• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Tâm lý học đại cương (pdf): tâm lý học là gì ? Khái quát tâm lý người ...

Hide Nguyễn

Du mục số
Tâm lý học vừa được nghiên cứu một cách khoa học lẫn phi khoa học. Tâm lý học chủ đạo ngày nay đa phần đặt nền tảng trên thuyết thực chứng, thông qua những phân tích định lượng và sử dụng những phương pháp khoa học để thử và bác bỏ những giả thuyết. Tâm lý học có khuynh hướng chiết trung, sử dụng và tiếp thu kiến thức thu thập được từ nhiều ngành khoa học khác để hiểu và lý giải hành vi của con người.

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC : MÔN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

I. Giới thiệu chung:


1. Tên môn học: Tâm lý học đại cương (General Psychology)
2. Mã số môn học:- GD103. Số tín chỉ: 3 (bắt buộc)- GD104. Số tín chỉ: 2 (tự chọn)
3. Cấu trúc môn học:
a.Khối bắt buộc
* Tổng số tiết của môn học(GD103): 45 tiết
* Số tiết lý thuyết: 30 tiết
* Số tiết làm bài tập, thực hành: 15 tiết
b.Khối tự chọn
* Tổng số tiết của môn học(GD104): 30 tiết
* Số tiết lý thuyết: 20 tiết
* Số tiết làm bài tập, thực hành: 10 tiết
4. Điều kiện tiên quyết: Không
5. Tóm tắt mục tiêu môn học:
- Nắm vững hệ thống tri thức cơ bản, khoa học, hiện đại về Tâm lý học đại cương.
- Có quan điểm duy vật biện chứng khi xem xét các hiện tượng tâm lý con người; có ý thức tìm hiểu nắm vững tâm lý học sinh nói riêng, con người nói chung để thuận lợi cho công việc của bản thân.
- Hình thành kỹ năng học tập và nghiên cứu Tâm lý học; vận dụng tri thức tâm lý học vào việc rèn luyện bản thân, vào việc phân tích, giải thích các hiện tượng tâm lý con người theo quan điểm khoa học.
6. Đối tượng sử dụng:
-Sinh viên năm thứ nhất, học kỳ 1 các ngành Sư phạm, cử nhân Anh Văn, cử nhân Văn, Luật(bắt buộc) hệ đào tạo chính qui và tại chức.
-Sinh viên năm thứ hai, học kỳ 1 các ngành Kinh tế, Nông nghiệp(tự chọn) hệ đào tạo chính qui.

II. Đề cương môn học:

1. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:
Nội dung chương trình Tâm lý học đại cương bao gồm: Những vấn đề khái quát về tâm lý học với tư cách là một khoa học; cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của tâm lý người; sự hình thành và phát triển tâm lý –ý thức; hoạt động nhận thức; ngôn ngữ và nhận thức; tình cảm và ý chí; nhân cách và các thuộc tính tâm lý của nhân cách.
2. Chương trình chi tiết:

Chương 1.
Tâm lý học là một khoa học

I. Khái quát chung về hiện tượng tâm lý người


1. Tâm lý là gì?
2. Vài nét về lịch sử hình thành tâm lý học
3. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học
4. Đặc điểm chung của
hiện tượng tâm lý
5.Chức năng của tâm lý
6. Phân loại các hiện tượng tâm lý

ỊI. Bản chất hiện tượng tâm lý người

1.
Tâm lý người là chức năng của não
2. Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể
3. Tâm lý người mang bản chất xã hội lịch sử

III. Các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu tâm lý

1. Các nguyên tắc
a. Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng
b. Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan
c. Phải nghiên cứu các hiện tượng tâm lý trong sự vận động và phát triển của chúng
d. Phải nghiên cứu các hiện tượng tâm lý trong mối liên hệ giữa chúng với nhau và giữa chúng với các hiện tượng khác.
e. Phải nghiên cứu tâm lý của một con người cụ thể, một nhóm người cụ thể, chứ không nghiên cứu chung chung.
2.Các phương pháp
a. Phương pháp quan sát
b. Phương pháp thực nghiệm
c. Trắc nghiệm (Test)
d. Phương pháp đàm thoại (trò chuyện)
e. Phương pháp phân tích sản phẩm của hoạt động
g. Phương pháp điều tra
h. Phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân

Chương 2. Cơ sở tự nhiên và
cơ sở xã hội của tâm lý người

I.Cơ sở tự nhiên của tâm lý người


1. Não và tâm lý
a. Cấu tạo, chức năng của hệ thần kinh trung ương
b. Vấn đề định khu chức năng tâm lý trong não
2. Phản xạ có điều kiện và tâm lý
3. Qui luật hoạt động thần kinh cấp cao và tâm lý
4. Hai hệ thống tín hiệu và tâm lý

II. Cơ sở xã hội của
tâm lý người

1. Hoạt động và tâm lý
2. Giao tiếp và tâm lý
3. Quan hệ giao tiếp và hoạt động
4. Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động giao tiếp

Chương 3. Sự hình thành và phát triển tâm lý –ý thức

I. Sự hình thành và phát triển tâm lý


1. Tiêu chuẩn xác định sự nảy sinh tâm lý
2. Các thời kỳ phát triển tâm lý
3. Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi
II. Sự hình thành và phát triển ý thức
1. Khái niệm chung về ý thức
2. Sự hình thành và phát triển ý thức
3. Các cấp độ ý thức

III. Chú ý-điều kiện của hoạt động có ý thức

1. Chú ý là gì?
2. Các loại chú ý
3. Các thuộc tính cơ bản của chú ý

Chương 4. Hoạt động nhận thức

A. Nhận thức cảm tính

I. Cảm giác


1. Khái niệm chung về cảm giác
2. Phân loại cảm giác
3. Các qui luật cơ bản của cảm giác

II. Tri giác

1. Khái niệm chung về tri giác
2. Phân loại tri giác
3. Các qui luật cơ bản của tri giác

B .Trí nhớ

1. Khái niệm chung về trí nhớ
2. Các quá trình cơ bản của trí nhớ
3. Các lọai trí nhớ
4. Quá trình quên

C. Nhận thức lý tính

I. Tư duy


1. Khái niệm chung về tư duy
2. Tư duy là một hành động trí tuệ
3. Các loại tư duy và các phẩm chất của tư duy
II. Tưởng tượng
1. Khái niệm chung về tưởng tượng
2. Các loại tưởng tượng
3. Các cách sáng tạo hình ảnh mới của tưởng tượng

Chương 5. Ngôn ngữ và nhận thức

1. Khái niệm chung về ngôn ngữ
2. Các loại ngôn ngữ
3. Vai trò của ngôn ngữ đối với hoạt động nhận thức

Chương 6. Tình cảm và ý chí

I. Xúc cảm-tình cảm


1. Khái niệm chung
2. Các mức độ của đời sống tình cảm
3. Các loại tình cảm cao cấp
4. Các qui luật của đời sống tình cảm

II. Ý chí và hành động ý chí

1. Khái niệm về ý chí
2. Hành động ý chí
3. Hành động tự động hoá

Chương 7. Nhân cách và các thuộc tính tâm lý của nhân cách

A. Nhân cách


1. Định nghĩa
2. Các đặc điểm cơ bản của nhân cách
3. Các kiểu nhân cách
4. Sự hình thành và phát triển nhân cách

B. Các thuộc tính tâm lý của nhân cách

I. Xu hướng


1. Định nghĩa
2. Các biểu hiện của xu hướng

II. Năng lực

1. Khái niệm chung
2. Điều kiện của sự hình thành và phát triển năng lực

III. Tính cách

1. Định nghĩa
2. Cấu trúc của tính cách

IV. Khí chất

1. Khái niệm về khí chất
2. Các kiểu thần kinh và các loại khí chất

3. Tài liệu tham khảo

- Phạm Minh Hạc (1980), Nhập môn tâm lý học, Nxb Giáo dục, HN.
- Phạm Minh Hạc (1988), Tâm lý học, Nxb Giáo dục, HN.
- Hội đồng bộ môn Tâm lý-giáo dục (1975), Giáo trình tâm lý học, HN.
- Trần Tuấn Lộ (1993), Tâm lý học giao tiếp, Đại học mở bán công TP Hồ Chí Minh..
- Bùi Ngọc Oánh (1992), Đề cương bài giảng trong xã hội và quản lý. TP Hồ Chí Minh.
- Rudich, P.A (1986), Tâm lý học, Nxb thể dục thể thao.
- Tâm lý học(1974), -Nxb Quân đội.
- Tâm lý học (1993), ĐHSP Thành phố HCM.
- Trần trọng Thuỷ (1990), Bài tập thực hành tâm lý học, NXB Giáo dục.
- Trường cán bộ quản lý-Bộ Giáo dục (1978), Giáo trình tâm lý học, HN.
-Nguyễn Quang Uẩn và các tác giả khác (1995), Tâm lý học đại cương, Nxb Giáo dục, HN.



