• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Phương pháp cân bằng pư oxi hóa khử

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Nội dung 1: Số oxi hoá, cách tính số oxi hóa của nguyên tố trong một hợp chất hóa học

oSố oxi hóa của nguyên tố trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử, khi giả thiết rằng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử là liên kết ion.

Quy tắc tính số oxi hóa:

• Trong đơn chất, số oxi hóa nguyên tố bằng 0:.
• Tổng đại số số oxi hoá của các nguyên tử trong phân tử (trung hoà điện) bằng 0.
• Tổng đại số số oxi hoá của các nguyên tử trong một ion phức tạp bằng điện tích của ion đó.
•Khi tham gia hợp chất, số oxi hoá của một số nguyên tố có trị số không đổi: H là +1, O là -2 …
oChú ý: Dấu của số oxi hoá đặt trước con số, còn dấu của điện tích ion đặt sau con số (số oxi hóa Fe+3 ; Ion sắt (III) ghi: Fe3+




Nội dung 2
: Các phương pháp cân bằng phản ứng oxi hoá khử

§Phương pháp 1: Phương pháp đại số

Nguyên tắc:

Số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế phải bằng nhau.

Các bước cân bằng

Đặt ẩn số là các hệ số hợp thức. Dùng định luật bảo toàn khối lượng để cân bằng nguyên tố và lập phương trình đại số.
Chọn nghiệm tùy ý cho 1 ẩn, rồi dùng hệ phương trình đại số để suy ra các ẩn số còn lại.

Ví dụ: a FeS2 + b O2→ c Fe2O3 + d SO2

Ta có: Fe : a = 2c
S : 2a = d
O : 2b = 3c + 2d
Chọn c = 1 thì a=2, d=4, b = 11/2

Nhân hai vế với 2 ta được phương trình:

4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2
§Phương pháp 2: phương pháp cân bằng electron
oNguyên tắc: dựa vào sự bảo toàn electron nghĩa là tổng số electron của chất khử cho phải bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận.
oCác bước cân bằng:

Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng với các nguyên tố có sự thay đổi số oxi hóa.
Bước 2: Viết các quá trình: khử (cho electron), oxi hóa (nhận electron).
Bước 3:Cân bằng electron: nhân hệ số để:
Tổng số electron cho = tổng số electron nhận.
(tổng số oxi hóa giảm = tổng số oxi hóa tăng).
Bước 4: Cân bằng nguyên tố không thay đổi số oxi hoá (thường theo thứ tự:
kim loại (ion dương):
gốc axit (ion âm).
môi trường (axit, bazơ).
nước (cân bằng H2O để cân bằng hiđro).
Bước 5: Kiểm soát số nguyên tử oxi ở 2 vế (phải bằng nhau).

Lưu ý:

Khi viết các quá trình oxi hoá và quá trình khử của từng nguyên tố, cần theo đúng chỉ số qui định của nguyên tố đó.
oVí dụ:
Fe + H2SO4đặc nóng → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

Fe0 → Fe+3 + 3e

1 x 2Fe0 → 2Fe+3 + 6e

3 x S+6 + 2e → S+4
2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H20
§Phương pháp 3: phương pháp cân bằng ion – electron
oPhạm vi áp dụng: đối với các quá trình xảy ra trong dung dịch, có sự tham gia của môi trường (H2O, dung dịch axit hoặc bazơ tham gia).
oCác nguyên tắc:
•Nếu phản ứng có axit tham gia: vế nào thừa O phải thêm H+ để tạo H2O và ngược lại.
•Nếu phản ứng có bazơ tham gia: vế nào thừa O phải thêm H2O để tạo ra OH-

§Các bước tiến hành:
Bước 1: Tách ion, xác định các nguyên tố có số oxi hóa thay đổi và viết các nửa phản ứng oxi hóa – khử.
Bước 2: Cân bằng các bán phản ứng:
Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố ở hai vế:
Thêm H+ hay OH-
Thêm H2O để cân bằng số nguyên tử hiđro
Kiểm soát số nguyên tử oxi ở 2 vế (phải bằng nhau).
Cân bằng điện tích: thêm electron vào mỗi nửa phản ứng để cân bằng điện tích
Bước 3: Cân bằng electron: nhân hệ số để:
Tổng số electron cho = tổng số electron nhận.
(tổng số oxi hóa giảm = tổng số oxi hóa tăng).
Bước 4: Cộng các nửa phản ứng ta có phương trình ion thu gọn.
Bước 5: Để chuyển phương trình dạng ion thu gọn thành phương trình ion đầy đủ và phương trình phân tử cần cộng vào 2 vế những lượng bằng nhau các cation hoặc anion để bù trừ điện tích.

