• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Tổng hợp các bài tập dạng điện phân

Kina Ngaan

Active member
Điện phân là một dạng toán xuất hiện trong đề minh họa năm nay. Điện phân có hai dạng: Có đồ thị hoặc không. Thường những câu hỏi xoay quanh điện phân sẽ liên quan tới thời gian, khối lượng, số mol. Đặc biệt là những bài về dung dịch sau điện phân cho đi phản ứng. Để nắm vững kiến thức về dạng này hơn, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.


Câu 1: Điện phân dung dịch X gồm CuSO4 0,10 M và NaCl x mol/lít với điện cực trơ, có màng ngăn, cường dòng điện không đổi, sau thời gian t giây thu được V lít một khí duy nhất. Nếu thời gian điện phân là 1,6t giây thì thu được hai khí có tổng thể tích là 2V lít. Còn nếu tiến hành điện phân trong 3,2t giây thì thu được các khí có tổng thể tích là 4,8V lít. Biết hiệu suất của quá trình điện phân là 100%.
Giá trị của x là
A. 0,10. B. 0,20. C. 0,40. D. 0,05.

Câu 2: Hoà tan 13,68 gam muối MSO4 vào nước được dung dịch X. Điện phân X (với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, được y gam kim loại M duy nhất ở catot và 0,035 mol khí ở anot. Còn nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực là 0,1245 mol. Giá trị của y là
A. 4,788. B. 3,920. C. 1,680. D. 4,480.

Câu 3: Điện phân dung dịch chứa Cu(NO3)2, CuSO4 và NaCl với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi 2A, hiệu suất 100%. Giá trị của t là
A. 4825. B. 3860. C. 2895. D. 5790.

Câu 4: Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn) dung dịch chứa 0,4 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol NaCl bằng dòng điện một chiều có cường độ 2,68A. Sau t giờ điện phân, thu được dung dịch X. Thêm bột
Mg vào X, thu được chất rắn gồm hai kim loại và 0,07 mol hỗn hợp khí Y gồm hai khí không màu trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Tỉ khối của Y so với H2 là 17. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 52,96 gam muối khan. Giá trị của t là
A. 6,0 B. 5,0 C. 5,5 D. 4,5

Câu 5: Tiến hành điện phân (với điện cực trơ, hiệu suất 100%, dòng điện có cường độ không đổi) dung dịch X gồm 0,3 mol CuSO4 và 0,225 mol HCl, sau một thời gian điện phân thu được dung dịch Y
có khối lượng giảm 21,1875 gam so với khối lượng của dung dịch X. Cho 22,5 gam bột Fe vào dung dịch Y đến khi kết thúc các phản ứng thu được m gam kim loại. Giá trị của m là
A. 22,95. B. 12,90. C. 16,20. D. 12,00.

Câu 6: Điện phân dung dịch X chứa m gam hỗn hợp Cu(NO3)2 và NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 2A. Số mol khí sinh ra ở cả hai điện cực k (mol) theo thời gian điện phân t (giây) được biểu diễn như hình vẽ, hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong nước. Nếu điện phân dung dịch X trong thời gian 1930 giây rồi cho dung dịch sau điện phân tác dụng với lượng dư Fe (tạo khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Khối lượng Fe tối đa đã phản ứng là

20220529_061507.jpg


A. 0,56. B. 0,84. C. 0,98. D. 0,28.

Câu 7: Điện phân dung dịch (có màng ngăn xốp, điện cực trơ) dung dịch có chứa CuSO4 và KCl, với cường độ dòng điện I = 1,93A (giả sử các khí sinh ra không tan trong dung dịch). Toàn bộ khí sinh ra trong quá trình điện phân ở cả 2 điện cực theo thời gian được biểu diễn bằng đồ thị hình bên:
20220529_061522.jpg

Giá trị của x là:
A. 2,688. B. 2,632. C. 4,592. D. 3,08.

Câu 8: Điện phân dung dịch gồm a mol CuSO4 và b mol NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước) với cường độ dòng điện không đổi 2A. Gọi V ml (đktc) là thể tích khí thoát ra ở cả hai điện cực. Đồ thị biểu diễn thể tích khí thoát ra theo thời gian t (giây) được minh họa theo đồ thị (hình bên).
20220529_061536.jpg


Tỉ lệ a : b là:
A. 2 : 5. B. 1 : 3.
C. 3 : 8. D. 1 : 2.

Câu 9: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và KCl với tỷ lệ mol tương ứng là 3:1 thu được dung dịch X. Điện phân dung dịch X (với điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi khối lượng catot tăng 12,8 gam thì dừng điện phân, thu được dung dịch Y. Cho 22,4 gam bột Fe vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 16 gam hỗn hợp kim loại. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%. Giá trị của m là
A. 76,62. B. 63,85. C. 38,31. D. 51,08.

