• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Tết thiếu nhi Nhật Bản 5/5 (Kodomo no hi)

Hanamizuki

New member
Xu
0
Tết thiếu nhi Nhật Bản 5/5 (Kodomo no hi)

Ở Nhật, ngày 5 tháng 5 là ngày lễ “Kodomo no hi” (Ngày thiếu nhi), là 1 trong 15 ngày lễ quốc gia của Nhật Bản (ngày nghỉ nhưng vẫn được ăn lương). Từ năm 1948, luật pháp Nhật quy định ngày này là ngày tôn trọng nhân cách của trẻ em, ngày cầu mong hạnh phúc cho trẻ em và cũng là ngày cảm tạ người mẹ.
200505.jpg


Theo tập quán trước đây thì ngày 5 tháng 5 là ngày lễ cầu mong sức khỏe và trưởng thành dành riêng cho con trai, ngày này được tính theo âm lịch, chính vì thế vẫn còn vài nơi ở Nhật làm lễ vào ngày 5 tháng 6 do chênh lệch 1 tháng giữa âm lịch và dương lịch. Ngày lễ dành riêng cho con gái là ngày 3 tháng 3 , được gọi là Hina matsuri.

Kodomo_No_Hi_by_JuliKitt.jpg


Tết thiếu nhi ở Nhật Bản được gọi là Kodomo no hi, diễn ra vào ngày 5/5 hàng năm, là một trong những ngày Quốc lễ của Nhật và là một phần trong Tuần lễ vàng. Gọi là Tuần lễ vàng vì vào thời gian này ở Nhật có nhiều ngày lễ như Kỷ niệm Sinh nhật Nhật Hoàng (Showa no hi) 29/4, Kỷ niệm ngày thành lập Hiến Pháp (Kenpou Kinenbi) 3/5, Ngày Môi trường (Midori no hi) 4/5, và Ngày Tết thiếu nhi (Kodomo no hi) 5/5. Thời gian nghỉ của Tuần lễ vàng kéo dài từ 7 tới 10 ngày thực sự đã trở thành thời gian quý báu quây quần bên gia đình, cùng vui chơi bên lũ trẻ của người dân Nhật Bản trong cuộc sống hối hả ngày nay.


1.Nguồn gốc, xuất xứ

Ngày này trước kia được gọi là Tết Đoan Ngọ (tiếng Nhật là Tango no sekku), diễn ra vào ngày 5/5 Âm lịch. Sau khi Nhật Bản chuyển sang sử dụng Dương lịch, ngày này cũng được đổi sang ngày 5/5 Dương lịch. Tuy nhiên Tết Đoan Ngọ - 5/5 Âm lịch hiện nay vẫn là ngày lễ truyền thống ở các nước, khu vực như Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Macau, Hàn Quốc và Việt Nam (dân gian ta còn gọi là Tết giết sâu bọ).
79c15a72ef936d1262dad190d3e38674.jpg


Lúc trước ngày này cũng được xem là Ngày của các bé trai, trong khi Ngày của các bé gái (Hinamatsuri) được tổ chức vào ngày 3 tháng 3. Tuy nhiên ngày này đã trở thành lễ hội cho tất cả trẻ em trên toàn nước Nhật và được chính phủ Nhật công nhận là Quốc lễ vào năm 1948, đổi tên thành ngày Tết thiếu nhi (Kodomo no hi) để cầu chúc hạnh phúc cho tất cả trẻ em và thể hiện lòng biết ơn đến những người mẹ.

2.Biểu tượng
Cg3U66oUoAEIGdw.jpg

Ngày Tết thiếu nhi 5/5 gắn liền với hình ảnh cờ cá chép Koinobori đầy màu sắc bằng vải (trong tiếng Nhật, Koi nghĩa là cá chép, Nobori nghĩa là lá cờ, biểu ngữ) dài hơn 3m được treo trên các cột cao trước ban công hoặc ngoài sân nhà.
koinobori1-e1367962177609.jpg

Nguồn gốc những lá cờ cá chép này xuất phát từ một truyền thuyết cổ xưa của Trung Quốc khi loài cá chép đã bơi vượt qua dòng sông Hoàng Hà hung dữ để hóa rồng. Vì thế, hình ảnh cá chép vượt vũ môn hóa rồng đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh, lòng dũng cảm vượt thác dữ, khó khăn để đạt được những thành công trong cuộc sống. Tục lệ treo cờ cá chép trong ngày Tết thiếu nhi của mỗi gia đình Nhật Bản cũng nhằm cầu mong cho các bé sự khỏe mạnh, thành công như cá chép vậy.


