
b. Về số lượng NST.
c. Chủ yếu ở các gen trên NST.
d. Cả a, b và c.
2. Trong tế bào xôma NST có đặc điểm gì?
a. Giống nhau về hình dạng, kích thước và trình tự các gen.
b. Tồn tại thành từng cặp tương đồng.
c. Có cả NST thường và NST giới tính.
d. Cả a, b và c.
Câu 24. Khoanh tròn chữ cái chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Chức năng của NST.
a. Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền
b. Điều hòa mức độ hoạt động của gen thông qua sự cuộn xoắn của NST.
c. Đảm bảo sự phân chia đều vật chất di truyền cho các tế bào con
d. Cả a, b và c.
2. NST có tính đặc trưng nào?
a. Bộ NST của mỗi loài sinh vật đều có số lượng ổn định.
b. Bộ NST của loài đều có hình thái, kích thước nhất định.
c. Đều có các gen nằm trên NST đó.
d. Cả a, b và c.
Câu 25. Tìm từ phù hợp điền vào chỗ … thay cho số 1, 2…hoàn thiện câu sau:
Nhiễm sắc thể có chức năng khác nhau như:…(1)…, truyền đạt thông tin di truyền, giúp tế bào phân chia đều…(2)…cho tế bào con và điều hòa hoạt động của các gen.
Câu 26. Khoanh tròn chữ cái chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Đột biến cấu trúc NST là gì?
a. Là những biến đổi hình dạng và cấu trúc của NST.
b. Là những biến đổi trong cấu trúc của NST, là sự sắp xếp lại các gen, làm thay đổi cấu trúc và hình dạng của NST.
c. Là những biến đổi về số lượng các gen trên NST.
d. Cả a và c.
2. Các dạng đột biến cấu trúc NST?
a. Mất đoạn
b. Lặp đoạn, đảo đoạn
c. Chuyển đoạn
d. Cả a, b và c.
Câu 27. Khoanh tròn chữ cái chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Nguyên nhân của đột biến cấu trúc NST?
a. Tác nhân của môi trường ngoài: tác nhân vật lý như tia phóng xạ, tia tử ngoại…
b. Tác nhân hóa học: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ…
c. Tác nhân bên trong tế bào: do sự biến đổi sinh lý nội bào.
d. Cả a, b và c.
8. Hậu quả của đột biến cấu trúc NST.
a. Làm rối loạn sự liên kết của các cặp NST tương đồng trong giảm phân.
b. Làm thay đổi tổ hợp các gen trong giao tử dẫn đến biến đổi kiểu gen và kiểu hình.
c. Nhiều đột biến có hại cho cơ thể nhất là ở thể đồng hợp tử.
d. Cả a, b và c.
Câu 28. Khoanh tròn chữ cái chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Mất đoạn NST thường dẫn đến những hậu quả nào?
a. Làm thay đổi tổ hợp các gen trong giao tử.
b. Làm rối loạn sự liên kết của các cặp NST tương đồng trong giảm phân.
c. Gây chết hoặc giảm sức sống.
d. Làm tăng số lượng gen trên NST.
2. Hậu quả của đảo đoạn NST?
a. Cơ thể đầu tiên mang đảo đoạn ít thay đổi tính trạng vì vật chất di truyền không mất đi.
b. Khi giảm phân hình thành giao tử nếu có trao đổi chéo xảy ra ở trong đoạn đảo sẽ hình thành các kiểu giao tử không bình thường dẫn đến hợp tử không có khả năng sống.
c. Làm mất khả năng sinh sản ở sinh vật.
d. Cả a và b.
Câu 29. Tìm từ phù hợp điền vào chỗ…thay cho số 1, 2…hoàn thiện câu sau:
Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi về…(1)…dẫn đến sự sắp xếp lại các gen và làm thay đổi hình dạng của NST.
Có nhiều dạng đột biến cấu trúc NST, do các nguyên nhân…(2)…hoặc biến đổi sinh lý nội bào.
30. Khoanh tròn chữ cái chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Đột biến số lượng NST là gì?
a. Là đột biến làm thay đổi về cấu trúc NST.
b. Là đột biến làm thay đổi một hay một số cặp NST hoặc ở toàn bộ NST.
c. Là đột biến làm thay hình dạng của NST.
d. Cả a và c.