Câu 10: Điện phân 200ml dung dịch X chứa Cu(NO3) 1M trong thời gian 5790 giây với cường độ dòng điện một chiều I = 2,5 A. Ngắt dòng điện rồi cho ngay 200 ml dung dịch HNO3 0,5M vào bình điện phân, sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được V lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của V?
A. 0,28. B. 0,56. C. 1,40. D. 1,12.

Câu 11: Điện phân dung dịch X gồm CuSO4 x mol/ lít và NaCl 0,14M với điện cực trơ, có màng ngăn, cường dòng điện không đổi, sau thời gian t giây thu được V lít 1 khí duy nhất. Nếu thời gian điện phân là 2,5t giây thì thu được hai khí có tổng thể tích 3,5V lít. Còn nếu tiến hành điện phân trong 4,5t giây thì thu được các khí có tổng thể tích là 7V lít. Biết hiệu xuất của quá trình luyện phân là 100%. Giá trị của x là
A. 0,10. B. 0,03. C. 0,02. D. 0,20.

Câu 12: Điện phân 1 lít dung dịch X gồm Cu(NO3)2 0,6M và FeCl3 0,4M đến khi anot thoát ra 17,92 lít khí (đktc) thì dừng lại. Lấy catot ra khỏi bình điện phân, khuấy đều dung dịch để phản ứng xảy ra
hoàn toàn thì thu được dung dịch Y. Giả thuyết kim loại sinh ra đều bám lên catot, sản phẩm khử của N+5 (nếu có) là NO duy nhất. Giá trị (mX – mY) gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 92 B. 102 C. 99 D. 91

Câu 13: Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch chứa a mol NaCl và 2a mol Cu(NO3)2 bằng điện một chiều có cường độ ổn định cho đến khi khối lượng khối lượng dung dịch giảm m gam thì dừng điện phân, thu được dung dịch X. Cho 9,5 gam bột Fe vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 1,12 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và còn lại 5,7 gam hỗn hợp kim loại. Bỏ qua sự hòa tan của các khí trong nước. Giá trị của m là
A. 16,35. B. 14,75. C. 17,50. D. 11,55.

Câu 14: Điện phân dung dịch X gồm 0,2 mol NaCl và a mol Cu(NO3)2 (với các điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không thay đổi), thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 17,5 gam so với khối lượng của X. Cho m gam Fe vào Y đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Z, khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và (m - 0,5) gam hỗn hợp kim loại. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, nước bay hơi không đáng kể. Giá trị của a là
A. 0,20. B. 0,15. C. 0,25. D. 0,35.

Câu 15: Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và KCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi, đến khi ở anot thoát ra 1,792 lít khí (đktc) thì dừng điện phân. Nhúng thanh Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy thoát ra 896 ml khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5; đo đktc); đồng thời khối lượng thanh Fe giảm 3,12 gam. Giá trị của m là
A. 32,88 gam. B. 39,80 gam. C. 27,24 gam. D. 34,16 gam.

Câu 16: Điện phân dung dịch X chứa Cu(NO3)2 và 0,2 mol NaCl với điện cực trơ, sau một thời gian thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 21,5 gam so với dung dịch X . Cho thanh sắt vào dung dịch Y đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khối lượng thanh sắt giảm 1,8 gam và thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Điện phân dung dịch X với trong thời gian 11580 giây với cường độ dòng điện 10A, thu được V lít khí (đktc) ở hai điện cực. Giá trị của V là
A. 7,84. B. 10,08. C. 12,32. D. 15,68.

Câu 17: Cho 24,94 gam hỗn hợp gồm CuSO4 và KCl vào nước dư, thu được dung dịch X. Điện phân X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện I = 5A trong thời gian t giậy, thấy khối lượng dung dịch giảm 9,7 gam. Nếu thời gian điện phân là 1,5t giây, khối lượng catot tăng 6,4 gam; đồng thời thu được dung dịch Y. Y hòa tan tối đa m gam Al2O3. Giá trị của m và t lần lượt là
A. 1,36 và 3088. B. 2,04 và 4632. C. 2,04 và 3088. D. 1,36 và 4632.

Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 80,7 gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và KCl vào nước thu được 500 ml dung dịch Y. Điện phân dung dịch Y (có màng ngăn, điện cực trơ) đến khi H2O bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì dừng. Khi đó số mol khí thoát ra ở anot bằng ba lần số mol khí thoát ra ở catot. Lấy 250 ml dung dịch Y cho tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 thu được y gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của y là
A. 29,55. B. 43,05. C. 53,85. D. 86,10.