Trong một số ngôi nhà, cá chép được treo tượng trưng cho mỗi thành viên trong gia đình, thông thường họ sẽ treo cá chép màu đen ở trên cùng tượng trưng cho người cha, tiếp đến là cá chép màu đỏ tượng trưng cho người mẹ, và cá chép màu xanh dương tượng trưng cho bé trai. Một số gia đình treo số lượng cá chép đủ theo số lượng thành viên gia đình mình, mỗi người một màu khác nhau nên rất rực rỡ và đầy màu sắc.

3.jpg

Ngoài cờ cá chép, các gia đình còn trưng bày những con búp bê Kintarou (tiếng Hán: Kim Thái Lang, là một vị anh hùng thiếu nhi trong truyền thuyết Nhật Bản, nổi tiếng với sức mạnh phi thường khi còn nhỏ, như Thánh Gióng của Việt Nam) cưỡi một con cá chép lớn, trên đầu đội mũ sắt của võ sĩ (gọi là Kabuto). Mũ sắt (Kabuto) và võ sĩ Kintarou là biểu tượng cho một bé trai khỏe mạnh và mạnh mẽ.

Ngoài ra, người dân Nhật còn làm bánh gạo nếp (gọi là bánh mochi) với đậu đỏ, bọc trong lá sồi (kashiwa) và bánh gạo nếp bọc lá tre (gọi là bánh chimaki). Cây sồi và cây tre cũng tượng trưng cho sức mạnh và một cuộc sống thành công.

banh-gao-nep-nhat-ban.jpg

banh-gao-nep-nhat-ban.jpg
 

Đính kèm

  • Chimaki_Judy_Ung.JPG
    Chimaki_Judy_Ung.JPG
    57.3 KB · Lượt xem: 4

Maruko Dương

New member
Xu
0
Ý NGHĨA CỦA LÁ CỜ CÁ CHÉP KOINOBORI Ở NHẬT BẢN

Vào thời điểm cuối tháng 4, đầu tháng 5 hàng năm không khí Nhật Bản thêm phần rực rỡ nhộn nhịp với hình ảnh của những lá cờ cá chép được giăng đầy khắp các con phố. Hoạt động này dùng để hưởng ứng cho ngày lễ trẻ em (Kodomo No Hi) mùng 05 tháng 05 Dương Lịch hàng năm. Và đây cũng là một phần của Tuần Lễ Vàng ở Nhật Bản.

%20ngha%20ca%20l%20c%20c%20chp%20koinobori%20%20nht%20bn.1.jpg


Cờ cá chép có tên gọi là Koinobori là hình ảnh những chú cá rỗng ruột rực rỡ với 3 màu sắc chính là đen, đỏ và xanh. Mỗi một màu mang một ý nghĩa biểu trưng cho các thành viên trong một gia đình: bố, mẹ và con cái. Thông thường thì người dân Nhật Bản sẽ treo một lá cờ tua dua 5 màu(Fuki-nagashi) tượng trưng cho ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ phía trên và ở dưới là 3 lá cờ cá chép màu đặc trưng để hi vọng sự hòa thuận, yên ấm của gia đình mình.

Ngày hội cá chép bắt nguồn từ ngày Tết Đoan Ngọ của một số quốc gia Á Đông như ở Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc (mùng 05 tháng 05 Âm Lịch) nhưng từ khi Nhật Bản chuyển sang dùng lịch dương thì ngày lễ cũng chuyển sang ngày dương. Và theo văn hóa truyền thống của Nhật Bản thì ý nghĩa ngày lễ cũng thay đổi. Việc người dân xứ sở hoa anh đào treo cờ cá chép trong những ngày này với ước nguyện cầu chúc cho những bé trai trưởng thành khỏe mạnh và sự nghiệp khởi sắc như cá chép hóa rồng. Điều này cũng có xuất xa xưa từ sự tích cá chép vượt vũ môn của Trung Quốc, và người dân Nhật Bản lấy đó như một điềm lành cầu chúc cho các bé trai.

Đi cùng trong những ngày này là món bánh Kashiwa-mochi quen thuộc với ý nghĩa vô cùng đặc biệt gắn liền với đặc trưng của cây Kashiwa. Lá xanh đâm chồi thì thì giá mới chịu rụng, điều đó liên tưởng đến tâm niệm vì thế hệ trẻ, khi chưa có con cái thì bố mẹ chưa thể chết được.

Đây là một trong những món bánh truyền thống nổi tiếng của đất nước mặt trời mọc không chỉ ngon mắt, ngon miệng mà còn đầy thiêng liêng với người dân bản xứ.
Tồn tại trong suốt một thời gian dài gắn liền với văn hóa truyền thống Nhật Bản và với ý nghĩa biểu trưng này, hình ảnh những chú cá chép bay phất phới trên bầu trời sẽ còn xuất hiện mãi trong dịp lễ đặc biệt hàng năm. Đây hẳn là một nét văn hóa khá thú vị mang sắc thái riêng của xứ sở hoa anh đào.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top