• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.
Với bài Soạn bài Làm thơ lục bát, học sinh sẽ được tìm hiểu một cách khái quát nhất về thể thơ lục bát. Bài viết dưới đây dành cho học sinh lớp 7 khi học môn Ngữ Văn, mời các em cùng tham khảo.

I. Luật thơ lục bát

1. Đọc kỹ câu ca dao

“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”

2. Trả lời câu hỏi

a. Cặp câu thơ lục bát: 1 dòng có 6 tiếng, 1 dòng có 8 tiếng.
b.
- Các tiếng có thanh huyền và thanh ngang (không dấu) gọi là tiếng bằng, kí hiệu là B.
- Các tiếng có thanh sắc, hỏi, ngã, nặng là tiếng trắc, kí hiệu là T.
• Anh: B, đi: B, anh: B, nhớ: T, quê:B, nhà: T
• Nhớ: T, canh: B, rau: B, muống: T, nhớ: T, cà: T, dầm: T, tương: B
• Nhớ: T, ai: B, dãi: T, nắng: T, dầm: T, sương: B
Nhớ: T, ai: B, tát: T, nước: T, bên: B, đường: T, hôm: B, nao: B

• c. Nhận xét về tương quan thanh điệu giữa tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám trong câu 8:
• Tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám trong câu tám nếu tiếng này có thanh huyền thì tiếng kia có thanh ngang (không dấu) và ngược lại.

• d. Nhận xét về luật thơ lục bát:
• - Số tiếng: câu đầu sáu tiếng, câu sau tám tiếng.
• - Vần: chữ thứ sáu câu đầu (lục) vần với chữ thứ sáu câu sau (bát) và chữ thứ tám của câu bát lại vần với chữ thứ sáu của câu sáu sau và cứ thế mà tiếp tục.
• - Luật bằng trắc: tiếng thứ hai thường là thanh bằng, tiếng thứ tư thường là thanh trắc. Các tiếng thứ 1, 3, 5, 7 không bắt buộc theo luật bằng trắc.
• - Cách ngắt nhịp: thường là nhịp chẵn, cũng có khi lẻ.
• - Câu lục: 2/2/2 hoặc 3/3
• - Câu bát: 2/ 2 / 2 / 2 hoặc 4/ 4 hoặc 3/5
• => Tổng kết:
• - Lục bát là thể thơ độc đáo của văn học Việt Nam.
• - Luật thơ lục bát thể hiện tập trung ở khổ thơ lục bát gồm một câu sáu tiếng và một câu tám tiếng sắp xếp theo mô hình.

IMG-af3a1cce69a2a7341de9cd6b914d4c35-V.jpg


II. Luyện tập

Câu 1. Điền nối tiếp cho thành bài và đúng luật.


- Em ơi đi học trường xa
Cố học cho giỏi như là mẹ mong
- Anh ơi phấn đấu cho bền
Mỗi năm mỗi lớp mới nên con người
- Ngoài vườn ríu rít tiếng chim
Trong nhà văng vẳng tiếng ai đọc bài.

Câu 2.
- Câu lục bát sai ở vần.
- Cách sửa:
Vườn em cây quý đủ loài
Cam, chanh, bưởi, quýt, mận, xoài, ổi, na.
Thiếu nhi là tuổi học hành
Chúng em phấn đấu tiến nhanh mỗi ngày.


Làm thơ lục bát cũng không quá khó phải không các em? Chúc các học tốt nhé!
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top