• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Quá trình hình thành đường lối đối ngoại của nước ta trong những năm kháng chiến Chống Mĩ cứu nước .

Trang Dimple

New member
Xu
38

Yêu cầu bức thiết đặt ra đối với đảng lúc này là phải đề ra được đường lối và sách lược đúng đắn, vừa phải phù hợp với mỗi miền vừa phù hợp với xu thế chung của thời đại.

7-1954 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp hội nghị lần thứ 6 đánh giá sự chuyển biến tình hình và vạch ra nhiệm vụ mới, quyết định chủ trương, phương châm, sách lược đấu tranh của cách mạng Việt Nam. Tại hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định “Đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới và hiện đang trở thành kẻ thù trực tiếp của nhân dân Đông Dương’’.với khẩu hiệu đấu tranh “Hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ”. Những chuyển hướng của hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 tuy mới vạch ra những nét chung nhất song nó có ý nghĩa quan trọng đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới.

Tuy chúng ta giành thắng lợi ở hiệp định Giownevo nhưng Mỹ vẫn không từ bỏ ý định độc chiếm Đông Dương. Âm mưu chia cắt đất nước, bành trướng thế lực ra toàn đông dương.

Sau 2 tháng, ngày 5-9-1954, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị bổ sung và cụ thể hoá Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Hội nghị chỉ rõ 5 đặc điểm của cách mạng Việt Nam từ sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, trong đó, 2 đặc điểm lớn ảnh hưởng đến đường lối, chủ trương cách mạng của nước ta là Việt Nam đang trong giai đoạn “từ chiến tranh chuyển sang hoà bình” và “Nam Bắc tạm thời phân làm 2 vùng”. Vì vậy, nhiệm vụ chung của Đảng là “đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh thực hiện Hiệp định đình chiến, đề phòng và khắc phục mọi âm mưu phá hoại Hiệp định đình chiến để củng cố hoà bình, ra sức hoàn thành cải cách ruộng đất, phục hồi và nâng cao sản xuất, tăng cường xây dựng quân đội nhân dân để củng cố miền Bắc, giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam, đặng củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân tộc, dân chủ trong toàn quốc”. Hội nghị xác định nhiệm vụ cụ thể của cách mạng miền Nam “lãnh đạo nhân dân miền Nam thực hiện Hiệp định đình chiến, củng cố hoà bình, thực hiện tự do dân chủ (tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do đi lại...), cải thiện dân sinh, thực hiện thống nhất và tranh thủ độc lập. Đồng thời, phải lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống hoạt động khủng bố, đàn áp, phá cơ sở của ta, bắt bớ cán bộ ta và quần chúng cách mạng, chống những hoạt động tiến công của địch, nguỵ, giữ lấy quyền lợi quần chúng đã giành được trong thời kỳ kháng chiến, nhất là ở những vùng căn cứ địa và vùng du kích cũ của ta” với phương châm đấu tranh: Kết hợp công tác hợp pháp và công tác không hợp pháp, lợi dụng các hình thức tổ chức hoạt động hợp pháp để tập hợp và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.

Như vậy, lúc này chúng ta phải chủ trương tạm thời giữ cách mạng miền Nam ở thế giữ gìn lực lượng. Điều đó có nghĩa là: Trong hoàn cảnh hiện tại cần phải hết sức bình tĩnh để phân tích tình hình, trên cơ sở những phân tích khoa học trước yêu cầu của thực tiễn mới có thể có được đối sách thích hợp. Cuộc đấu tranh ở Việt Nam đến thời điểm đó đã không còn mang ý nghĩa đơn thuần của một cuộc chiến tranh cục bộ nữa mà ngày càng có ý nghĩa của sự đối đầu mang tính chất quốc tế. Chính vì vậy mà Việt Nam đã và đang trở thành điểm nhạy cảm trong quan hệ của các nước, đặc biệt là của các cường quốc. Những khó khăn trong nước cùng với những điều kiện bất lợi khác của tình hình cách mạng trên thế giới lúc này chưa thể cho phép Đảng ta phát động một cuộc chiến tranh mới để thống nhất đất nước. Tuy nhiên, giữ gìn lực lượng không có nghĩa là thủ tiêu đấu tranh, mà vẫn tiến hành đấu tranh liên tục trong khuôn khổ của Hiệp định Giơnevơ đã được ký kết. Theo đó thì hình thức đấu tranh chính trị là chủ yếu nhằm duy trì và củng cố lực lượng cách mạng.