Ví dụ: Cân bằng phương trình phản ứng:
Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O


Bước 1: Cu + H+ + NO3- → Cu2+ + 2NO3- + NO + H2O
Cu0 → Cu2+
NO3-→ NO
Bước 2: Cân bằng nguyên tố:
Cu → Cu2+
NO3- + 4H+ → NO + 2H2O
Cân bằng điện tích
Cu → Cu2+ + 2e
NO3- + 4H+ + 3e → NO + 2H2O
Bước 3: Cân bằng electron:
3 x Cu → Cu2+ + 2e
2 x NO3- + 4H+ + 3e → NO + 2H2O
Bước 4: 3Cu + 2NO3- + 8H+ → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
Bước 5: 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO +4H2O
§Nội dung 3: Các dạng phản ứng oxi hóa khử phức tạp
1. Phản ứng oxi hoá khử có hệ số bằng chữ
oNguyên tắc:
Cần xác định đúng sự tăng giảm số oxi hoá của các nguyên tố
Ví dụ:
Fe3O4 + HNO3→ Fe(NO3)3 + NxOy + H20


(5x – 2y) x 3Fe+8/3 → 3Fe+9/3 + e

1 x xN+5 + (5x – 2y)e → xN+2y/x

(5x-2y)Fe3O4+ (46x-18y)HNO3 → (15x-6y)Fe(NO3)3+NxOy+(23x-9y)H2O
2. Phản ứng có chất hóa học là tổ hợp của 2 chất khử
oNguyên tắc :
Cách 1 : Viết mọi phương trình biểu diễn sự thay đổi số oxi hoá, chú ý sự ràng buộc hệ số ở hai vế của phản ứng và ràng buộc hệ số trong cùng phân tử.
Cách 2 : Nếu một phân tử có nhiều nguyên tố thay đổi số oxi hoá có thể xét chuyển nhóm hoặc toàn bộ phân tử, đồng thời chú ý sự ràng buộc ở vế sau.

Luyện tập: Cân bằngphản ứng sau :

FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2

Fe+2 → Fe+3 + 1e
2S-1 → 2S+4 + 2.5e
4 x FeS2 → Fe+3 +2S+4 + 11e
11 x 2O0 + 4e → 2O
4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2
3. Phản ứng có nguyên tố tăng hay giảm số oxi hoá ở nhiều nấc
oNguyên tắc :
• Cách 1 : Viết mọi phương trình thay đổi số oxi hoá, đặt ẩn số cho từng nấc tăng, giảm số oxi hoá.
•Cách 2 : Tách ra thành hai hay nhiều phương trình ứng với từng nấc số oxi hóa tăng hay giảm.
Ví dụ: Cân bằng phản ứng sau:
Al + HNO3→ Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O

Cách 1: (3x + 8y) x Al0→ Al+3 + 3e

3 x xN+5 + 3xe → xN+5

3 x 2yN+5 + 8ye → 2yN+1

(3x+8y)Al +(12x+30y)HNO3→(3x+8y)Al(NO3)3+3xNO+3yNO2+(6x+15y)H2O
Cách 2: Tách thành 2 phương trình :
a x Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O
b x 8Al + 30 HNO3 → 8Al(NO3)3 +3N2O + 15H2O

(a+8b)Al + (4a+30b)HNO3 → (a+8b)Al(NO3)3 + a NO + 3b N2O+(2a+15b)H2O
4. Phản ứng không xác định rõ môi trường
oNguyên tắc:
•Có thể cân bằng nguyên tố bằng phương pháp đại số hoặc qua trung gian phương trình ion thu gọn.
•Nếu do gom nhiều phản ứng vào, cần phân tích để xác định giai đoạn nào là oxi hóa khử.
Ví dụ: Al + H2O + NaOH → NaAlO2 + H2
Al + H20 → Al(OH)3 + H2

