• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Tại sao nói quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập nêu nguồn gốc, động lực vận động,

lo kien

New member
Xu
0
Tại sao nói quy luậtthống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập nêu nguồn gốc, động lực vận động,phát triển của sự vật, hiện tượng?

[FONT=&amp]Đáp.
Câu trả lời có ba ý lớn

[/FONT]
1) Vị trí, vai trò của quy luật trong phép biệnchứng duy vật. Là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, quyluật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn) chỉ ranguồn gốc, động lực bên trong của sự vận động, phát triển. Nắm vững được nộidung của quy luật này tạo cơ sở cho việc nhận thức các phạm trù và quy luật kháccủa phép biện chứng duy vật; đồng thời giúp hình thành phương pháp tư duy khoahọc, biết khám phá bản chất của sự vật, hiện tượng và giải quyết mâu thuẫn nảysinh.

2) Nội dung quy luật.

a) Các khái niệm của quy luật. Mặt đối lập dùng để chỉ những mặt, những yếu tố,những thuộc tính khác nhau có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau cùng tồn tạikhách quan trong các sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy. Sự tácđộng lẫn nhau giữa các mặt đối lập tạo nên mâuthuẫn biện chứng và mâu thuẫnbiện chứng quy định sự biến đổi của các mặt đối lập nói riêng và của sự vật, hiệntượng nói chung.Thống nhất giữacác mặt đối lập là sự không tách rời nhau, cùng tồn tại đồng thời và mặt đối lậpnày phải lấy mặt đối lập kia làm cơ sở cho sự tồn tại của mình. Sự thống nhấtgiữa các mặt đối lập còn gọi là sựđồng nhấtgiữa chúng do trong các mặt đốilập còn tồn tại những yếu tố giống nhau. Do sự đồng nhất giữa các mặt đối lập,nên trong nhiều trường hợp, khi mâu thuẫn xuất hiện và hoạt động, trong nhữngđiều kiện nào đó, tạo sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt đối lập. Đồng nhấtkhông tách rời với sự khác nhau, với sự đối lập, bởi mỗi sự vật vừa là bản thânnó, vừa là một cái khác với chính bản thân nó; trong đồng nhất đã bao hàm sựkhác nhau, đối lập. Các mặt đối lập luôn tác động qua lại với nhau theo xu hướngbài trừ, phủ định lẫn nhau; người ta gọi đó là đấu tranh giữa các mặt đối lập và sự đấutranh đó không tách rời với sự khác nhau, thống nhất, đồng nhất giữa chúngtrong một mâu thuẫn.

b) Vai trò của mâu thuẫn biện chứng đối với sự vậnđộng và phát triển. Theo Ph. Ăngghen, nguyên nhân chính và cũng là nguyên nhâncuối cùng tạo nên nguồn gốc của sự vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượnglà sự tác động lẫn nhau giữa chúng và giữa các mặt đối lập trong chúng. Có hailoại tác động lẫn nhau dẫn đến vận động. Đó là sự tác động lẫn nhau giữa các sựvật, hiện tượng và sự tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lập trong một sự vật,hiện tượng. Cả hai loại tác động này tạo nên sự vận động; nhưng chỉ loại tác độngthứ hai- loại tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lập do mâu thuẫn giữa chúng tạonên mới làm cho sự vật, hiện tượng phát triển.

c) Một số loại mâu thuẫn. +) Căn cứ vào quan hệgiữa các mặt đối lập đối với một sự vật, hiện tượng, người ta phân mâu thuẫnthành mâu thuẫn bên trong- là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướngđối lập, là mâu thuẫn nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng, đóng vai tròquyết định trực tiếp đối với quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiệntượng. Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn diễn ra trong mối liên hệ giữa các sự vật,hiện tượng khác nhau có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiệntượng, nhưng phải thông qua mâu thuẫn bên trong mới phát huy tác dụng.

+) Căn cứ vào sự tồn tại và phát triển của toànbộ sự vật, hiện tượng, người ta phân mâu thuẫn thành mâu thuẫn cơ bản- là mâuthuẫn quy định bản chất của sự vật, hiện tượng, quy định sự phát triển của sự vật,hiện tượng trong tất cả các giai đoạn, từ lúc hình thành cho đến lúc kết thúcvà mâu thuẫn này tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật, hiện tượng.Mâu thuẫn không cơ bản chỉ là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện nào đó củasự vật, hiện tượng, chịu sự chi phối của mâu thuẫn cơ bản; là mâu thuẫn chỉ quyđịnh sự vận động, phát triển của một hoặc vài mặt nào đó của sự vật, hiện tượng.

+) Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồntại và phát triển của sự vật, hiện tượng trong một giai đoạn nhất định,người taphân mâu thuẫn thành mâu thuẫn chủ yếu- là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở mộtgiai đoạn phát triển nhất định của sự vật, hiện tượng; có tác dụng quy định nhữngmâu thuẫn khác trong cùng một giai đoạn của quá trình phát triển của sự vật, hiệntượng. Giải quyết mâu thuẫn chủ yếu sẽ tạo điều kiện để giải quyết những mâuthuẫn khác ở cùng giai đoạn. Sự phát triển, chuyển hoá của sự vật, hiện tượngsang hình thức khác phụ thuộc vào việc giải quyết mâu thuẫn chủ yếu. Mâu thuẫnthứ yếu là những mâu thuẫn không đóng vai trò quyết định trong sự vận động,phát triển của sự vật, hiện tượng. Tuy vậy, ranh giới giữa mâu thuẫn chủ yếu,thứ yếu chỉ là tương đối, tuỳ theo từng hoàn cảnh cụ thể; có những mâu thuẫntrong điều kiện này là chủ yếu, song trong điều kiện khác lại là thứ yếu và ngượclại.

+) Căn cứ vào tính chất của các lợi ích cơ bảnlàđối lập nhau của các giai cấp, ở một giai đoạn nhất định, người ta phân mâu thuẫnxã hội thành mâu thuẫn đối kháng- là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tậpđoàn người, giữa những xu hướng xã hội có lợi ích cơ bản đối lập nhau và khôngthể điều hoà được. Đó là mâu thuẫn giữa các giai cấp bóc lột và bị bóc lột; giữagiai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫngiữa những khuynh hướng, những giai cấp, những tập đoàn người, những xu hướngxã hội có lợi ích cơ bản không đối lập nhau. Các mâu thuẫn đó là cục bộ, tạm thời.

c) Kếtluận. Nội dung quy luậtnói lên rằng, mâu thuẫn giữa các mặt đối lập trong sự vật,hiện tượng là nguyên nhân; giải quyết mâu thuẫn đó là động lực của sự vận động,phát triển; sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng là tự thân. Quátrình từ khác nhau, thống nhất qua mâu thuẫn đến đấu tranh giữa các mặt đối lậpmà kết quả là mâu thuẫn giữa chúng được giải quyết; xuất hiện sự thống nhất mớicùng với sự hình thành mâu thuẫn mới trong một sự vật, hiện tượng ở dạng thốngnhất thường trải qua ba giai đoạn chính, mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêngcủa mình.

+) Giai đoan một (giai đoạn khác nhau)- khi sự vật,hiện tượng mới xuất hiện, mâu thuẫn thường được biểu hiện ở sự khác nhaugiữacác mặt đối lập.
+) Giai đoạn hai (giai đoạn từ khác nhau chuyểnthành mâu thuẫn)- trong quá trình vận động, phát triển của các mặt có khuynh hướngphát triển trái ngược nhau và bài trừ, phủ định lẫn nhau ở giai đoạn một; sựkhác nhau chuyển thành mâu thuẫn.

+) Giai đoạn ba (giai đoạn giải quyết mâu thuẫn)-khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt với nhau, nếu có điều kiện thì hai mặt đósẽ hoặc chuyển hoá lẫn nhau; hoặc triệt tiêu nhau; hoặc cả hai mặt đó đều bịtriệt tiêu; sự vật, hiện tượng chuyển sang chất mới. Mâu thuẫn được giải quyếtvới kết quả là hai mặt đối lập cũ bị phá huỷ, sự thống nhất giữa hai mặt mới đượchình thành cùng với sự hình thành của mâu thuẫn mới. Mâu thuẫn này lại được giảiquyết làm cho sự vật, hiện tượng mới luôn xuất hiện thay thế sự vật, hiện tượngcũ. Sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập làm cho sự vật, hiện tượng không tồn tạivĩnh viễn trong một chất. Đó là quan hệ giữa mâu thuẫn biện chứng với sự vận động,phát triển của sự vật, hiện tượng, trong đó mâu thuẫn giữa các mặt đối lập lànguồn gốc, đấu tranh giữa các mặt đối lập là động lực bên trong của sự vận độngvà phát triển.

+) Sự thống nhất giữa các mặt đối lập có tính tạmthời, tương đối, là có điều kiện, thoáng qua, nghĩa là sự thống nhất đó tồn tạitrong trạng thái đứng yên tương đối của sự vật, hiện tượng.

+) Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập có tính tuyệtđối, nghĩa là sự đấu tranh đó phá vỡ sự ổn định tương đối của sự vật, hiện tượngdẫn đến sự chuyển hoá về chất của chúng. Tính tuyệt đối của sự đấu tranh gắn liềnvới sự tự thân vận động, phát triển diễn ra không ngừng của các sự vật, hiện tượngtrong thế giới vật chất. Suy ra, sự vận động, phát triển là tuyệt đối.

3) Từ nội dung quy luật mâu thuẫn của phép biệnchứng duy vật, rút ra một số nguyên tắc phương pháp luận trong hoạt động nhậnthức và hoạt động thực tiễn.

a) Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặtđối lập giúp chúng ta nhận thức đúng bản chất của sự vật và tìm ra phương hướng,giải pháp đúng cho hoạt động thực tiễn bằng con đường đi sâu nghiên cứu, pháthiện ra mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng. Muốn phát hiện ra mâu thuẫn cần phảitìm ra thể thống nhất của những mặt, những khuynh hướng trái ngược nhau, tức làtìm ra những mặt đối lập và những mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữacác mặt đối lập đó trong sự vật, hiện tượng.

b) Quy luật mâu tbuẫn giúp khi phân tích mâu thuẫnphải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng mâu thuẫn, xem xét vaitrò, vị trí và mối quan hệ lẫn nhau của các mặt mâu thuẫn; phải xem xét quátrình phát sinh, phát triển và vị trí của từng mặt đối lập, mối quan hệ tác độngqua lại, điều kiện chuyển hoá lẫn nhau giữa chúng. Chỉ có như thế mới hiểu đúngsự vật, hiểu đúng xu hướng vận động để giải quyết mâu thuẫn.

c) Quy luật mâu thuẫn giúp nhận thức được rằng,để thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển phải tìm cách giải quyết mâu thuẫn,không được điều hoà mâu thuẫn. Mọi mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi có đủ điềukiện chín muồi; không nóng vội hay bảo thủ, trì trệ khi giải quyết mâu thuẫn.


 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
H

HuyNam

Guest
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập hay còn gọi là quy luật mâu thuẫn là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và là quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin, là hạt nhân của phép biện chứng. Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển, theo đó nguồn gốc của sự phát triển chính là mâu thuẫn và việc giải quyết mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng.

Mâu thuẩn là sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau của các mặt đối lập bên trong một sự vật, một hiện tượng. Mâu thuẩn là hiện tượng khách quan và phổ biến. Mâu thuẩn có tính chất khách quan vì nó là cái vốn có trong sự vật, hiện tượng, là bản chất chung của mọi sự vật, hiện tượng. Mâu thuẩn có tính phổ biến vì nó tồn tại trong tất cả mọi sự vật hiện tượng, mọi giai đoạn, mọi quá trình, tồn tại trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy.

Vì mâu thuẫn là hiện tượng khách quan, phổ biến nên mâu thuẩn rất đa dạng và phức tạp. Trong các sự vật, hiện tượng khác nhau thì tồn tại những mâu thuẩn khác nhau, trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng cũng chứa đựng nhiều mâu thuẩn khác nhau, trong mỗi giai đoạn, mỗi quá trình cũng có nhiều mâu thuẫn khác nhau. Mỗi mâu thuẫn có vị trí, vai trò và đặc điểm khác nhua đối với sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặt đối lập quy định một cách tất yếu sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển. Lúc đầu mâu thuẫn mới xuất hiện mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản, nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau. Sự khác nhau đó càng ngày càng phát triển đi đến đối lập. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyễn hoá lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ đó thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới; sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thay thế.

Tuy nhiên, không có thống nhất của các mặt đối lập thì cũng không có đấu tranh giữa chúng. Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là không thể tách rời nhau trong mâu thuẫn biện chứng. Sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập quy định tính ổn định và tính thay đổi của sự vật. Khi mâu thuẫn đã được giải quyết thì sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời lại bao hàm mâu thuẫn mới, mâu thuẫn mới lại được triển khai, phát triển và lại được giải quyết làm cho sự vật mới luôn luôn xuất hiện thay thế sự vật cũ. Do vậy, chính sự đấu tranh của các mặt đối lập dẫn đến sự chuyển hóa của các mặt đối lập (giải quyết mâu thuẫn) là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển. Nếu mâu thuẩn không được giải quyết (các mặt đối lập không chuyển hóa) thì không có sự phát triển.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top