• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Trả lời các câu hỏi BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP

ngan trang

New member
BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP


1-Hãy lập bảng tóm tắt những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển, hoạt động khai thác thủy sản ở nước ta theo mẫu dưới đây :
a/ Thuận lợi:
Nước ta có đường bờ biển dài, có 4 ngư trường lớn: Hải Phòng-Quảng Ninh, quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, Ninh Thuận-Bình Thuận-Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau-Kiên Giang.
-Nguồn lợi hải sản rất phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, 100 loài tôm, rong biển hơn 600 loài,…

-Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn có khả năng nuôi trồng hải sản. Nước ta có nhiều sông, suối, kênh rạch…có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt. DT mặt nước nuôi trồng thủy sản là 850.000 ha, trong đó 45% thuộc Cà Mau, Bạc Liêu.

-Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích phát triển, nhân dân có kinh nghiệm nuôi trồng và đánh bắt. Các phương tiện đánh bắt được trang bị tốt hơn; các dịch vụ thuỷ sản và CN chế biến cũng phát triển mạnh.

-Thị trường tiêu thụ được mở rộng trong và ngoài nước.

b/ Khó khăn:

-Thiên tai, bão, gió mùa Đông Bắc thường xuyên xảy ra.
-Tàu thuyền và phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới, năng suất lao động còn thấp. Hệ thống cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu.
-Chế biến và chất lượng sản phẩm còn nhiều hạn chế.
-Môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm.

c/ Hoạt động khai thác:
Sản lượng thuỷ sản năm 2005 là hơn 3,4 triệu tấn, sản lượng bình quân đạt 42 kg/người/năm.

*
Khai thác thủy sản:
-Sản lượng khai thác liên tục tăng, đạt 1,79 triệu tấn (2005), trong đó cá biển 1,36 triệu tấn.
-Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhất là các tỉnh duyên hải NTB và Nam Bộ. Dẫn đầu là các tỉnh về sản lượng đánh bắt: Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau.

*Nuôi trồng thủy sản:
-Tiềm năng nuôi trồng thủy sản còn nhiều, diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản là gần 1 triệu ha, trong đó ĐBSCL chiếm hơn 70%.
-Nghề nuôi tôm phát triển mạnh với hình thức bán thâm canh và thâm canh công nghiệp
- Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, đặc biệt ở ĐBSCL và ĐBSH, nhất là ở An Giang nổi tiếng về nuôi cá tra, cá basa.


ST
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

ngan trang

New member
2-Dựa vào bảng số liệu 24.2 và tìm thêm tài liệu tham khảo, hãy so sánh nghề nuôi tôm và nuôi cá ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
a- Đồng bằng sông Hồng.
-Sản lượng tôm tăng từ 1.331 tấn (1995) lên 8.283 tấn (2005), tăng 622,3 %
-Sản lượng cá tăng từ 48.240 tấn (1995) lên 167.517 tấn (2005), tăng 347,3 %
-Kinh tế thủy sản trong vùng khá phát triển, đã xuất hiện một số mô hình nuôi trồng thủy sản có hiệu quả. Nổi bật là mô hình nuôi cá nước ngọt, nuôi tôm nước lợ, nuôi trai ngọc và nuôi hải sản. Năm 2005, sản lượng thủy sản của vùng đạt 20,3 vạn tấn (riêng khai thác cá biển khoảng 7,8 vạn tấn), giá trị xuất khẩu thủy sản đạt khỏang 70 triệu USD.

b-Đồng bằng sông Cửu Long.
-Sản lượng tôm tăng từ 47.121 tấn (1995) lên 265.761 tấn (2005), tăng 564 %
-Sản lượng cá tăng từ 119.475 tấn (1995) lên 652.262 tấn (2005), tăng 546 %
-Thủy sản giữ vị trí quan trọng trong đời sống và kinh tế của nhân dân trong vùng và của toàn quốc. Giá trị thủy sản toàn vùng tăng từ 7.891 tỉ đồng năm 1995 lên 13.139 tỉ đồng năm 2000 và 23.869 tỉ đồng năm 2005. kim ngạch xuất khẩu thủy sản của vùng đạt khoảng 1,6 tỉ USD năm 2005. Các ngành sản xuất chính là nuôi trồng và khai thác thủy sản.