Câu 19: Hòa tan hết m gam CuSO4.5H2O vào dung dịch chứa 0,24 mol NaCl, thu được dung dịch X. Điện phân X bằng dòng điện một chiều có cường độ không đổi (điện cực trơ, có màng ngăn, hiệu suất 100%). Sau thời gian t giây, thu được 3,136 lít (đktc) hỗn hợp hai khí ở cả hai điện cực. Sau thời gian 2t giây, khối lượng dung dịch giảm 13,92 gam so với dung dịch ban đầu. Bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước. Giá trị của m là
A. 17,5. B. 12,5. C. 15,0. D. 10,0

Câu 20: Điện phân 600 gam dung dịch chứa AgNO3 17% trong thời gian t giây với điện cực trơ. Giữ nguyên các điện cực trong bình điện phân đến khi khí NO (sản phẩm khử duy nhất) ngừng thoát ra thì số mol NO thu được là 0,1 mol. Tiếp tục điện phân với thời gian 2t giây rồi lấy ngay điện cực ra thì thu được dung dịch X. Biết cường độ dòng điện không đổi, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng dung dịch X là
A. 522,3. B. 533,2. C. 529,5. D. 553,1.

Câu 21: Hòa tan 16,92 gam muối M(NO3)2 (M là kim loại) vào nước được dung dịch X. Điện phân dung dịch X với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi. Sau thời gian t giây thu được 0,03 mol khí ở anot và a gam kim loại ở catot. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực là 0,09 mol. Giả sử hiệu suất điện phân là 100%. Khí sinh ra không tan trong nước. Giá trị của a là
A. 5,12. B. 3,84. C. 1,92. D. 5,76.

Câu 21: Điện phân dung dịch X chứa KCl, K2SO4, CuSO4 với điện cực trơ, màng ngăn xốp trong t giây thu được dung dịch Y; ở anot thu được 4,312 lít hỗn hợp khí (đktc); khối lượng catot tăng lên 16,64 gam. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 114,65 gam hỗn hợp kết tủa. Điện phân dung dịch X trong thời gian 2t giây thu được 10,808 lít khí (đktc) ở cả hai điện cực. Khối lượng chất tan trong dung dịch X là
A. 88,125 gam B. 89,364 gam C. 90,864 gam D. 91,885 gam

Câu 22: Cho m gam hỗn hợp chứa KCl và CuSO4 vào nước thu được dung dịch X. Điện phân dung dịch X trong thời gian t giây thu được dung dịch Y có khối lượng dung dịch giảm đi 9,3 gam. Nếu điện phân dung dịch X trong thời gian 2t giây thu được dung dịch có khối lượng giảm 12,2 gam và thoát ra 0,05 mol khí ở catot. Giá trị của m là:
A. 24,94 B. 23,02 C. 22,72 D. 30,85

Câu 23: Điện phân dung dịch chứa 0,2 mol NaCl và a mol Cu(NO3)2 với điện cực trơ, sau một thời gian thu được dung dịch X và khối lượng dung dịch giảm 21,5 gam. Cho thanh sắt vào dung dịch X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh sắt giảm 1,8 gam và thấy thoát ra khí NO duy nhất. Giá trị của a là
A. 0,3 B. 0,6 C. 0,5 D. 0,4

NAP 24: Điện phân dung dịch chứa đồng thời NaCl và CuSO4 (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của các khí trong nước và sự bay hơi của nước) với cường độ dòng điện không đổi. Kết quả của thí nghiệm được ghi ở bảng sau:
20220529_061624.jpg

Giá trị của t là:
A. 10615. B. 6562. C. 11580. D. 6948

Câu 25: Điện phân dung dịch X chứa Cu(NO3)2 và NaCl với điện cực trơ thấy thể tích khí thoát ra ở cả 2 điện cực (V lít, ở đktc) và thời gian điện phân (t giây) phụ thuộc nhau như trên đồ thị. Nếu điện phân dung dịch trong thời gian 2,5a giây rồi cho dung dịch sau điện phân tác dụng với lượng Fe dư (NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5) thì lượng Fe tối đa đã phản ứng là:
20220529_061709.jpg

A. 9,1 gam. B. 4,2 gam.
C. 6,3 gam. D. 7,0 gam.

Câu 26: Điện phân dung dịch (có màng ngăn xốp, điện cực trơ) chứa 45,25 gam hai chất tan CuSO4 và NaCl, với cường độ dòng điện I = 2A (giả sử các khí sinh ra không tan trong dung dịch, nước không bay hơi trong quá trình điện phân). Toàn bộ khí sinh ra trong quá trình điện phân ở cả 2 điện cực theo thời gian được biểu diễn bằng đồ thị (hình bên).
20220529_061720.jpg


Giá trị của x là:
A. 24125. B. 48250.
C. 14475. D. 28950.

Câu 27: Điện phân dung dịch X gồm FeCl2 và MgCl2 (có màng ngăn), sự phụ thuộc khối lượng của dung dịch X theo thời gian được biểu diễn theo đồ thị sau:
20220529_061732.jpg

Giá trị x là
A. 77,15. B. 74,35.
C. 78,95. D. 72,22.

Sưu tầm
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top