Hội nghị Giơnevơ đã làm cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có thêm những khả năng mới để mở rộng quan hệ với nước ngoài. Để cụ thể hoá những nhiệm vụ chung đó, Bộ Chính trị ra bản chỉ thị về tình hình và nhiệm vụ công tác mới cho Đảng bộ miền Nam, trong đó có công tác ngoại giao và chính sách đối ngoại. Chỉ thị khẳng định “Chính sách ngoại giao của ta là xây dựng và phát triển quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào dựa theo nguyên tắc bình đẳng, hai bên đều có lợi và tôn trọng lãnh thổ, chủ quyền của nhau. Phương châm chính sách ngoại giao của ta là chống chính sách chiến tranh của đế quốc Mỹ, chống Mỹ tổ chức khối xâm lược Đông Nam Á, củng cố hoà bình ở Đông Dương và bảo vệ hoà bình Đông Nam Á và toàn thế giới”.

Trên cơ sở phương châm đó, “mối quan hệ giữa Việt Nam dân chủ Cộng hoà với nước Pháp cần tiếp tục dùng hình thức thương lượng và đàm phán để điều chỉnh, tránh quá găng để đến nỗi tan vỡ. Đồng thời, nên “mở rộng quan hệ kinh tế, mậu dịch với nước Pháp trên cở sở bình đẳng và cùng có lợi. Quan hệ với nhân dân nước Pháp cần được tăng cường... Làm cho nhân dân hai nước Việt và Pháp liên hợp chặt chẽ hơn nữa để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất đất nước, phản đối và ngăn ngừa sự gây hấn của Mỹ và phe thân Mỹ”

Bên cạnh đó, cần phải tranh thủ mở rộng quan hệ với những nước Đông Nam Á như Ấn Độ, Nam Dương, Miến Điện... “làm cho Chính phủ những nước đó đồng tình với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà hoặc ít nhất cũng giữ trung lập, có thiện cảm đối với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và có thái độ khinh bỉ chính quyền Bảo Đại, Ngô Đình Diệm”

Trong khi tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á, cần đặc biệt chú trọng quan hệ giữa nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với Lào và Cao Miên. “Mối quan hệ với họ nên đặt trên 5 nguyên tắc lớn là “tôn trọng chủ quyền và lãnh thổ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, sống chung trong hoà bình”. Chính phủ Việt Nam nên tìm mọi cách tăng cường tình hữu nghị giữa nước ta và hai nước Lào, Cao Miên; tăng cường đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam, Lào và Cao Miên. Xây dựng mối quan hệ hoà hoãn với Lào, Cao Miên cùng với việc tiếp tục phát triển và củng cố tình hữu nghị với Liên Xô, Trung Quốc và tất cả các nước XHCN trên thế giới là điều kiện quan trọng để củng cố hoà bình ở Đông Dương và tranh thủ độc lập, thống nhất của nước ta.

Bên cạnh đó, đối với Uỷ ban quốc tế, chủ trương của ta nói chung là tranh thủ cảm tình, không để xảy ra những việc đáng tiếc, bất lợi cho ta. Đối với Ba Lan, mặc dù Ba Lan là bạn của ta song trong thái độ giao tiếp, Đảng chủ trương không nên vồn vã hơn các đại biểu khác, để các đồng chí Ba Lan có thể giữ địa vị trung lập mà làm việc. Đối với Ấn Độ, chúng ta có thể và cần tranh thủ cảm tình của Ấn Độ vì Ấn Độ luôn có thái độ tán thành hoà bình ở Đông Dương, chống Mỹ dùng vũ lực làm bá chủ Châu Á. Còn với Gia Nã Đại (Canađa), ta phải cẩn thận song phải giữ quan hệ ngoại giao tốt với các đại biểu Gia Nã Đại.

Trước tình hình đế quốc Mỹ ngày càng bộc lộ rõ âm mưu và bản chất ra sức phá hoại Hiệp định Giơnevơ, xây dựng chính quyền thực dân mới ở miền Nam, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7(8/1955) chủ trương đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam. Hội nghị khẳng định kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân ta hiện nay là “đế quốc Mỹ, phái thực dân Pháp phản hiệp định và bọn Ngô Đình Diệm, đế quốc Mỹ là kẻ thù đầu sỏ và nguy hại nhất”. Vì vậy, mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng vẫn không thay đổi “chĩa mũi nhọn đấu tranh vào đế quốc Mỹ; triệt để lợi dụng mâu thuẫn giữa Mỹ và Pháp, giữa bọn thân Mỹ và bọn thân Pháp, giữa phái thực dân Pháp thân Mỹ và những phần tử thực dân Pháp chống Mỹ. Đoàn kết bất cứ người nào ta có thể đoàn kết được, tranh thủ bất cứ người nào ta có thể tranh thủ được, trung lập bất cứ người nào ta có thể trung lập được, cốt nhằm phân hoá kẻ thù đến cao độ và cô lập chúng, đồng thời kiếm thêm nhiều bạn cả trong nước và ngoài nước”. Trên cơ sở đó, Hội nghị chủ trương: “Đẩy mạnh công tác ngoại giao, tăng cường đoàn kết hữu nghị với các nước bạn, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới” và coi đó là “một trong những công tác lớn”. Phương châm chính sách ngoại giao của ta là “Củng cố không ngừng tình đoàn kết hữu nghị với Liên Xô, Trung Quốc và các nước Dân chủ nhân dân; thực hiện việc phối hợp chặt chẽ giữa các nước anh em trong hoạt động quốc tế và trong đấu tranh ngoại giao; giao hảo với bất cứ nước nào cùng ta công nhận năm nguyên tắc chung hoà bình; kiên quyết và bền bỉ dùng cách thương lượng để giải quyết mọi vấn đề tranh chấp quốc tế .

