uocmo_kchodoi
Moderator
- Xu
- 132
Về áp dụng quy định có lợi cho bị can, bị cáo đối với tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Bộ luật Hình sự 2015 vẫn còn có cách hiểu, áp dụng chưa thống nhất. Vụ án được nêu trong bài là một ví dụ.
Ngày 20/11/2016, Hứa Mạnh C vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, gây hậu quả làm 1 người chết và 1 người bị thương tích 49%.
Ngày 20/6/2017, C bị VKS truy tố theo khoản 2 Điều 202 BLHS năm 1999. Tuy nhiên, vấn đề xét xử C theo khung hình phạt nào còn có các ý kiến khác nhau.
Ý kiến thứ nhất cho rằng: BLHS 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015 không quy định trường hợp cụ thể trên phạm vào khoản nào của Điều 260 BLHS năm 2015.
Tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017, quy định: … “Các tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng… của BLHS 1999 đã được áp dụng để khởi tố bị can trước 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018 thì vẫn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử trừ những trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 điều này”. (Điểm đ khoản 2 chỉ quy định những trường hợp trước đây là tội phạm, nhưng theo BLHS năm 2015 không là tội phạm nữa)
Như vậy, tình tiết gây hậu quả làm 1 người chết và 1 người bị thương 49%, theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao thì trường hợp này là hậu quả rất nghiêm trọng, đã được áp dụng để khởi tố, truy tố theo BLHS 1999, nên vẫn áp dụng để xét xử theo điểm đ khoản 2 Điều 202 BLHS 1999. VKS đã truy tố C theo đúng khung hình phạt. Khi xét xử sơ thẩm cần phải áp dụng đúng khung hình phạt theo khoản 2 Điều 202 BLHS (xử phạt từ 3 năm đến 10 năm tù) như VKS đã truy tố để xử lý và áp dụng hình phạt đối với C.
Ý kiến thứ hai: Trường hợp phạm tội của C nêu trên theo Điều 260 BLHS năm 2015 thì không phạm vào khoản 2, 3, 4 nên phạm vào khung hình phạt khoản 1 Điều 260 BLHS là khung cơ bản (có lợi hơn khoản 2 Điều 202 BLHS 1999).
Hành vi phạm tội của Hứa Mạnh C gây hậu quả làm 1 người chết, 1 người bị thương 49%. (theo hướng dẫn tại NQ số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 và TTLT số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/8/2013 thì trường hợp này là hậu quả rất nghiêm trọng) nên Cường phạm vào điểm đ khoản 2 điều 202 BLHS 1999.
Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017, quy định: … “Các tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng… ” (nêu cụ thể ở ý kiến thứ nhất) thì Cường phải bị khởi tố, truy tố và xét xử theo điểm đ khoản 2 Điều 202 BLHS năm 1999.
Nhưng điểm h khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 quy định:
“2. Kể từ ngày Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (sau đây gọi là Luật số 12/2017/QH14) được công bố, tiếp tục thực hiện các quy định sau đây:
… h) Thực hiện các quy định tại khoản 3 Điều 7 của Bộ luật Hình sự năm 2015; điểm b khoản 1 Điều này…”
Như vậy, những quy định có lợi của BLHS năm 2015 theo khoản 3 Điều 7 được thực hiện từ khi công bố Luật số 12/2017/QH14 (theo hướng dẫn của công văn số 256/TANDTC-PC ngày 31/7/2017 thì ngày công bố Luật 12/2017/QH14 là ngày 03/7/2017). Trường hợp phạm tội của C theo quy định của BLHS năm 2015 thì không phạm vào khoản 2, 3, 4 nên phạm vào khoản 1 Điều 260 BLHS (có lợi hơn khoản 2 Điều 202), nên khi xét xử cần phải áp dụng khoản 3 Điều 7 BLHS năm 2015 “quy định 1 hình phạt nhẹ hơn” để áp dụng quy định có lợi này quyết định hình phạt với C theo khung hình phạt của khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015 (phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm).
Tôi đồng tình với ý kiến thứ hai: Trong vụ án này, phạm tôi trước 01/01/2018 nên sau ngày Luật số 12 công bố (03/7/2017) và cả sau ngày 01/01/2018 mới xét xử đối với C thì vẫn áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 202 BLHS 1999 để xét xử nhưng quyết định hình phạt phải áp dụng khung hình phạt tại khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015 (phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm) để xét xử đảm bảo đúng quy định của Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 và đảm bảo quyền lợi cho bị cáo
Tuy nhiên trên thực tế còn có sự nhận thức và áp dụng khác nhau về vấn đề đã đề cập trên. Vì vậy, cơ quan có thẩm quyền cần có hướng dẫn cụ thể trong trường hợp này.