NHÓM CÁN BỘ BIÊN SOẠN
Phạm Thị Năm - Đặng Mai Khanh
Phan Thị Mai - Đỗ Văn Đoạt
 

Đính kèm

  • TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG ĐHSP - butnghien.pdf
    1.2 MB · Lượt xem: 332

phùdungtrắng

New member
Xu
0
Mình có hai câu hỏi mà không biết trả lời sao giúp với nhé, mình gần thi rồi, cảm ơn
1. Vai trò của tri thức tâm lý học trong cuộc sống và hoạt động của con người?
2. Nêu các phương pháp đánh giá nhân cách?
 

Hide Nguyễn

Du mục số
Vai trò của tâm lý học trong một số lĩnh vực đối với đời sống:

1) Tâm lý học sư phạm
Là lĩnh vực tâm lý nghiên cứu các quy luật tâm lý trong huấn luyện và giáo dục, chủ yếu tại các trường phổ thông. Hoạt động của lĩnh vực tâm lý này trong nhà trường có tác dụng nâng cao chất lượng học tập của học sinh, nhất là đối với những trẻ có khó khăn về học tập, vạch hướng cho hoạt động sư phạm của các thầy cô giáo thông qua việc cung cấp những thông tin về mặt tâm lý của học sinh, tạo điều kiện thích nghi hóa nội dung giảng dạy theo các khả năng của từng em riêng biệt.

2) Tâm lý học lao động
Là lĩnh vực nghiên cứu các đặc điểm của tâm lý trong các loại hạt động lao động nhằm hợp lý hoá quá trình lao động và đào tạo dạy nghề.Tâm lý học lao động là một chuyên ngành của khoa học tâm lý ra đời và phát triển như là một nhu cầu khách quan của thực tiễn cuộc sống. Tâm lý học lao động có vai trò cung cấp những tri thức về tâm lý con người trong hoạt động lao động, những mối quan hệ giữa con người với nghề nghiệp, với môi trường lao động và giữa con người với con người,tạo điều kiện cho người lao động chọn được một công việc phù hợp với mình mà đôi khi tự bản thân không nhận ra được. Cụ thể là tìm hiểu, khai thác tâm lý sinh viên chê doanh nghiệp nhà nước là vì lý do gì, nghiên cứu độ hài lòng của người lao động làm lời giải cho bài toán nhân lực, xử lý các trường hợp bị căng thẳng bế tắc trong công việc,… từ đó đưa ra các biện pháp tâm lý tương ứng để giải quyết. Trong lĩnh vực lao động, tâm lý học đóng vai trò khá quan trọng vì đa số chúng ta hiện nay đều chọn nghề theo ý thích , và hiệu quả làm việc có tốt hay không cũng phần nhiều dựa vào sự say mê, yêu nghề và mức độ tập trung của người đó trong công việc,… mà những yếu tố này đều đa số là yếu tố tâm lý.

3) Tâm lý học kỹ sư
Là lĩnh vực nghiên cứu các lĩnh vực tác động lẫn nhau giữa con người và kỹ thuật mới nhằm làm cho kỹ thuật hiện đại thích ứng với năng lực tâm lý của con người, thích ứng với kỹ thuật ngày càng phát triển. Tâm lý học trong lĩnh vực này có vai trò xác định những người có khả năng sáng tạo, tiếp thu kỹ thuật mới và những người bảo thủ, yêu thích phát huy những truyền thống tốt đẹp, từ đó có thể xác định trọn lựa cho từng kỹ sư lĩnh vực mà người đó có khả năng, việc này sẽ tạo ra những thành công nhất định trong quá trình tiếp thu công nghệ kỹ thuật hiện đại hiện nay mà vẫn giữ và phát triển những nét văn hoá truyền thống.

4) Tâm lý học quản lý
Là một khoa học tổng hợp sử dụng các kiến thức tâm lý, đó là các quy luật của hoạt động tâm lý con người, sử dụng đến các quy luật tâm lý xã hội và sử dụng các tư liệu, các ngành sư phạm học dùng để giáo dục và trang bị những kiến thức về tâm lý cho những cán bộ lãnh đạo làm công tác quản lý. Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật diễn ra mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất kèm theo sự tăng lên những đòi hỏi về chức năng trí tuệ của con người và những tính chất đặc biệt về cảm xúc – lý trí của nhân cách. Sự phát triển đa dạng và ngày càng phong phú của các vấn đề xã hội và con người đòi hỏi một trình độ quản lý xã hội cao hơn. Tâm lý học quản lý là một chuyên ngành của tâm lý học có nhiệm vụ góp phần đặt cơ sở khoa học cho việc tối ưu quá trình lãnh đạo – quản lý, là cơ sở khoa học quan trọng để xác định phương thức quản lý. Tâm lý học quản lý, mặt khác, nghiên cứu những đặc điểm tâm lý học – xã hội, đặc điểm nhân cách nhằm đạt hiệu quả thiết thực trong quản lý vì lợi ích xã hội, tập thể và con người. Công tác quản lý, dù là quản lý xã hội hay quản lý kinh tế đều là quản lý con người. Trong đó, trước hết là việc sử dụng, điều khiển và đánh giá con người. Cụ thể :
– Ở bất cứ công việc nào trong hoạt động quản lý, ta đề phải dựa vào tâm lý con người, chú ý đến yếu tố con người.
– Trong công tác tổ chức, việc bố trí, đề cử cán bộ phải dựa vào năng lực, định mức, tính tình của người đó mới chính xác hiệu quả, phát huy năng lực của người đó và sức mạnh của tập thể.
-Khi xây dựng kế họat họat động của đơn vị, một trong những cơ sở quan trọng là dựa trên khả năng, trình độ, đặc điểm của các bộ – công nhân viên trong đơn vị.
– Đứng trước một hành động của cán bộ công nhân viên dưới quyền, người lãnh đạo muốn đánh giá chính xác, hợp lý, cần phải nắm được nguyên nhân, hoàn cảnh xảy ra hành động, mức độ hành động… Nhiều trường hợp người lãnh đạo cần phải dự đóan được hành vi, phản ứng của người dưới quyền trong những tình huống quyết định.
-Việc ra một quyết định, một mệnh lệnh nào đó phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người lãnh đạo (trình độ, năng lực quản lý, sự nhận thức về yêu cầu và nhiệm vụ công tác, nhằm nắm vững tình hình đơn vị), phụ thuộc rất nhiều vào phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo (sự dũng cảm, tính quyết đoán, tinh thần tập thể và trách nhiệm…)
-Con người tiếp nhận những tác động quản lý, trình độ nhận thức, khả năng, tâm tư, tình cảm, đạo đức, tư cách, động cơ, thái độ, trạng thái tâm lý… Thậm chí việc tiếp nhận đó còn phụ thuộc vào cả mối quan hệ giữa họ với người lãnh đạo hoặc tính chất sự tác động của con người lãnh đạo (ví dụ: mệnh lệnh có hợp lý hay không, sự đánh giá kiểm tra việc thực hiện mệnh lệnh, quan hệ thân tình giữa họ với người lãnh đạo…).

5) Tâm lý học pháp lý
Là lĩnh vực nghiên cứu các hiện tượng tâm lý và quy luật tâm lý xuất hiện trong những dạng hoạt động của cá nhân mà những dạng hoạt động này được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật. Tâm lý trong lĩnh vực này giúp chúng ta nghiên cứu cách suy nghĩ và lý do vi phạm pháp luật của các cá nhân cụ thể từ đó đưa ra những phương pháp xử lý thích hợp; đồng thời cũng biết được chiều hướng phát triển của các hiện tượng tâm lý đối với từng loại tội phạm nhất định, điều này giúp các cơ quan chức năng cảnh báo những xu thế phát triển xấu, thiếu lành mạnh cho cộng đồng xã hội và sớm phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật để điều chỉnh tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Trong thực tế còn có rất nhiều ngành tâm lý học chuyên biệt khác nhau như : tâm lý học trẻ em, tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học nghệ thuật, tâm lý học vũ trụ, tâm lý học quân sự, tâm lý học xã hội, tâm lý học tội phạm, tâm lý học thể thao, tâm lý học pháp y, tâm lý học tư pháp,…và từ những phân tích trên chúng ta không thể phủ nhận vai trò, sự cần thiết của tâm lý học đối với đời sống hiện nay.