Trước tình hình đó, chủ trương của chúng ta là đấu tranh để hoà bình, thống nhất nước nhà. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà bằng phương pháp hoà bình lại là một cuộc đấu tranh vô cùng gian khổ và phức tạp. Trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt với hai chế độ chính trị, hai chế độ xã hội khác nhau, muốn giành thắng lợi, việc cấp thiết là mở rộng và củng cố Mặt trận Dân tộc thống nhất trong cả nước, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp, đảng phái, các dân tộc, các tôn giáo quyết tâm đè bẹp âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam của đế quốc Mỹ. Vì vậy “Mặt trận dân tộc thống nhất cần có một bản cương lĩnh chung phù hợp với tình hình thực tế của hai miền, làm cơ sở tập hợp mọi lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình trong cả nước để đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bọn thân Mỹ, bọn chia rẽ, bọn ngoan cố, đặng củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà, trên cở sở độc lập và dân chủ, tiến tới xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”

Trong khi đó Mỹ - Diệm bộc lộ rõ âm mưu chiếm đóng và chia cắt lầu dài miền Nam Việt Nam. Tất cả mọi hoạt động chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá của chúng ở miền Nam từ trước đến nay và sau này đều nhằm thực hiện âm mưu thâm độc đó. Để lừa bịp dư luận, chính quyền miền Nam đã tuyên bố những điều xảo trá về "hoà bình, thống nhất, tổng tuyển cử tự do..." song bản chất của chúng vẫn là không công nhận Hiệp định Giơnevơ. Mỹ - Diệm ra sức phá hoại Hiệp định Giơnevơ, khủng bố trả thù những người kháng chiến, bóp nghẹt các quyền tự do dân chủ gây kho chiến tranh, chuyển vũ khí vào miền Nam, cắt đứt quan hệ Bắc – Nam, thúc ép Pháp rút quân khỏi miền Nam, đồng thời tìm mọi cách chèn ép và nắm dần cơ sở kinh tế của Pháp. Chúng liên tiếp tiến hành chính sách "tố cộng, diệt cộng", đàn áp các phong trào cách mạng, đặc biệt là trong chiến dịch tố cộng, diệt cộng đợt 2,3, Mỹ - Diệm khủng bố vô cùng dã man nhằm phân hoá giữa Đảng và quần chúng, buộc những người lưng chừng phải có thái độ dứt khoát, buộc những người đầu hàng phải thật sự làm tay sai cho chúng. Mỹ - Diệm đã đẩy cách mạng miền Nam vào thời kỳ khó khăn chưa từng có.

