• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Suy nghĩ về hiện tượng đạo đức giả trong cuộc sống

Đỗ Thị Lan Hương

Cộng tác viên
Thành viên BQT
Các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống này luôn tồn tại hai mặt đối lập của nó. Xã hội con người cũng vậy. Có nhiều người biết sống tốt đẹp, biết tôn trọng và tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực. Ngược lại cũng không ít kẻ sống giả trá, lừa lọc, luôn dựa dẫm vào người khác. Có người sống chân thực, đạo cao đức trọng. Ngược lại, cũng có không ít kẻ sống bằng bộ mặt đạo đức giả tạo. Cùng suy nghĩ về hiện tượng đạo đức giả trong cuộc sống nhé!
Suy nghĩ về hiện tượng đạo đức giả trong cuộc sống.png

Suy nghĩ về hiện tượng đạo đức giả trong cuộc sống

Đạo đức không gì hơn là lòng tôn kính cuộc sống. Không tôn trọng cuộc sống mà tỏ ta đạo đức thì đó là đạo đức giả. Đạo đức giả là một trong những hiện tượng làm hỏng nhiều con người và đang có xu hướng lan rộng trong cuộc sống ngày nay.

Ngược lại với người có đạo đức là người đạo đức giả. Cùng với những thói ích kỷ, đố kị, xu nịnh, a dua, thói đạo đức giả là một thói xấu đang hoành hành mối quan hệ giữa con người và con người. Nó làm mất dần vẻ chân thực vốn có của đời sống xã hội. Nạn đạo đức giả sẽ làm suy yếu nền văn hóa của một đất nước. Dân gian đã có rất nhiều thành ngữ, ca dao… để vạch mặt kẻ đạo đức giả: “Miệng nam mô, bụng một bồ dao găm”, hoặc “Bề ngoài thơn thớt nói cười, bề trong nham hiểm giết người không dao”. “Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa”.

Thói đạo đức giả có mặt ở khắp mọi nơi, mọi chốn, nhưng rất khó bị phát giác. Thói đạo đức giả luôn đi cùng với tâm lý cả tin. Ở đâu có sự cả tin thì ở đó có thói đạo đức giả. Đạo đức xã hội chủ nghĩa (chân chính) hướng con người tới tinh thần cao cả của tâm hồn, văn hóa. Bởi vậy, trong cuộc sống luôn đòi hỏi sự rèn luyện. Cảnh giác và tẩy trừ thói đạo đức giả là điều vô cùng cần thiết, trước hết là sự cảnh giác với chính bản thân mình.

Nguyên nhân trước hết là do chủ nghĩa cá nhân, lối sống dối trá vì quyền lợi của mình. Xã hội thiếu những tấm gương đạo đức thực sự, hoặc tâm lý ỉ lại vào những tấm gương mà không chịu làm gương trước do sợ thiệt. Do áp lực (người quyền trên, từ lãnh đạo, từ đồng nghiệp…) đè nặng lên vai người nói,mà năng lực thì có hạn, người nói phải đối phó với sự thật có thể gây thất vọng cho người khác (bệnh thành tích). Muốn thật có khi cũng không được, bởi điều đó ảnh hưởng tới những người khác. Do tâm lý sống chung với tiêu cực của các thành viên trong xã hội, coi đạo đức giả là chuyện bình thường trong thời buổi hiện nay; thờ ơ, ngại va chạm, thiếu đấu tranh để bảo vệ lẽ phải. Do tâm lý đám đông, thấy người khách hô khẩu hiệu thì cũng chỉ hô khẩu hiệu theo chứ chưa nghĩ tới những khó khăn khi làm (tính chất phong trào). Đây là vấn đề rộng lớn, liên quan đến nhiều người, nhiều Bộ ngành, đia phương…. Một cá nhân hoặc ít người không thể thay đổi được. Mà đòi hỏi cả xã hội, các ngành nghề, mỗi người đều phải vào cuộc, tạo nên một sự thay đổi đồng bộ. Đôi khi đạo đức giả lại là công cụ bất đắc dĩ của một người, một nhóm người…để tự vệ trước thói đạo đức giả của một người, một nhóm người…khác (có khi bị cho là ngụy biện).

Đạo đức giả làm mất uy tín của cá nhân (tổ chức…) do người đó (người trong tổ chức đó…) có thói đạo đức giả, ảnh hưởng ở trong nước và có thể đối với cả quốc tế. Tạo ra một hệ thống cổ xúy lừa đảo và tham nhũng, bởi trong những hệ thống đàng hoàng hơn, chân chính hơn thì người đạo đức giả khó có chỗ đứng. Những người sống đúng với đạo đức truyền thống, người làm khoa học nghiêm chỉnh bị o ép, coi thường, dẫn đến chán nản, khó phát huy khả năng do có nhiều bất công. Sự lây truyền căn bệnh thành tích từ các em học sinh từ khi ngồi trên ghế nhà trường, bệnh lừa đảo… đến các thế hệ tiếp sau. Các giá trị xã hội bị đảo lộn.

Đạo đức giả không đồng nghĩa với nói dối. Nói dối có nhiều mục đích khác nhau. Nói dối mà có lợi cho cả người nói và người nghe: là một biểu hiện của trêu đùa, bông đùa…Nhiều khi là liệu pháp tâm lý giúp người nghe, được ứng dụng trong Tâm lý trị liệu. Nói dối mà có lợi cho người nói, không có lợi (hoặc có hại) cho người nghe, được gọi là dối trá, là một biểu hiện của lợi dụng, tham nhũng, bệnh thành tích, đạo đức giả, nịnh hót, mị dân…Trong chiến đấu thì nói dối có thể là chiến thuật, mưu kế… Nói dối mà không có lợi cho người nói, có lợi cho người nghe là một biểu hiện của lòng cao thượng.

Nói dối mà có hại cho cả người nói và người nghe là khi thói đối trá bị lật tẩy, đôi khi là hậu quả của lời nói dối tưởng như vô hại. Muốn chống lại thói đạo đức giả cần cả xã hội chung tay quyết liệt. Mỗi người tự rèn luyện bản thân, người trách nhiệm càng cao thì càng phải làm gương cho người khác xung quanh mình, nâng cao tính kỷ luật của bản thân, nói đi đôi với làm. Đảm bảo pháp luật được thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc. Nghiêm trị những kẻ tham nhũng, cơ hội… Nâng cao dân trí để không cả tin, không cho thói đạo đức giả có chỗ đứng.

Đạo đức giả luôn ẩn giấu trong bộ mặt đẹp đẽ. Để nhận ra nó thật khó khăn. Đừng sống bằng thói đạo đức giả, sớm muộn gì nó cũng bị vạch trần mà thôi. Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh. Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top