III. Vai trò của tâm lý học đối với hoạt động thực tiễn của cá nhân :
Như chúng ta đã thấy tâm lý học len lỏi vào mọi khía cạnh của đời sống và tác động đến chúng một cách đáng kể. Với kinh nghiệm của cá nhân tôi đã rất nhiều lần trong các hoạt động tập thể, và những quyết định lớn tôi phải sử dụng đến phương pháp tâm lý để giúp mình nhận thức một cách đúng đắn vấn đề. Cụ thể như khi hoạt động nhóm tôi phải bảo vệ ý kiến của mình trước các bạn trong nhóm, phải tranh luận để mọi người hiểu ý kiến của tôi, khi đó tôi phải sử dụng đến trình độ tâm lý không hoàn thiện của mình để biết cách không tạo ra một cuộc tranh cãi quá gay gắt, để hiểu cách suy nghĩ của đối phương từ đó giải thích cho dễ hiểu và thống nhất ý kiến của tất cả mọi người. Cũng có thể trở lại thời gian xa hơn, khi tôi còn ngồi trên ghế nhà trường và sắp bước vào một kỳ thi quốc gia lớn, vấn đề lớn của tất cả chúng tôi nói chung không phải là mình phải học cái gì, ôn gì, mà thực chất là mình phải chọn nghề gì, nghề gì mà mình thực sự thích thú, có thể gắn bó cả đời. Với các bạn học sinh và với tôi nói riêng đây quả là một quyết định khó khăn, và vào lúc đó cũng xuất hiện rất nhiều trào lưu định hướng theo số đông nên tâm lý tôi khá rung động, không rõ phải làm gì, phương pháp tôi nghĩ đến lúc đó chính là tư vấn tâm lý tại văn phòng riêng về chức năng này trong trường, quả thật nó đã đem lại cho tôi những lời khuyên rất tuyệt vời và là lý do để tôi theo học tại đây lúc này. Theo tôi vai trò của tâm lý học là không thể thay thế được, nhờ nó chúng ta hiểu rõ hơn về chính những cảm xúc của chúng ta, giúp chúng ta nhìn ra những khả năng của mình khi tâm trạng bị rối bời, và hơn thế nữa tâm lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những người xung quanh, và có thể đem lại rất nhiều thành công trong công việc.

KẾT LUẬN

Ngày nay vai trò của con người trong hệ thống quản lý ngày càng cao hơn và quan trọng hơn. Dù khoa học kĩ thuật phát triển đến thế nào đi nữa, nhân tố con người vẫn là quyết định. Hơn nữa sự phát triển của khoa học kĩ thuật lại còn đòi hỏi nhân lực lao động của con người ngày càng cao hơn: sự vận động của tay chân, của cơ quan cảm giác phải chính xác hơn, tinh tế hơn, năng lực tư duy phải phát triển hơn; ý thức tổ chức kĩ thuật càng có ý nghĩa hơn… Như vậy, trong hệ thống quản lý, yếu tố con người càng trở nên quyết định hơn, mà có con người là có cảm xúc, ý chí, ý thức nói chung là tâm lý, chính vì vậy tâm lý học là bộ môn khoa học có tầm quan trọng rất lớn và sẽ ngày càng cần thiết hơn trong đời sống xã hội nói chung và cá nhân nói riêng.

Danh mục tài liệu thao khảo:
st
 

Hide Nguyễn

Du mục số
2. Nêu các phương pháp đánh giá nhân cách?
Tài liệu tham khảo

Nhân cách là một trong những vấn đề quan trọng trong Tâm lý học được các nhà tâm lý cũng như các tác giả ở các lĩnh vực khoa học khác quan tâm nghiên cứu. Từ khi sinh ra cho đến khi từ giã cõi đời, con người chúng ta trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau. Ở mỗi giai đoạn, chúng ta đều để lại những dấu ấn mang tính đặc trưng, khác biệt so với mọi người và được xã hội nhìn nhận, đánh giá một cách tổng thể. Tổ hợp những đặc trưng đó còn được gọi là tổ hợp các thuộc tính tâm sinh lý (nhân cách). Sau đây em xin trình bày về đề tài “ Phân tích vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành, phát triển nhân cách. Liên hệ với thực tiễn

I.Khái niệm về nhân cách
Nhân cách được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau thuộc nhiều nghành khoa học xã hội khác nhau, trong đó có khoa học tâm lý. Ta có thể định nghĩa nhân cách như sau: “Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm sinh lý của cá nhân thể hiện bản sắc và giá trị xã hội của cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị của người ấy”.

Từ định nghĩa trên cho ta thấy,chỉ có thể dùng nhân cách cho con người và chỉ từ một giao đoạn phát triển nhất định nào đó. Vì thế người ta không nói “ nhân cách của con vật” hay “ nhân cách của một đứa trẻ sơ sinh, một trẻ hai tuổi”. Nhưng lại có thể nói đến nhân cách của 1 học sinh tiểu học, nhân cách của 1 sinh viên. Con người được sinh ra chua phải đã là một nhân cách, mà trong quá trình sinh sống và hoạt , giao lưu của mình trong xã hội, con người mới trở thành một nhân cách

1.Vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành và phát triển nhân cách

Theo quan điểm tâm lý học Mácxít thì nhân cách không có sẵn và cũng không phải nó được bộc lộ dần các bản năng nguyên thủy. Nhân cách là cấu tạo tâm lí mới được hình thành trong quá trình sống, giao tiếp, vui chơi, lao động…của mỗi con người. Như V.I Lênin đã khằng định “ Cùng dòng sữa mẹ, con người hấp thụ tâm lý, đạo đức của xã hội mà nó là thành viên”[1]. Trong quá trình hình thành, nhân cách bị chi phối bởi nhiều yếu tố : yếu tố bẩm sinh – di truyền, môi trường, giáo dục, giao tiếp, hoạt động.

1.1 Yếu tố bẩm sinh – di truyền có vai trò tạo tiền đề vật chất cho sự hình thành và phát triển nhân cách

Không thể có nhân cách trừu tượng ở bên ngoài một con người bằng xương bằng thịt mà nhân cách của một con người cụ thể sống trong xã hội cụ thể. Theo sinh vật học hiện đại, Di truyền là mối liên hệ kế thừa của cơ thể sống đảm bảo sự tái tạo ở thế hệ mới những nét giống nhau về mặt sinh vật đối với thế hệ trước và đảm bảo năng lực đáp ứng những đòi hỏi của hoàn cảnh theo một cơ chế đã định sẵn.

Trong khi đó những đặc điểm giải phẫu sinh lí của cá thể ngoài những yếu tố do di truyền tạo nên, còn có những yếu tố riêng tự tạo do sự vận động và phát triển của cá thể. Những yếu tố đó đối với con người có ngay từ trong môi trường bào thai của mẹ. Chính vì vậy, một cá thể vừa mang đặc điểm giải phẫu sinh lí của cha mẹ vừa có những cái riêng của nó.

Bẩm sinh – di truyền là những đặc điểm giải phẫu sinh lý của hệ thần kinh và các cơ quan cảm giác, vận động. Đối với mỗi cá thể khi ra đời đã nhận được một số đặc điểm về cấu tạo và chức năng của cơ thể từ các thế hệ trước theo con đường di truyền, trong đó có những đặc điểm về cấu tạo và các chức năng của các giác quan và não.

Ví dụ: Một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình mà bố mẹ là ca sỹ, nhạc sỹ thì nó sẽ có cơ hội và khả năng trở thành một người hoạt động nghệ thuật khi trưởng thành, cộng với việc bố mẹ nó phát triển và bồi dưỡng từ nhỏ khả năng tiềm tàng của bộ máy phân tích âm thanh, phát triển giọng.

Theo quan điểm tâm lí học Mácxít “di truyền và những đặc điểm sinh học của nó không quyết định chiều hướng cũng như giới hạn phát triển của nhân cách. Mắc dù có thể nó ảnh hưởng mạnh tới quá trình hình thành tài năng, xúc cảm… trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển con người nhưng nó chỉ đóng vai trò tạo nên tiền đề cho sự phát triển nhân cách”[2]

2.Yếu tố môi trường

Môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài các điều kiện tự nhiên và xã hội xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và phát triển của con người. Môi trường chia thành 2 loại: Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

2.1 Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách
Để hình thành nên nhân cách của con người thì trước tiên vẫn phải trải qua các yếu tố của hoàn cảnh tự nhiên, nó như là các nền vốn có quy định ít nhiều tính cách của con người.

Như chúng ta đã biết, mỗi dân tộc sống trên một vùng lãnh thổ nhất định, có cái đọc đáo của hoàn cảnh địa lí : ruộng đồng và khoáng sản, núi và sông, trời và biển, mưa và gió, hoa cỏ và âm thanh…Những điều đấy quy định về đặc điểm của các dạng, các nghành sản xuất, đặc tính của nghề nghiệp( tức là phương thức hoạt động của con người trong tự nhiên) và một số nét riêng trong phạm vi sáng tạo nghệ thuật. Qua đó, quy định các giá trị vật chất và tinh thần ở một mức độ nhất định. Cho nên có thể nói rằng, tâm lý dân tộc mang dấu ấn của hoàn cảnh tự nhiên thông qua khâu trung gian là phương thức sống.

Xét cho cùng, nhiều phong tục tập quán đều có nguồ gốc điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh sống tự nhiên. Một số nét tâm lí nào đó của bản địa, của nghề nghiệp cũng có thể được hiểu theo lôgic ấy. Nhân cách như là một thành viên xã hội, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thông qua những giá trị vật chất và tinh thần, qua phong tục tập quán của dân tộc, của địa phương, của nghề nghiệp – những cái vốn có liên hệ với điều kiện tự nhiên ấy và qua phương thức sống của chính bản thân nó.

Ví dụ: Người dân vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long nước ta có truyền thống trồng lúa nước, cây lúa nước không đơn thuần là một cây nông nghiệp mà từ xa xưa nó đã trở thành biểu tượng của nền nông nghiệp 2 vùng này. Người dân không chỉ có kinh nghiệm trồng lúa nước, tâm lý gắn bó với cây lúa nước mà còn có những hoạt động văn hóa, nghệ thuật liên quan đến cây lúa nước. Sở dĩ có điều này là bởi nơi đây có điều kiện tự nhiên cho việc trồng lúa nước ( có 2 cong sông lớn chay qua, địa hình bằng phẳng…)

2.2 Môi trường xã hội có vai trò quan trọng trong sự phát triển tâm lí nhân cách
Nếu không có sự tiếp xúc, trao đổi với người xung quanh hoặc trong một xã hội quá đơn điệu thì cơ thẻ sẽ lớn lên và phát triển trong trạng thái của động vật hoặc sẽ nghèo nàn về tâm lí, kém sự linh động. Chẳng hạn, bác sĩ Sing người Ấn Độ có kể về trường hợp cô Kamala được chó sói nôi từ nhỏ. Khi được đưa ra khỏi rừng, cô đã 12 tuổi. Bình thường, cô ngủ trong xó nhà, đem đén thì tỉnh táo và đôi khi sủa lên như chó rừng. Cô đi bằng 2 chân nhưng khi bị đuổi thì chạy bằng 4 chân khá nhanh. Người ta dạy nói Kamala trong4 năm nhưng cô chỉ nói được 2 từ. Cô khổng thể thành người thực sự và 18 tuổi thì cô qua đời. Sự thực đó đã khẳng định tính đúng đắn trong nhận xét của C.Mác “ trong tính hiện thức của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội ” hay “ hoàn cảnh đã sáng tạo ra con người, trong chừng mực mà con người đã sang tạo ra hoàn cảnh” [3]

Như vậy, nhân cách là một sản phẩm của xã hội. Đứa trẻ muốn trở thành nhân cách phải có sự tiếp xúc với người lớn để lắm vững tri thức, kinh nghiệm lịch sử xã hội, để được chuẩn bị bước vào cuộc sống và lao động trong văn hóa của thời đại.

Quan hệ sản xuất: Quy định nội dung của nhiều nét tâm lý cơ bản của nhân cách. Tâm lý nhân cách phụ thuộc vào quan hệ chính trị và pháp luật. Vị trí giai cấp của cá nhân sẽ kích thích tính tích cực của nó ở mức độ này mức độ khác trong vai trò xã hội. Nhu cầu, hứng thú, lí tưởng phụ thuộc không ít vào vai trò ấy. Ví dụ:Người có địa vị cao như các chính trị gia, các nhà nghiên cứu, lãnh đạo…sẽ có nhu cầu, hứng thú khác với nông dân, sinh viên…

Đặc tính của quan hệ sản xuất, quan hệ chính trị pháp luật biểu hiện qua hệ tư tưởng đạo đức và ở những mức độ khác nhau qua phong tục và tập quán.

Trong môi trường xã học ta còn thấy những hiện tượng tâm lý xã hội quần chúng khác ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí nhân cách. Dư luận và tâm trạng chung, đó là sự phán xét đánh giá của sự đông người về sự kiện đời sống xã hội của hoạt động tập thể của hành vi các nhân. Dư luận được hình thành thầm lặng hoặc có ý thức. Có thể đóng vai trò tích cực hay tiêu cực trong đời sống được bắt nguồn từ sự kiện thực hay bịa đặt. Nó nảy sinh, phát triển trên tâm trạng xã hội và có ảnh hưởng trở lại tâm trạng đó.

Tâm trạng chung: Bao trùm bầu không khí lạc quan hay bi quan – sức phấn đấu chung của nhóm hay cá nhân đều chịu ảnh hưởng của tâm trạng chung đó. Ví dụ: lời nói, cử chỉ, việc làm, cách nhìn, nếp nghĩ… ta có thể thấy tâm trạng chung của một gia đình, nhóm bạn thế hệ dân tộc…

Thi đua: Là phương thức tác động qua lại giữa 2 cá nhân, nhóm và tập thể làm tăng kết quả hoạt động của nhau. Nhiều phẩm chất nhân cách, tập thể được phát triển qua thi đua. Ví dụ: Thi đua trong lớp học nhằm đạt kết quả cao trong học tập, thúc đẩy mỗi thành viên cần nỗ lực học tập.

Bắt trước: Thể hiện ra trong mọi lĩnh vực cuat đời sống( vui chơi, học tập, lao động, giao tiếp) bắt trước diễn ra một cách có ý thức hay không có ý thức, bắt trước trong cách giao tiếp, ngôn ngữ, trong ăn mặc…

3. Yếu tố giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách

Môi trường xã hội tác động đến mỗi cá nhân một cách tự phát và tự giác nhưng chủ yế bằng con đường tự giác là giáo dục.

Theo quan điểm của tâm lí học và giáo dục học hiện đại thì giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển nhân cách.

Giáo dục là một hoạt động chuyên môn nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người theo những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.

Vai trò chủ đạo của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ được thể hiện ở những điểm sau:

– Giáo dục vạch phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh và dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách theo hướng đó.

– Giáo dục có thể mang lại những cái mà các yếu tố bẩm sinh – di truyền hay môi trường tự nhiên không thể đem lại được.

– Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật đem lại cho con người.

– Giáo dục uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu, do tắc động tự phát của môi trường xã hội gây nên và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội.

– Giáo dục có thể đi trước hiện thực, trong khi tác động tự phát của xã hội chỉ ảnh hưởng tới cá nhân ở mức độ hiện có của nó.

Những công trình nghiên cứu về tâm lý học và giáo dục học hiện đại đã chứng minh rằng : Sự phát triển tâm lý của trẻ em chỉ có thể diễn ra một cách tốt đẹp trong những điều kiện của sự dạy học và giáo dục. Điều này được chứng mình bằng cả lịch sử phát triển của loài người: Trên thế giới chưa từng có một nhà bác học, một danh nhân, một thiên tài nào lại chưa hề qua giáo dục của nhà trường cả. Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, song không nên tuyệt đối hóa vai trò của giáo dục. Giáo dục không phải là vạn năng, bởi vì giáo dục cũng chỉ vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh và thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển theo hướng đó.

Như vậy, giáo dục một mặt cung cấp cho con người những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, mặt khác hình thành trong nhân cách học những phẩm chất tâm lý cần thiết theo yêu cầu của sự phát triển xã hội.

4. Hoạt động là con đường quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách

Con đường tác động có mục đích, tự giác của xã hội bằng giáo dục đến thế hệ trẻ sẽ trở nên không có hiệu quả nếu như bản thân cá nhân học sinh không tiếp nhận, không hưởng ứng những tác động đó nhằm phát triển tâm lý, hình thành nhân cách. Bởi vậy, hoạt động mới là nhân tố tác động quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật về sự tự vận động, về động lực bên trong của sự phát triển nói chung. Chừng nào cá nhân nhận thức được ý nghĩa của hoạt động cá nhân trong sự phát triển, hoàn thiện bản thân mình thì hoạt động của cá nhân sẽ trở thành hoạt động tự giác giáo dục.

Hoạt động để lại dấu ấn của mình lên chính bản thân con người. Tâm lý không chỉ được thể hiện mà còn được hình thành trong hoạt động. Chính nhân cách của con người cũng được hình thành trong hoạt động: con người trở lên can đảm, quả quyết, cứng rắn…Hãy quan sát những người xung quanh, bạn sẽ thấy hoạt động nghề nghiệp là thay đổi vẻ ngoài và thế giới tinh thân họ như thế nào? Đồng thời qua cung cách cư xử, lời ăn tiếng nói…của họ ta cũng biết họ làm nghề gì.

Chúng ta đã biết, hoạt động là phương thức tồn tại của con người. Hoạt động của con người là hoạt đông có mục đích, mang tính xã hội, cộng đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định với những công cụ nhất định. Vì vậy mỗi loại hoạt động có những yêu cầu nhất định và đòi hỏi ở con người những phẩm chất tâm lý nhất đinh. Quá trình tham gia hoạt động làm cho con người hình thành những phẩm chất đó. Vì thế, nhân cách của học được hình thành và phát triển.