Tuy nhiên miền nam vẫn đứng trước một số thuận lợi cơ bản.đó là công cuộc đấu tranh của ta được nhân dân tham gia tích cực. vì thế Trung ương Đảng nhấn mạnh những nhiệm vụ quan trọng lúc này là ra sức củng cố miền Bắc, giữ vững và phát triển cuộc đấu tranh miền Nam, tăng cường đấu tranh ngoại giao, và trước mắt là phải hết sức tăng cường cuộc đấu tranh để khôi phục và phát triển quan hệ bình thường giữa miền Nam và miền Bắc. Trong đó, việc tăng cường đấu tranh ngoại giao được đặc biệt chú trọng. Cuộc đấu tranh củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất của nhân dân ta là một bộ phận của cuộc đấu tranh cho hoà bình thế giới. Do đó, Việt Nam phải phối hợp và tranh thủ sự đồng tình của nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới, làm cho Mỹ - Diệm ngày càng bị cô lập. Vì vậy, "ta phải tăng cường việc tuyên truyền ra ngoài nước, vạch trần âm mưu của Mỹ - Diệm ở miền Nam phá hoại hoà bình, thống nhất và vi phạm Hiệp định Giơnevơ; nêu cao ý chí hoà bình của ta và chính sách tôn trọng Hiệp định Giơnevơ của ta".Công tác ngoại giao của ta phải "ra sức tranh thủ sự đồng tình của các nước yêu chuộng hoà bình trên thế giới đối với cuộc đấu tranh thống nhất, cuộc đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ của nhân dân ta. Ngoài việc tăng cường đoàn kết với các nước anh em là việc ta phải thường xuyên chú trọng, chúng ta cần hết sức phấn đấu để đặt quan hệ tốt với hai nước láng giềng Lào, Miên, tăng cường và phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á, với nước Pháp" Có thể nói, những chính sách ngoại giao được thông qua Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 10 mở rộng (9/1956) là sự bổ sung quan trọng trong quá trình hình thành đường lối đối ngoại của Đảng trong thời kỳ 1954-1960. Yêu cầu thực tiễn lúc này cho thấy làm thế nào để vừa phát huy được sức mạnh của quần chúng nhân dân, vừa tranh thủ tối đa sự giúp đỡ, ủng hộ của các nước bạn; vừa kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để tạo nên sức mạnh tổng hợp chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Trước tình hình địch thẳng tay khủng bố, tàn sát phong trào cách mạng, nhiều vấn đề xuất hiện trong thực tiễn đấu tranh của nhân dân miền Nam, cuối 1956 - đầu 1957, đồng chí Lê Duẩn trong bản Dự thảo đề cương cách mạng miền Nam, trong đó khẳng định: Ba nhiệm vụ quan trọng nhất làm đường lối chung cho toàn bộ công tác cách mạng hiện nay của toàn quốc là: Củng cố thật vững chắc miền Bắc; . Đẩy mạnh phong trào cách mạng miền Nam; Tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hoà bình, dân chủ, độc lập dân tộc trên thế giới". Ba nhiệm vụ ấy không thể tách rời, có mối liên quan mật thiết với nhau. Có làm tròn ba nhiệm vụ ấy, cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân ta mới đi đến thành công. Nội dung của Đề cương Cách mạng miền Nam đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn cách mạng miền Nam, là cơ sở quan trọng góp phần xây dựng nội dung cơ bản của Nghị quyết 15 và Đại hội lần thứ III của Đảng sau này.

sau thắng lợi của phong trào Đồng Khởi, cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam chống đế quốc Mỹ và tay sai Ngô Đình Diệm được giữ vững và ngày càng phát triển. Nhân dân cả nước một lòng phấn đấu và được sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của nhân dân thế giới. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Đảng (9-1960) đã chỉ ra 2 nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại: Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc; Hai là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước. Hai nhiệm vụ ấy có quan hệ mật thiết và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam và sự nghiệp thống nhất nước nhà. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. “Nhiệm vụ cách mạng ở miền Bắc và miền Nam thuộc hai chiến lược khác nhau, mỗi nhiệm vụ nhằm giải quyết yêu cầu cụ thể của mỗi miền trong hoàn cảnh nuớc nhà tạm thời bị chia cắt nhưng hai nhiệm vụ đó đều hướng tới một mục tiêu chung là xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới”.

nhưng sau đó, Mỹ_Diệm đã không tuân thủ hiệp định , lấy cớ là đã không kí kết hiệp định. Tiếp tục những cố gắng kiên trì để thực hiện hoà bình, thống nhất đất nước, ngày 7-3-1958, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà lại gửi công hàm cho chính quyền Ngô Đình Diệm nêu rõ nguy cơ của chính sách xâm lược, nô dịch của đế quốc Mỹ và đề nghị hai miền cử đại biểu gặp gỡ nhau bàn bạc những biện pháp hoà bình thống nhất trên tinh thần hiểu biết lẫn nhau. Lần này, chính quyền Ngô Đình Diệm càng bị dư luận thúc ép và ngày 26-4-1958, chính quyền Sài Gòn đã ra một bản tuyên bố nói đến hoà bình, thống nhất nhưng trên cơ sở điều kiện tiên quyết là miền Bắc phải giảm quân số trước, đòi cho di cư vào Nam... Điều đó có nghĩa là chúng không muốn thống nhất đất nước.

Ngày 22-12-1958, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà lại gửi công hàm cho chính quyền miền Nam, vạch rõ thực trạng miền Nam dưới chế độ Mỹ – Diệm “Đồng bào ta không ngừng hy sinh phấn đấu chống chế độ thực dân Pháp và anh dũng kháng chiến 9 năm, chính là để xây dựng một chế độ mới độc lập, tự do, hạnh phúc. Thế mà hoà bình đã lập được hơn 4 năm rồi, đồng bào ta ở miền Nam vẫn chưa được an cư lạc nghiệp. Đồng bào phải chịu cảnh số áp bức bóc lột nặng nề hiện nay bao nhiêu thì càng nhận rõ sự can thiệp của đế quốc Mỹ vào miền Nam là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình cảnh ấy và ngăn trở sự nghiệp hoà bình thống nhất tổ quốc ta’’.
 
Sửa lần cuối:
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top