Diện tích nuôi trồng thủy sản toàn vùng khoảng 685 nghìn ha (2005) và chíem hơn 70% diện tích nuôi của cả nước. Những tỉnh có diện tích nuôi lớn là Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang, Sóc Trăng, có huyện như Đầm Dơi (Cà Mau) có diện tích nuôi trồng thủy sản chiếm tới 86,6 % diện tích tự nhiên toàn huyện. Tổng sản lượng thủy sản của vùng luôn chiếm trên 53% sản lượng thủy sản cả nước, riêng sản lượng nuôi thủy sản chiếm khoảng 68%.

Sản lượng khai thác thủy sản của vùng năm 2005 đạt 856,6 nghìn tấn. Trên toàn vùng có 10 cảng cá, 7 bến cá và 24 xe bảo ôn phục vụ công công tác khai thác thủy sản.


ST

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

ngan trang

New member
3-Hãy nêu hiện trạng phát triển trồng rừng và các vấn đề để phát triển vốn rừng ở nước ta hiện nay.
- Các hoạt động lâm nghiệp bao gồm : lâm sinh (trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng), khai thác, chế biến gỗ và lâm sản.

- Về trồng rừng : Cả nước có khoảng 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung, trong đó chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy (mỡ, bồ đề, nứa…), rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa…, rừng phòng hộ. Hằng năm, cả nước trồng trên dưới 200 nghìn ha rừng tập trung. Tuy nhiên, mỗi năm vẫn có hàng nghìn ha rừng bị chặt phá và bị cháy, đặc biệt là ở Tây Nguyên.

- Về khai thác, chế gỗ và lâm sản : Mỗi năm, nước ta khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, khoảng 120 triệu cây tre luồng và gần 10 triệu cây nứa.

- Các sản phẩm gỗ quan trọng nhất là : gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn, đồ gỗ, gỗ lạng và gỗ dán. Cả nước có hơn 400 nhà máy cưa xẻ và vài nghìn xưởng xẻ gỗ thủ công. Công nghiệp bột giấy và giấy được phát triển chủ yếu với sự giúp đở của Thụy Điển. Lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (tỉnh Phú Thọ), Liên hiệp giấy Tân Mai (tỉnh Đồng Nai).

- Rừng còn được khai thác để cung cấp nguồn gỗ củi và than củi.


ST
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
H

HuyNam

Guest
Cũng giống như các nước khác, Việt Nam đang tham gia tích cực vào quá trình toàn cầu hoá này. Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với khoảng 170 nước trên thế giới, là thành viên hoá cả về chất lượng và số lượng, đặc biệt là về kinh tế. Tuy nhiên, chúng ta mới chuyển đổi từ nền kinh tế tập chung hoá sang nền kinh tế thị trường được một thời gian ngắn vì vậy nền kinh tế thị trường của chúng ta còn nhiều nhược điểm và kinh nghiệm kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp còn hạn chế. Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành công nhưng chúng ta cũng gặp không ít các thất bại trên thị trường quốc tế mà lí do chính là chúng ta không nắm rõ luật chơi trên các thị trường này. Một trong các ví dụ điển hình là vụ kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá cá tra, cá basa của Hiệp hội các nhà nuôi cá nheo Mỹ (CFA). Trong vụ kiện này CFA đã tận dụng hoạt động Vận động hành lang và đây là lí do quan trọng để họ giành được chiến thắng.

[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/1/de an/DA302.pdf[/PDF]
 

Tongthieugia

New member
Xu
0
Về trồng rừng : Cả nước có khoảng 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung, trong đó chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy (mỡ, bồ đề, nứa…), rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa…, rừng phòng hộ. Hằng năm, cả nước trồng trên dưới 200 nghìn ha rừng tập trung. Tuy nhiên, mỗi năm vẫn có hàng nghìn ha rừng bị chặt phá và bị cháy, đặc biệt là ở Tây Nguyên.

Rừng tại Việt Nam đã được trồng lại, nhưng hậu quả từ việc cũ vẫn xảy ra hạn hán lũ quét, ngập lụt thương xuyên do rùng chưa hồi sinh
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top