Thông qua 2 quá trình đối tượng hóa và chủ thể hóa trong hoạt động mà nhân cách được bộc lộ và hình thành. Con người lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử bằng hoạt động của bản thân mình để hình thành nhân cách. Mặt khác, cũng thông qua hoạt động, con người đóng góp lực lượng bản chất của mình vào việc cải tạo thế giới khách quan.

Hiểu được mối quan hệ giữa hoạt động và nhân cách nên hoạt động phải được coi là phương tiện giáo dục cơ bản. Nhưng không phải là ở tất cả các giai đoạn hay thời kỳ phát triển và cũng không phải các dạng hoạt động đều có tác động như nhau đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người phụ thuộc vào hoạt động chủ đạo ở mỗi thời kì nhất định. Muốn hình thành nhân cách của con người phải tham gia vào các dạng hoạt động khác, nhất là vai trò của hoạt động chủ đạo.

Hoạt động của con người khác với hoạt động của động vật ở chỗ con người hoạt động có mục đích, có ý thức. Hoạt động của con người được hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển ý thức, là nguồn gốc và nội dung của ý thức. Hoạt động của con người được thực hiện không chỉ trong mối quan hệ của con người với sự vật mà còn cả trong mối quan hệ với người khác. Vì thế hoạt động của con người luôn mang tính chất xã hội, tính cộng đồng.

Tóm lại, hoạt động có vai trò quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách, vì vậy trong công tác giáo dục cần chú ý việc tổ chức hoạt động sao cho phong phú hấp dẫn. Đặc biệt, cần chú ý tổ chức hoạt động chủ đạo ở mỗi lứa tuổi, vì hoạt động đấy quyết định sự hình thành cấu trúc tâm lý – nhân cách đặc trưng của lứa tuổi đó.

5. Giao tiếp là con đường quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách

Liên quan đến vấn đề này nhà tâm lý học Xôviết B.F.Lômôp đã viết “ khi chung ta nghiên cứu lối sống của cá nhân cụ thể, chúng ta không thể chỉ giới hạn ở sự phân tích xem nó làm cái gì và như thế nào, mà chúng ta còn phải nghiên cứu xem nó giao tiếp với ai như thế nào” [4] .Khác với hoạt động, đối tượng của giao tiếp là những chỉnh thể tâm lý sống động, những nhân cách hoàn chỉnh. Ở đây diễn ra mối quan hệ giữa chủ thể với chủ thể.

Giao tiếp là điều kiện để tồn tại của cá nhân và xã hội loài người. Không thể có xã hội nếu không có giao tiếp, vì xã hội là một cộng đồng người chư không phải là một dấu cộng đơn giản của nhiều người.Mỗi cá nhân sẽ không thể phát triển bình thường theo kiểu người và không thể trở thành nhân cách nếu không được giao tiếp với cá nhân khác. Giao tiếp là nhu cầu xã hộc cơ bản và xuất hiện sớm. C.Mác viết “ Sự phát triển của một cá nhân được quy định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó giao lưu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp với họ ” ( C.Mác, Ănghen , toàn tập – tập 3)[5]. Chằng vậy mà có câu ngạn ngữ rằng : “ Hãy cho tôi biết bạn của anh là ai tôi sẽ nói cho anh biết anh là người thế nào ”.

Nhờ có giao tiếp con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, chuẩn mực xã hội, đồng thời thông qua giao tiếp, con người đóng góp năng lực của mình vào kho tàng chung của nhân loại.

Trong khi giao tiếp con người không chỉ nhận thức người khác, nhân thức các quan hệ xã hội, mà còn nhận thức được chính bản thân mình, tự đối chiếu so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân mình như một nhân cách.

Tóm lại, giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ người – người, là một yếu tố cơ bản của sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách. Song mọi hoạt động và giao tiếp của con người chỉ có thể diễn ra trong cộng đồng, trong nhóm và trong tập thể.

III. Liên hệ với thực tiễn
Mỗi thời đại, mỗi đất nước đều có những chuẩn mực nhân cách của riêng mình và sự tác động của các yếu tố liên quan đến sự hình thành và phát triển của nhân cách cũng không giống thời đại nào, đất nước nào cũng có những vĩ nhân, những nhân cách lớn. Việt Namtự hòa có vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh.

Ở nước ta hiện nay đang trong quá trình đổi mới kinh tế, phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Có thể nói xã hội Việt Namhiện nay là một xã hội của những sự chuyển đổi toàn diện sau sắc. Điều đó tác động tới mỗi thành viên trong xã hội, làm phong phú đa dạng thêm đồng thời cũng phức tạp thêm lối sống của mỗi người, đặc biệt ảnh hưởng tới sự hình thành của lớp trẻ. Thực tiễn cho thấy những năm qua, thang giá trị của xã hội đang có sự thay đổi nhanh chóng. Chính sự thay đổi một số giái trị dẫn đến sự thay đổi đặc điểm nhân cách của tuổi trẻ Việt Nam trong thời kì mới. Những giá trị truyền thống gia đình, tình nghĩa, đề cao cái tâm, chữ tín và đạo hiếu, lễ nghĩa vẫn được duy trì nhằm hạn chế, khắc phục tính ích kỉ, thờ ơ thậm chí lạnh lung của một số người dưới cơ chế thị trường.Mục tiêu, yêu cầu của mô hình nhân cách tuổi trẻ Việt Nam cần phải có sự kết hợp những giá trị chuẩn mực truyền thống và mô hình phát triển của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Chúng ta hiện nay rất cần những nhân cách có đủ đức và tài để đạt được mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ”. Bác Hồ cũng đã từng dạy: “ Có tài mà không có đức là đồ vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó ” Vì thế một nhân cách hoàn thiện phải có đủ “ đức ” và “ tài ”. Để đạt được điều ấy thì cần có sự tác động vào các yếu tố ấy cần có sự tác động vào các yếu tố hình thành và phát triển nhân cách một cách thích hợp.

Việc nhận thực được vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành và phát triển nhân cách là vô cùng cần thiết đặc biệt là thê hệ trẻ, những con người mong muốn vươn tới sự hoàn thiện hoàn mỹ của nhân cách. Từ việc hiểu biết về nhân cách, về vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, kết hợp với những kiến thức về thực tế đời sống xã hội ta có thể liên hệ với bản thân và xác định phương hướng phát triển cho phù hợp.

Khi đã có sự hiểu biết về vai trò của yếu tố sinh thể với nhân cách ta có thể có những biện pháp để phát triển những mặt mạnh, kiềm chế những yếu tố không tốt thuộc về mặt bẩm sinh di truyền trong khả năng có thể.

Đồng thời ta cũng cần tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, tìm hiểu các kiến thức về xã hội để xác định được những yêu cầu chuẩn mực của thời đại mới, từ đó có sự rèn luyện bản thân theo hương đáp ứng một cách tốt nhất những yêu cầu đó.

Tích cực giao tiếp với bạn bè, thầy cô và mọi người tạo mối quan hệ rộng lớn, thu nhập nhiều kiến thức lịch sử – xã hội giúp nhân cách được phát triển toàn diện.

Cần có sự năng động, hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Làm một sinh viên, kiến thức về chuyên môn là cần thiết nhưng kiến thức và kinh nghiệm đời sống cũng quan trọng không kém. Vì thế để có đúc nhiều kinh nghiệm sống thì chúng ta cần hoạt bát hơn, năng động hơn.

Tạo mội trường hoạt động tốt với những phương pháp học sáng tạo cũng là một giải pháp tốt thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển nhân cách.

Cuối cùng phải luôn luôn nhìn nhận lại bản thân đánh giái đúng sai những việc đã làm, vạch ra mục tiêu cần vươn tới, luôn luôn phải nghiêm khắc với chính mình, nhìn nhận, đánh giá cuộc sống để giảm bớt nhưng hành vi sai lệch. Quá trình tự giáo dục phải được xác định là thường xuyên liên tục thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi.