2. Đột biến thể lệch bội là gì?
a. Là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở một điểm nào đó trên NST.
b. Là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở một cặp NST.
c. Là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở một hay một số cặp NST.
d. Là sự rối loạn phân li NST trong nguyên phân.
Câu 31. Khoanh tròn chữ cái chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Cơ chế phát sinh thể lệch bội.
a. Do sự rối loạn phân li của một hay một số cặp NST trong giảm phân tạo giao tử thừa hay thiếu một vài NST.
b. Do các tác nhân vật lý, hóa học…
c. Do rối loạn trao đổi chất trong tế bào.
d. Cả b và c.
2. Nguyên nhân phát sinh thể lệch bội.
a. Các tác nhân vật lý của môi trường ngoài.
b. Các tác nhân hóa học của môi trường ngoài.
c. Do rối loạn ở môi trường nội bào làm cản trở sự phân li của một hay một số cặp NST.
d. Cả a, b và c.
Câu 32. Khoanh tròn chữ cái chỉ câu trả lời đúng trong trong các câu sau:
1. Hậu của của đột biến lệch bội.
a. Các thể lệch bội ở NST lớn chứa nhiều gen thì dễn đến gây chết.
b. Làm giảm khả năng sinh sản tùy loài.
c. Nếu thể lệch bội thường sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, lệch bội ở NST nhỏ, chứa ít gen gây nên các biến dị khác nhau.
d. Cả a, b và c.
2. Vai trò của đột biến lệch bội?
a. Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
b. Trong chọn giống có thể sử dụng đột biến lệch bội để đưa các NST mong muốn vào cơ thể khác.
c. Sử dụng thể lệch bội để xác định vị trí của gen trên NST.
d. Cả a, b và c.
Câu 33. Khoanh tròn chữ cái chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Nguyên nhân hình thành thể đa bội.
a. Do các tác nhân vật lý, hóa học và môi trường ngoài.
b. Do rối loạn môi trường nội bào.
c. Do lai xa giữa hai loài khác nhau.
d. Cả a, b và c.
2. Cơ chế phát sinh thể đa bội.
a. Trong nguyên phân đầu tiên của hợp tử, nếu tế bào không phân chia thì tạo nên thể tứ bội.
b. Trong giảm phân bộ NST của tế bào không phân li, tạo thành giao tử chứ 2n NST.
c. Do lai xa kết hợp với đa bội hóa.
d. Cả a và b.
Câu 34. Khoanh tròn chữ cái chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Hậu quả của đột biến đa bội.
a. Số lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình sinh tổng hợp chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ.
b. Tế bào thể đa bội do cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển mạnh.
c. Sức chống chịu tốt với các điều kiện bất lợi.
d. Cả a, b và c.
2. Vài trò của thể đa bội.
a. Vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì nó góp phần hình thành nên loài mới.
b. Vai trò trong chọn giống: tạo giống cây ăn quả không hạt, tạo ra thể đa bội có tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, sức chống chịu tốt.
c. Thực vật đa bội có ý nghĩa trong nông nghiệp và trồng rừng.
d. Cả a, b và c.
Câu 35. Khoanh tròn chữ cái đầu tiên chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Đặc điểm của thể lệch bội.
a. Tế bào sinh dưỡng thiếu một NST trong bộ NST.
b. Tế bào sinh dưỡng mang 3 NST về một cặp NST nào đó.
c. Tế bào sinh dưỡng có bộ NST lớn hơn hai lần bộ NST của cùng một loài.
d. Cả a và b.
Câu 36. Tìm từ phù hợp điền vào chỗ…thay các số 1, 2..hoàn thiện câu sau:
Sự thay đổi về số lượng NST (do tác nhân vật lý, hóa học hoặc do rối loạn môi trường nội bào…) xảy ra ở một hay một số cặp NST là đột biến…(1)..Còn sự thay đổi liên quan đến sự tăng cả bộ NST nhưng lớn hơn 2n là đột biến …(2)…
Nguồn: sưu tầm*
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: