• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Tiểu luận Bàn về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ

Xebus2tang

New member
Xu
0
Tiểu luận Bàn về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ

Trong điều kiện kinh tế thị trường như nước ta hiện nay kinh doanh dịch vụ chiếm một vị trí chủ đạo và rất lớn trong nền kinh tế quốc doanh. Xã hội càng phat triển nhu cầu về dịch vụ của con người càng được nâng cao để nhằm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng trong xã hội. Do đó các doanh nghiệp phải tìm cho mình một hướng đi đúng đắn và vươn lên để khẳng định vị trí của mình đó là sản phẩm sản xuất ra phải có chất lượng và tính cạnh tranh cao.


Bên cạnh những thành tựu đạt được các doanh nghiệp còn gặp không ít khó khăn dẫn tới tình trạng trì trệ và lâm vào tình trạng phá sản. Trong tình trạng đó buộc các doanh nghiệp phải tính toán xem làm thế nào để duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp mình và đẩy mạnh kinh doanh sao cho có lãi.


Một phương án được đưa ra đó là hợp lý hoá chi phí sản xuất và hạ giá thành dịch vụ, điều này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn khi các mặt hàng đưa ra không đơn thuần là chất lượng, độ tin cậy mà còn cả về giá cả nữa. Doanh nghiệp không dễ tự nhiên tăng giá các dịch vụ để tất yếu tăng lợi nhuận mà cần phảI tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Việc tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất to lớn với việc tích luỹ của doanh nghiệp, nâng cao đời sống người lao động, củng cố sức mạnh và đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp.
 
H

HuyNam

Guest
Trong nền kinh tế thị trường ngày một phát triển, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải biết tự chủ về mọi mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc đầu tư, sử dụng vốn, tổ chức sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm, phải biết tận dụng năng lực, cơ hội để lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn. Để có được điều đó, một trong những biện pháp là mỗi doanh nghiệp đều không ngừng hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Là một trong những phần hành quan trọng của công tác kế toán, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với chức năng giám sát và phản ánh trung thực, kịp thời các thông tin về chi phí sản xuất phát sinh trong thời gian, tính đúng, đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm sẽ giúp cho các nhà quản trị đưa ra được các phương án thích hợp giữa sản xuất kinh doanh, xác định giá bán sản phẩm, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu trọng tâm của công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất. Việc hoàn thiện công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là việc làm thực sự cần thiết và có ý nghĩa.
 
H

HuyNam

Guest
Trong giai đọan hiện nay, hòa chung với sự đổi mới sâu sắc, toàn diện của đất nước, của cơ chế quản lý kinh tế, hệ thống cơ sở hạ tầng nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tạo tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những thành tựu đó chính là nhờ những đóng góp vô cùng to lớn của ngành xây dựng cơ bản. Đặc điểm nổi bật của hoạt động xây dựng là đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thi công kéo dài nên vấn đề đặt ra là làm sao phải quản lý vốn tốt, có hiệu quả đồng thời khắc phục tình trạng thất thoát lãng phí trong quá trình sản xuất, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Để đạt được yêu cầu đó, các doanh nghiệp luôn xác định hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu trung tâm của công tác kế toán, do đó đòi hỏi công tác kế toán phải được tổ chức sao cho khoa học, kịp thời, đúng đối tượng, đúng chế độ nhằm cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết đồng thời đưa ra các biện pháp, phương hướng hoàn thiện để nâng cao vai trò quản lý chi phí và tính giá thành, thực hiện tốt chức năng “là công cụ phục vụ đắc lực cho quản lý” của kế toán. Chi phí được tập hợp một cách chính xác kết hợp với việc tính đầy đủ giá thành sản phẩm sẽ làm lành mạnh hóa các quan hệ tài chính trong doanh nghiệp, góp phần tích cực vào việc sử dụng hiệu quả các nguồn đầu tư, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
 
H

HuyNam

Guest
Trong xu thế hội nhập, phát triển và cạnh tranh gay gắt ngày nay mỗi doanh nghiệp đều phải tìn ra lợi thế cạnh tranh của mình nhằm tạo ra sức mạnh vượt trội. Song song với đó là việc phát huy tối đa mọi nguồn nhân lực vào quá trình hoạt động. Đặc biệt, một nguồn lực khá quan trọng và cũng được coi là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là nguồn nhân lực. Thực tế đã cho thấy doanh nghiệp nàocó đội ngũ nhân lực tốt, có chiến lược quản lý nhân lực lâu dài, hoàn chỉnh sẽ tạo ra được sức mạnh vượt trội. Tuy nhiên, để làm được điều này thì vai trò của quản lý nguồn nhân lực càng trở nên cần thiết. Nhận biết được ý nghĩa quản lý nguồn nhân lực nên các tập đoàn, công ty lớn đều đầu tư không nhỏ nhằm hoàn thiện hệ thống này. Công ty TNHH Coca-Cola Việt Nam cũng nằm trong quy luật đó. Tuy nhiên, điểm khác biệt là công ty chú trọng phát triển nhất đội ngũ nhân viên bán hàng. Các chính sách quản lý hệ thống nhân viên bán hàng được công ty bổ sung hoàn chỉnh. Qua thời gian thực tập tại công ty, em nhận thấy một số thành tựu và hạn chế trong quản lý hệ thống nhân viên bán hàng. Do vậy, em lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý mạng lưới nhân viên bán hàng của công ty TNHH Coca-Cola Việt Nam chi nhánh miền bắc”. Trong báo cáo đề tài gồm ba phần chính:

[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/1/quan tri/QT155.pdf[/PDF]
 
H

HuyNam

Guest
Xây lắp là một ngành sản xuất mang tính công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, góp phần hoàn thiện cơ cấu kinh tế, tạo tiền đề để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Tuy nhiên ngành xây lắp có những đặc điểm riêng biệt khác với các ngành sản xuất khác ảnh hưởng đến công tác quản lý và hạch toán.

- Sản phẩm xây lắp là những công trình hoặc vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp. mang tính đơn chiến. Mỗi sản phẩm được xây lắp theo thiết kế kỹ thuật và giá dự toán riêng. Do đó, đòi hỏi mỗi sản phẩm trước khi tiến hành sản xuất phải lập dự toán về thiết kế thi công và trong quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp phải tiến hành so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo.

- Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá trị dự toán hoặc giá thanh toán với đơn vị chủ thầu, giá này thường được xác định trướ khi tiến hành sản xuất thông qua hợp đồng giao nhận thầu. Mặt khác sản phẩm xây lắp không thuộc đối tượng lưu thông, nơi sản xuất đồng thời là nơi tiêu thụ sản phẩm vì vậy sản phẩm xây lắp là loại hàng hoá có tính chất đặc biệt.
 
H

HuyNam

Guest
Tiêu thụ là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng của mỗi doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh, đặc biệt khi các doanh nghiệp đó hoạt động trong nền kinh tế thị trường, nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là khâu cuối cùng trong hoạt động sản xuất và cũng là khâu đầu tiên của quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp, theo đó các doanh nghiệp sau mỗi quá trình sản xuất phải tiến hành việc bán sản phẩm để thu lại những gì đã bỏ ra và có lãi. Thông qua hoạt động này, doanh nghiệp mới có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ta thấy rằng không có tiêu dùng thì không có sản xuất. Quá trình sản xuất trong nền kinh tế thị trường thì phải căn cứ vào việc tiêu thụ được sản phẩm hay không. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hoá từ hàng sang tiền, nhằm thực hiện đánh giá giá trị hàng hoá sản phẩm trong kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động tiêu thụ bao gồm nhiều hoạt động khác nhau và có liên quan chặt chẽ với nhau: như hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường, xây dựng mạng lưới tiêu thụ, tổ chức và quản lý hệ thống kho tàng, xây dựng chương trình bán,... Muốn cho các hoạt động này có hiệu quả thì phải có những biện pháp & chính sách phù hợp để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo cho hàng hoá của doanh nghiệp có thể tiếp xúc một cách tối đa với các khách hàng mục tiêu của mình, để đứng vững trên thị trường, chiến thắng trong cạnh tranh và đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh.


Trong thực tế hiện nay, công tác tiêu thụ chưa được các doanh nghiệp chú ý một cách đúng mức, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa hoàn toàn xoá bỏ được các ý niệm về tiêu thụ trước đây, việc tiêu thụ hoàn toàn do Nhà nước thực hiện thông qua các doanh nghiệp thương nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không thể dựa vào Nhà nước giúp đỡ cho việc thực hiện hoạt động tiêu thụ, các doanh nghiệp phải tự mình xây dựng cho mình chương trình thích hợp nhằm đảm bảo cho tiêu thụ được tối đa sản phẩm mà mình sản xuất. Một trong các chương trình đó chính là chương trình về xây dựng các biện pháp & chính sách phù hợp

 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top