KẾT LUẬN
Tóm lại, qua những phân tích trên ta thấy các yếu tố này luôn là những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân, giữa chúng có mối liên hệ với nhau để tác động lên quá trình hình thành và phát triển nhân cách của một con người. Vì vậy, mỗi cá nhân phải nhận thức được một cách đúng mực vai trò của các yếu tố đó, biết kết hợp hài hòa giữa các yếu tố để tác động đối với quá trình phát triển nhân cách, xây dựng các kế hoạch cho bản thân, tự thân vận động, không ngừng học tập, rèn luyện, không ngừng tham gia vào các hoạt động xã hội, gio tiếp cộng đồng…để hoàn thiện dần nhân cách của mình
 

Hide Nguyễn

Du mục số
Vai trò của hoạt động nhận thức trong tâm lý học và trong xét xử các vụ án Hình sự


Ths. Nguyễn Thị Minh
Trong hoạt động tư pháp nói chung, hoạt động xét xử nói riêng, nhận thức đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó là bộ phận, một mặt hoạt động rất cơ bản, cần thiết không thể thiếu trong hoạt động tư pháp. Nhận thức góp phần xây dựng, thúc đẩy nhanh việc hoàn thành mục đích, nhiệm vụ của giai đoạn xét xử trong hoạt động tư pháp. Tìm hiểu về hoạt động nhận thức trong tâm lý học giúp chúng ta hiểu được cấu trúc, đặc điểm, vai trò của hoạt động nhận thức trong các giai đoạn của hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động xét xử nói riêng; từ đó giúp cho hoạt động xét xử đạt chất lượng, hiệu quả.
1. Các khái niệm
a. Khái niệm hoạt động nhận thức
Con người là thực thể sống tồn tại, hoạt động trong thế giới khách quan, con người phải nhận thức, tỏ thái độ và hành động với thế giới ấy. Nhận thức, tình cảm và hành động là ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người. Trong quá trình hoạt động, con người phải nhận thức, thông qua hoạt động nhận thức, hiện thực xung quanh và hiện thực của bản thân được phản ánh, trên cơ sở đó con người tỏ thái độ, tình cảm và hành động. “Hoạt động nhận thức là quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách quan và bản thân con người thông qua các cơ quan cảm giác và dựa trên những hiểu biết vốn liếng kinh nghiệm đã có của bản thân”. Việc nhận thức thế giới có thể đạt tới những mức độ khác nhau: từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao. Mức độ nhận thức cảm tính, mức độ cao hơn là nhận thức lý tính.
Nhận thức cảm tính bao gồm cảm giác và tri giác, trong đó con người phản ánh những cái bên ngoài, những cái đang trực tiếp tác động đến giác quan con người.
Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan hoặc trạng thái bên trong của cơ thể khi chúng đang trực tiếp tác động vào cơ quan cảm giác tương ứng của con người.
Cảm giác bên ngoài là những cảm giác do nguồn kích thích từ bên ngoài cơ thể gây ra. Để tiếp nhận nguồn kích thích này con người phải nhờ vào hoạt động của các cơ quan cảm giác. Cảm giác bên ngoài bao gồm: thị giác cho ta biết những thuộc tính về hình dạng màu sắc kích thươc, vị trí, độ sáng...của đối tượng; thính giác là loại cảm giác cho ta biết những thuộc tính về âm thanh, âm sắc của đối tượng; khứu giác cho ta biết những thuộc tính về mùi của đối tượng; vị giác cho ta biết những thuộc tính về vị của đối tượng, xúc giác là loại cảm giác cho ta biết những thuộc tính về nhiệt độ. Cảm giác bên trong là những cảm giác do nguồn kích thích từ bên trong cơ thể gây ra: cảm giác thăng bằng, cảm giác vận động.
Cảm giác con người diễn ra theo những quy luật tự nhiên riêng. Hiểu và vận dụng được những quy luật này trong hoạt động thực tiễn của cuộc sống là điều cần thiết với mỗi chúng ta.
Tri giác là một quá trình tâm nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan khi chúng đang trực tiếp tác động vào các cơ quan cảm giác, người ta chia thành các loại tri giác: tri giác nhìn; tri giác nghe; tri giác ngửi...
Tri giác bao gồm các quy luật cơ bản: quy luật về tính đối tượng của tri giác; quy luật về tính lựa chọn của tri giác, tổng giác, ảo ảnh tri giác, ...
Trên đây là một số kiến thức tâm lý cơ bản liên quan tới nhận thức cảm tính.
Để gắn kết với kiến thức chuyên ngành Luật, chúng ta cùng nhau xem xét hồ sơ một vụ án cướp tiệm vàng xảy ra tại Bắc Giang như sau:
Vào rạng sáng ngày 24/8/2011, khi trời vẫn còn mờ tối, Lê Văn Luyện nấp cách tiệm vàng Ngọc Bích một quãng, mắt đảo nhìn quanh. Khi không thấy bóng người, Lê Văn Luyện nhanh chóng đột nhập lên tầng ba ngôi nhà. Công cụ của Luyện là một con dao nhọn và một con dao phớ. Sau khi dùng đèn pin soi tầng ba không tìm thấy gì, Luyện xuống tầng 2. Suy tính vàng và nữ trang giấu ở tầng 2 nên Luyện đi ngắt cầu dao và camera. Lúc 5 giờ rưỡi, thấy chủ nhân lên phơi quần áo tại tầng 3, Lê Văn Luyện vung dao đâm anh ta. Anh này tuy bị thương nhưng vẫn cố đoạt vũ khí và kêu cứu. Vợ của anh ta chạy lên liền hứng thêm nhiều nhát dao của kẻ thủ ác khi chủ nhà cướp được con dao nhọn, Luyện liền rút dao phớ chém tiếp. Chủ nhân lăn xuống tầng 2, Luyện tiếp tục chém nhiều nhát đến khi anh ta im hẳn.
Con gái lớn của chủ nhà thấy tiếng kêu bật dậy, tìm điện thoại liên lạc với bên ngoài. Lê Văn Luyện sợ bị lộ nên vung dao chém đứt tay cô bé rồi đâm thêm nhiều nhát. Tưởng cô bé này đã chết nên Luyện bỏ đi. Cô con gái thứ khóc to quá nên Luyện dùng dao phớ cướp mạng sống của em luôn.
Sát hại xong cả nhà người bị hại, Lê Văn Luyện đi lấy ba lô và cất hung khí rồi xuống tầng 1. Sau đó, Luyện phá tủ kính và lấy vàng rồi mở cửa bếp thoát ra ngoài. Lúc này, trời đã sáng, khu phố đã bắt đầu nhiều người qua lại. Sợ bị phát hiện, Luyện gọi điện cho người anh họ đến đón rồi bỏ trốn.
Tại cấp sơ thẩm, Lê Văn Luyện phải chịu mức án 18 năm tù. Khi vụ án đưa ra xét xử phúc thẩm thì mức án vẫn giữ nguyên như bản án sơ thẩm.
Như vậy, dưới góc nhìn tâm lý về nhận thức cảm tính chúng ta thấy rằng, chỉ vì lỡ cầm chiếc xe máy đi mượn của người khác lấy tiền rồi tiêu xài, không có tiền chuộc trả lại cho chủ sở hữu, Luyện đã thực hiện hàng loạt tội ác man rợ, dã man….cướp đi tính mạng của 3 người (trong đó có cả trẻ không có khả năng kháng cự) và gây thương tích nặng cho một người khác.
Nếu một người bình thường sau khi biết được vụ án này sẽ vội vàng đưa ra kết luận rằng phải xử lý nghiêm đối với Lê Văn Luyện, hình phạt phải là chung thân, tử hình mới đủ răn đe, làm bài học cho kẻ khác... Nhưng nếu là sinh viên chuyên ngành Luật, hay người có am hiểu pháp luật thì sẽ không vội vàng kết luận ngay, mà cần phải xem xét từng hành vi phạm tội của đối tượng này, các tình tiết vụ án, căn cứ pháp luật, nhân thân đối tượng cần phải nghiên cứu để xem xét tội danh, mức hình phạt tương xứng, tức là chúng ta đã tìm hiểu dưới góc độ nhận thức lý tính.
Nhận thức lý tính là nhận thức ở mức độ cao, bao dồm tư duy và tưởng tượng, trong đó con người phản ánh những cái thuộc bản chất bên trong, những mối quan hệ có tính quy luật. Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung, chi phối lẫn nhau trong cùng một hoạt động nhận thức thống nhất của con người.
Tư duy là một quá trình nhận thức mới về chất so với nhận thức cảm tính. Tư duy không phản ánh những cái bên ngoài mà phản ảnh những thuộc tính bên trong, thuộc tính bản chất, những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của các sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan. Quá trình này mang tính gián tiếp và khái quát, nảy sinh trên cơ sở hoạt động thực tiễn. Như vậy tư duy là quá trình tìm kiếm và phát hiện cái mới về chất, nhờ đó chúng ta mới có khả năng giải quyết những nhiệm vụ phức tạp hơn.
Tư duy chỉ này sinh khi gặp những hoàn cảnh, những tình huống ma bằng vốn hiểu biết cũ, con người không đủ để giải quyết, để nhận thức, con người phải vượt ra khỏi những phạm vi hiểu biết cũ để đi tìm cái mới. Những tình huống như vậy được gọi là “tình huống có vấn đề”. Vấn đề có thể tồn tại dưới dạng các câu hỏi hay nhiệm vụ trong hoạt động. Trong hoạt động tư duy, con người cần phải thực hiện các thao tác đó là: phân tích và tổng hợp; so sánh; trừu tượng hóa; khái quát hóa, cụ thể hóa...