---------------------
Theo Kiemsat.vn
Ngày 20/11/2016, Hứa Mạnh C vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, gây hậu quả làm 1 người chết và 1 người bị thương tích 49%.
Ngày 20/6/2017, C bị VKS truy tố theo khoản 2 Điều 202 BLHS năm 1999. Tuy nhiên, vấn đề xét xử C theo khung hình phạt nào còn có các ý kiến khác nhau.
Ý kiến thứ nhất cho rằng: BLHS 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015 không quy định trường hợp cụ thể trên phạm vào khoản nào của Điều 260 BLHS năm 2015.
Tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017, quy định: … “Các tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng… của BLHS 1999 đã được áp dụng để khởi tố bị can trước 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018 thì vẫn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử trừ những trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 điều này”. (Điểm đ khoản 2 chỉ quy định những trường hợp trước đây là tội phạm, nhưng theo BLHS năm 2015 không là tội phạm nữa)
Như vậy, tình tiết gây hậu quả làm 1 người chết và 1 người bị thương 49%, theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao thì trường hợp này là hậu quả rất nghiêm trọng, đã được áp dụng để khởi tố, truy tố theo BLHS 1999, nên vẫn áp dụng để xét xử theo điểm đ khoản 2 Điều 202 BLHS 1999. VKS đã truy tố C theo đúng khung hình phạt. Khi xét xử sơ thẩm cần phải áp dụng đúng khung hình phạt theo khoản 2 Điều 202 BLHS (xử phạt từ 3 năm đến 10 năm tù) như VKS đã truy tố để xử lý và áp dụng hình phạt đối với C.
Ý kiến thứ hai: Trường hợp phạm tội của C nêu trên theo Điều 260 BLHS năm 2015 thì không phạm vào khoản 2, 3, 4 nên phạm vào khung hình phạt khoản 1 Điều 260 BLHS là khung cơ bản (có lợi hơn khoản 2 Điều 202 BLHS 1999).
Hành vi phạm tội của Hứa Mạnh C gây hậu quả làm 1 người chết, 1 người bị thương 49%. (theo hướng dẫn tại NQ số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 và TTLT số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/8/2013 thì trường hợp này là hậu quả rất nghiêm trọng) nên Cường phạm vào điểm đ khoản 2 điều 202 BLHS 1999.
Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017, quy định: … “Các tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng… ” (nêu cụ thể ở ý kiến thứ nhất) thì Cường phải bị khởi tố, truy tố và xét xử theo điểm đ khoản 2 Điều 202 BLHS năm 1999.
Nhưng điểm h khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 quy định:
“2. Kể từ ngày Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (sau đây gọi là Luật số 12/2017/QH14) được công bố, tiếp tục thực hiện các quy định sau đây:
… h) Thực hiện các quy định tại khoản 3 Điều 7 của Bộ luật Hình sự năm 2015; điểm b khoản 1 Điều này…”
Như vậy, những quy định có lợi của BLHS năm 2015 theo khoản 3 Điều 7 được thực hiện từ khi công bố Luật số 12/2017/QH14 (theo hướng dẫn của công văn số 256/TANDTC-PC ngày 31/7/2017 thì ngày công bố Luật 12/2017/QH14 là ngày 03/7/2017). Trường hợp phạm tội của C theo quy định của BLHS năm 2015 thì không phạm vào khoản 2, 3, 4 nên phạm vào khoản 1 Điều 260 BLHS (có lợi hơn khoản 2 Điều 202), nên khi xét xử cần phải áp dụng khoản 3 Điều 7 BLHS năm 2015 “quy định 1 hình phạt nhẹ hơn” để áp dụng quy định có lợi này quyết định hình phạt với C theo khung hình phạt của khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015 (phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm).
Tôi đồng tình với ý kiến thứ hai: Trong vụ án này, phạm tôi trước 01/01/2018 nên sau ngày Luật số 12 công bố (03/7/2017) và cả sau ngày 01/01/2018 mới xét xử đối với C thì vẫn áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 202 BLHS 1999 để xét xử nhưng quyết định hình phạt phải áp dụng khung hình phạt tại khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015 (phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm) để xét xử đảm bảo đúng quy định của Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 và đảm bảo quyền lợi cho bị cáo
Tuy nhiên trên thực tế còn có sự nhận thức và áp dụng khác nhau về vấn đề đã đề cập trên. Vì vậy, cơ quan có thẩm quyền cần có hướng dẫn cụ thể trong trường hợp này.
---------------------
Theo Kiemsat.vn