Tưởng tượng là một quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những biểu tượng mới trên cơ sở những hình ảnh, biểu tượng đã có.
Như vậy, tưởng tượng phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân, tức là phản ánh những cái mới đối với cá nhân đó, bằng các biểu tượng. Biểu tượng vừa có tính cụ thể, vừa có tính khái quát. Biểu tượng thường không rõ rệt như hình ảnh của tri giác mà nó thường xuất hiện những nét cơ bản, chủ yếu của đối tượng, còn những nét khác thì mờ nhạt. Tưởng tượng cũng phản ánh hiện thực khách quan vì để tạo ra những cái mới, con người phải dùng chất liệu là những hình ảnh cũ, biểu tượng cũ cá nhân có được trong hiện thực khách quan qua quá trình nhận thức cảm tính. Cũng như tư duy, tưởng tượng nảy sinh từ hoàn cảnh có vấn đề nhưng khác với hoàn cảnh làm nảy sinh qua trình tư duy. Khi những dữ kiện, điều kiện của hoàn cảnh có vấn đề đã được xác định cụ thể, không quá xa lạ với hiểu biết của con người tạo nên những nhiệm vụ rõ ràng, sáng tỏ và có cơ sở khoa học cụ thể để con người giải quyết vấn đề thì khi đó con người giải quyết vấn đề theo quy luật tư duy. Khi dữ kiện của hoàn cảnh có vấn đề mang tính không cụ thể, không rõ ràng thì việc giải quyết nhiệm vụ của vấn đề sẽ diễn ra theo cơ chế tưởng tượng.
Trên đây là những kiến thức khái quát trong tâm lý học về nhận thức lý tính.
Để liên kết đến kiến thức pháp luật chúng ta xem kết luận cuối cùng mà Hội đồng xét xử đã tuyên đối với bị cáo Lê Văn Luyện, tại bản án số 02/HSST ngày 11/01/2012 của TAND tỉnh Bắc Giang, Tòa án đã tuyên phạt bị cáo Lê Văn Luyện tổng cộng 18 năm tù về các tội danh mà bi cáo đã gây ra.
Theo nhận định của TAND Bắc Giang, các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, đã được thẩm tra tại phiên tòa cho thấy không có cơ sở xác định Luyện có đồng phạm. Lời khai của Luyện về việc đột nhập tiệm vàng trùng với kết quả thực nghiệm hiện trường. Các vết chém trên người 4 nạn nhân khi khám nghiệm cũng khớp với lời khai hung thủ. Với những phân tích trên, HĐXX cho rằng cáo trạng truy tố Luyện về 3 tội danh là có cơ sở. Tuy nhiên, do chưa đến tuổi thành niên, Luyện bị phạt 18 năm tù về tội giết người, 18 năm tù cho tội cướp tài sản, 9 tháng tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Theo quy định của pháp luật, bị cáo gây án khi chưa đến tuổi thành niên (17 tuổi, 10 tháng 6 ngày) nên tổng hợp các hình phạt đối với bị cáo không quá 18 năm tù.
Tại bản án số: 177 /HSPT ngày 30/3/2012 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao xét xử phúc thẩm thì vẫn giữ nguyên án sơ thẩm (18 năm tù tội giết người, 18 năm tù tội cướp tài sản, 9 tháng tù tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản), tổng hợp hình phạt áp dụng đối với Lê Văn Luyện là 18 năm tù.
Sau khi xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, Tòa án đưa ra phán quyết đối với Lê Văn Luyện với tổng mức hình phạt là 18 năm tù thì đã có không ít người hoài nghi, không hài lòng, thậm chí có phản ứng trái chiều về quyết định của Tòa án; nhưng đó chỉ là cảm nhận cảm tính. Tuy nhiên, xét nhiều tình tiết về nhân thân, hoàn cảnh gia đình, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc biệt độ tuổi của Luyện khi phạm tội thì đánh giá về mặt pháp lý thì Tòa án đã xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đáp ứng chính sách xử lý đối với người chưa thành niên của Việt Nam và thế giới….
b. Khái niệm hoạt động tư pháp
Hoạt động tư pháp là việc của các cơ quan chuyên chính được Nhà nước sử dụng như Công an, Viện kiểm sát, Tòa án thực hiện các hoạt động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, được pháp luật tố tụng quy định để đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự và bảo vệ các lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức xã hội và công dân. Nói một cách khái quát thì “hoạt động tư pháp là hoạt động tố tụng điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án do các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật tố tụng quy định nhằm bảo vệ các quyền lợi của Nhà nước, của các tổ chức xã hội và công dân”.
c. Hoạt động xét xử
“Hoạt động xét xử là hoạt động của các Tòa án được tổ chức và tiến hành trên cơ sở những nguyên tắc nhất định và theo một trật tự do luật định nhằm xem xét và giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân, gia đình và những vụ việc khác do pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân” (Từ điển Bách khoa toàn thư)
2. Mục đích của hoạt động nhận thức trong hoạt động xét xử
Hoạt động nhận thức là bộ phận, một mặt hoạt động rất cơ bản cần thiết, không thể thiếu được của hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động xét xử nói riêng. Bất kỳ một chủ thể nào của hoạt động tư pháp (Điều tra viên, Thẩm phán, Kiểm sát viên, Hội thẩm nhân dân…) khi tiến hành nhiệm vụ của mình đều phải sử dụng hoạt động nhận thức. Trong hoạt động xét xử, hoạt động nhận thức nhằm thực hiện các mục đích sau: Phân tích, đánh giá các chứng cứ để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án; tìm hiểu động cơ, mục đích của người tham gia tố tụng; nắm bắt được đặc điểm tâm lý của những người tham gia tố tụng; đưa ra cách thức, phương pháp tác động tâm lý đến những người tham gia tố tụng;
3. Đặc điểm của hoạt động nhận thức trong hoạt động xét xử
Hoạt động nhận thức trong giai đoạn xét xử được tiến hành để nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ đã được cơ quan điều tra thu thập và kiểm tra tính khách quan, tính hợp pháp của các thông tin đó. Để nhận thức được toàn bộ các thông tin về vụ án, người cán bộ xét xử phải tiến hành nghiên cứu hồ sơ vụ án, có thể điều tra bổ sung , xác minh thu thập chứng cứ theo luật định và thẩm vấn công khai các đương sự liên quan, thẩm tra các tại liệu tại phiên tòa; qua đó kiểm tra xem xét lại các các thông tin đã được thu thập một cách khách quan, toàn diện, công khai.
Chủ thể tiến hành hoạt động nhận thức (các thành viên Hội đồng xét xử): Quá trình nhận thức trong hoạt động xét xử mang tính chủ động cao hơn so với một số giai đoạn tố tụng trước. Nếu như giai đoạn điều tra, điều tra viên thu thập chứng cứ về vụ án, thì mô hình vụ án chưa được xác định. Điều tra viên nhận thức các thông tin về vụ án chưa có định hướng rõ ràng. Song điều kiện nhận thức của người làm công tác xét xử hoàn toàn khác. Khi tiến hành nhận thức về vụ án người làm công tác xét xử đã có được mô hình chính xác về vụ án do bên cơ quan điều tra mô tả, viện kiểm sát truy tố. Do vậy, họ đã hình dung được diễn biến vụ án, các tình tiết cụ thể của vụ án. Điều này là căn cứ giúp người làm công tác xét xử có sự định hướng trong việc xử lý các thông tin.
Khối lượng thông tin mà người làm công tác xét xử phải xử lý giảm đáng kể so với người làm công tác điều tra. Cán bộ xét xử chỉ xử lý thông tin có liên quan đến vụ án, còn những thông tin nằm ngoài vụ án đã được cán bộ điều tra sàng lọc và lược bỏ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Hội đồng xét xử trong việc phân tích và đánh giá thông tin. Tuy nhiên, trong một số trường hợp do sự chủ quan trong công tác đánh giá thông tin, chứng cứ của cơ quan điều tra, Viện kiếm sát mà một số thông tin quan trọng đã không được xem xét, loại bỏ. Hậu quả dẫn đến sự hạn chế thông tin đối với Hội đồng xét xử, làm giảm tính chính xác trong việc đánh giá vụ án. Để khắc phục hạn chế này, tại phiên tòa, Hội đồng xét xử phải tạo điều kiện để các đương sự có liên quan cung cấp đầy đủ các thông tin về vụ án.
Nhận thức trong giai đoạn xét xử mang tính gián tiếp cao. Nếu như ở giai đoạn điều tra vụ án, cán bộ điều tra được tiếp xúc trực tiếp với hiện trường, thấy hậu quả phạm tội, xem xét các dấu vết còn lại trên hiện trường thì người làm công tác xét xử nhận thức vụ án chỉ dựa vào hồ sơ của cơ quan điều tra và lời khai của đương sự. Như vậy, các thông tin được thu thập chủ yếu thông qua mô tả của chủ thể khác, thể hiện tính gián tiếp, cần có tư duy để xây dựng lên mô hình diễn biến toán bộ vụ án. Vì thế, kết quả nhận thức của Hội đồng xét xử phụ thuộc rất nhiều vào tính khoa học, chi tiết, chặt chẽ, logic của hồ sơ vụ án do cơ quan điều tra lập ra.
Từ quá trình nhận thức Hội đồng xét xử phải xác định được sự tương quan giữa các tình tiết vụ án và các điều luật cụ thể được áp dụng. Nhiệm vụ của người làm công tác xét xử là phải nhận thức chính xác tình tiết vụ án và định tội đối với bị cáo, từ đó xác định mức hình phạt cụ thể, phù hợp. Để đưa ra bản án chuẩn xác, thuyết phục, đòi hỏi người cán bộ xét xử phải xác định cụ thể, chi tiết sự tương quan giữa từng tình tiết, từng dấu hiệu của hành vi phạm tội, nhân thân, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, xác định khung hình phạt, yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm...Bên cạnh đó, người làm công tác xét xử phải xem xét việc áp dụng các điều luật mà Viện kiểm sát truy tố đã phù hợp hay chưa phù hợp để đưa ra quyết định chính xác. Nếu xác định không chính xác sự tương quan giữa hành vi phạm tội và quy định của pháp luật sẽ dẫn tới việc định tội và mức hình phạt không chính xác, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác xét xử.
Hoạt động nhận thức của Hội đồng xét xử bị hạn chế về thời gian. Theo quy định pháp luật, thời gian cho việc chuẩn bị xét xử đối với các vụ án ít nghiêm trọng là không quá 30 ngày, đối với vụ án nghiêm trọng không quá 45 ngày, đối với vụ án rất nghiêm trọng không quá 2 tháng, đối với các vụ án đặc biệt nghiêm trọng không quá 3 tháng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xác định sự thật khách quan của vụ án.
4. Vai trò của hoạt động nhận thức trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự
Quá trình nhận thức là quá trình phát triển toàn diện tất cả các thành phần của hoạt động tư pháp. Trong cấu trúc tâm lý của hoạt động tư pháp, thì hoạt động nhận thức đóng vai trò là một trong những dạng hoạt động cơ bản, đạt được các mục đích của hoạt động tư pháp là thông qua việc nhận thức một cách toàn diện, đúng đắn sự thật khách quan của vụ án cùng với các hoạt động thiết kế, giáo dục nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tổ chức xã hội và của công dân. Ngoài ra, hoạt động nhận thức còn đóng vai trò là một hoạt động trung tâm, là hoạt động cơ sở cho các hoạt động tâm lý khác trong cấu trúc của hoạt động tư pháp. Bởi hoạt động nhận thức là hoạt động đầu tiên, nó là tiền đề, căn cứ khởi đầu trong cấu trúc của hoạt động tư pháp. Nó là cơ sở để thực hiện các hoạt động khác trong hoạt động tư pháp, nếu không có hoạt động nhận thức thì các hoạt động còn lại trong cấu trúc của hoạt động tâm lý thì khó mà thực hiện được hoặc nếu nhận thức mà không đúng thì đương nhiên các hoạt động còn lại sẽ sai lầm.
Tóm lại, hoạt động nhận thức là một bộ phận, một mặt hoạt động rất cơ bản, rất cần thiết không thể thiếu được của hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động xét xử nói riêng. Bất kỳ một chủ thể nào của hoạt động xét xử khi thực hiện nhiệm vụ của mình đều phải sử dụng hoạt động nhận thức. Khi có một nhận thức đúng đắn về vụ án hình sự thì mới có thể tiến hành những hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá chứng cứ để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, qua đó mới có thể ra các quyết định đúng đắn, những biện pháp giáo dục hợp lý.
Xét xử vụ án hình sự là một giai đoạn của tố tụng hình sự mà Tòa án có thẩm quyền tiến hành xem xét, giải quyết vụ án và nhân danh Nhà nước mà ra bản án. Nhiệm vụ lớn nhất của giai đoạn xét xử là ra được bản án, quyết định bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Hoạt động nhận thức là cơ sở để thực hiện các hoạt động tâm lý khác trong hoạt động xét xử. Mục đích cơ bản của hoạt động nhận thức trong xét xử là nghiên cứu, kiểm tra, xác minh lại những chứng cứ đã phản ánh trong tài liệu điều tra và đánh giá, để hiểu rõ bản chất khách quan của vụ án, đưa ra bản án, quyết định đúng đắn. Do vậy, hoạt động nhận thức trong giai đoạn xét xử của tòa án có nhiều điểm khác biệt hơn so với hoạt động nhận thức ở giai đoạn điều tra. Bản án quyết định của Tòa án đưa ra, phải đảm bảo tính nghiêm khắc nhưng cũng có tính giáo dục để mọi người ý thức tôn trọng pháp luật, tạo thói quen tuân thủ pháp luật, cần làm cho mọi người tin rằng bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào cũng sẽ bị xã hội lên án, giáo dục mọi công dân có ý thức tham gia vào hoạt động đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Khi một hành vi phạm tội xảy ra, trên cơ sở nhận thức được tính nguy hiểm của tội phạm gây ra, cần phải giáo dục cảm hóa người phạm tội, hình thành ở họ thái độ ăn năn, hối hận, thái độ tôn trọng pháp luật; giáo dục ý thức, chấp hành pháp luật cho các công dân; răn đe, ngăn ngừa tội phạm đối với những thành viên; giáo dục tinh thần trách nhiệm với lãnh đạo, tập thể có thiếu sót để tạo ra tình trạng tội phạm thì các thành viên Hội đồng xét xử có thể thực hiện các hoạt động giáo dục. Hoạt động nhận thức ở giai đoạn xét xử được thực hiện bởi các thành viên Hội đồng xét xử nhằm kiểm tra lại tính đúng đắn của các thông tin thu thập được trong giai đoạn điều tra thông qua hồ sơ và hoạt động thẩm vấn công khai tại phiên tòa. Hoạt động nhận thức mang tính chủ động, ít căng thẳng hơn so với hoạt động nhận thức ở giai đoạn điều tra do chủ thể nhận thức đã được tiếp cận với lượng thông tin ít hơn, cô đọng hơn, đã được sàng lọc ở giai đoạn điều tra, truy tố.
Kết luận
Hoạt động nhận thức là một quá trình phát triển toàn diện của hoạt động xét xử. Hoạt động nhận thức trong giai đoạn tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng nhận được một khối lượng thông tin lớn từ nhiều nguồn khác nhau, nguồn thông tin này có thể bị thiếu hụt và khó xác định. Điều quan trọng là từ khối lượng lớn thông tin này, cơ quan tiến hành tố tụng phải tiến hành sàng lọc, chắp nối các thông tin lại cùng với việc phân tích, đánh giá để rồi rút ra mối quan hệ biện chứng giữa các nguồn thông tin. Như vậy, người tiến hành tố tụng phải có khả năng tư duy, lập luận pháp lý, kinh nghiệm làm việc, có những phẩm chất tâm lý vững vàng, ổn định. Ngoài ra, hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp không phải là một hoạt động nhận thức đơn thuần một sự việc khách quan nào đó, mà nó liên quan chặt chẽ với các thủ tục tố tụng, đảm bảo phải tuân theo những quy định của pháp luật một cách triệt để, xác định sự thật khách quan của vụ án hình sự một cách nhanh chóng. Vì vậy, hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp đòi hỏi:
Cán bộ tư pháp cần có chuyên môn cao, tư duy pháp lý, kinh nghiệm làm việc và những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần thiết khi tiến hành tố tụng nói chung và các hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp của mình nói riêng. Để đảm bảo xác định sự thật của vụ án hình sự một cách chính xác, khách quan, nhanh chóng. Tòa án có thể đưa ra những phán quyết khách quan, toàn diện và đúng pháp luật, xét xử đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm và không xét xử làm oan sai người vô tội thì Hội đồng xét xử nói chung cũng như Thẩm phán làm nhiệm vụ Chủ tọa phiên tòa cũng cần có những nhận thức đúng đắn về vụ án thông qua quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án của cơ quan điều tra, thẩm vấn công khai tại phiên tòa. Như vậy, bản án, quyết định của Tòa án có “thấu tình, đạt lý” hay không, sẽ phụ thuộc rất cao vào quá trình nhận thức khách quan, toàn diện về vụ án của các cơ quan tư pháp.
Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa bằng cách tuân thủ triệt để những quy định của pháp luật tố tụng khi tiến hành các hoạt động tố tụng và nhận thức không nằm ngoài những quy định đó. Những người tiến hành tố tụng phải có một nhận thức đúng đắn, khách quan trên cơ sở những quy định của pháp luật, tránh những nhận thức chủ quan của mình dẫn tới việc giải quyết vụ án hình sự có nhiều sai sót, không đúng pháp luật.
Tài liệu tham khảo
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top