2 x Al0 → Al+3 + 3e
3 x 2H+ + 2e → H2

2Al + 6H20 → 2Al(OH)3 + H2 (1)
2Al(OH)3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + 4H20 (2)
Tổng hợp 2 phương trình trên:
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

BÀI TẬP



1. Fe+HCl-->FeCl 2 + H2
2. Fe+HNO3à Fe(NO3)3+NO+H2O
3. Al+ HNO3àAl(NO3)3+N2O + H2O
4. Al+ HNO3àAl(NO3)3+N2 + H2O
5. Al+ HNO3àAl(NO3)3+NH4 NO3+ H2O
6. Mg+ HNO3àMg(NO3)2+ NO+H 2O
7. Mg+ HNO3àMg(NO3)2+ N2O + H 2O
8. Mg+ HNO3àMg(NO3)2+ N2+H 2O
9. Mg+ HNO3àMg(NO3)2+ NH4 NO3+ H 2O
10. Na +HNO3àNaNO3+ NO+H 2O
11. KMnO4+HClàKCl+MnCl2+Cl2+H 2O
12. MnO2+HClà MnCl+Cl2+H 2O
13. FeS+ HNO3à Fe(NO3)3+NO+H 2O+H2SO4
14. FeS+ HNO3à Fe(NO3)3+ N2O + H 2O+H2SO4
15. FeS+ HNO3à Fe(NO3)3+ N2+ H 2O+H2SO4
16. FeS2+ HNO3à Fe(NO3)3 +NO+H 2O+ H2SO4
17. FeS2+ HNO3à Fe(NO3)3+ N2+ H 2O+ H2SO4
18. FeS2+ HNO3à Fe(NO3)3+N2O+ H 2O+ H2SO4
19. KMnO4-->K2MnO4+MnO2+O2
20. Fe3O4+ HNO3àFe(NO3)3+NO+H 2O
21. Fe3O4+ HNO3à Fe(NO3)3+ N2O +H 2O
22.Fe3O4 +HNO3 à Fe(NO3)3+ N2+ H 2O
23. Fe3O4 + HNO3à Fe(NO3)3+ NH4 NO3+ H 2O
24. FeO+ HNO3à Fe(NO3)3+NO+H 2O
25. FeO+ HNO3à Fe(NO3)3+ N2O+ H 2O
26. FeO+HNO3 à Fe(NO3)3+ N2 + H 2O
27. FeO+ HNO3à Fe(NO3)3+ NH4 NO3+H 2O
28. FeO+ HNO3à Fe(NO3)3+NO+H 2O
CHẤT MÀ THÀNH PHẦN CÓ 2 HAY 3....... NT ĐỀU LÀ CHẤT KHỬ HOẶC CHẤT OXIHÓA .VDFeS2...........
FeSàFe+2S+?e theo lý thuyết thì tổng số oxi hóa của chất =0èta có 0=(+3)+2X(+6)+?
Từ đó ta có?=-15.

Sưu tầm
 

nhok_violet

New member
Xu
0
Theo e, ở pp cân bằng phản ứng bằng cách đặt ẩn số như trên, có thể sẽ mất hơi nhiều tgian về việc giải với nhiều ẩn a,b,c...(càng rối hơn đvới những pt có nhiều chất tham gia và sản phẩm). Cách e sẽ giới thiệu cho các bạn cũng đặt ẩn như bài trên nhưng ít hơn thôi (không bit là có hay ko nữa, nếu hay thì e cảm ơn, còn zở thì đừng chê ak')
Vd:
-Chỉ cần đặt 3hệ số:
aFeS2 +(b+3a) HNO3 --> aFe(NO3)3 +2a H2SO4 +bNO +c H2O
O: 9a+3b=9a+8a+b+2c
H: 3a +b= 4a+2c
b=2a+c
2b=8a+c
=> 6a=3c
Nếu a=3=> c=6, b=15
3FeS2 +24HNO3 --> 3Fe(NO3)3 +6 H2SO4 +15NO +6 H2O
 

Thandieu2

Thần Điêu
Xu
36
ban co the giup minh tim cach can bang phuong trinh cua huu co duoc khong?

Theo mình thì mình thường nhớ các phương trình phản ứng đã được học. Đọc và ghi nhớ thêm một số phương trình hay gặp (phản ứng đặc biệt và phản ứng mình thấy là khó viết) trong quyển "Giúp trí nhớ Chuỗi phản ứng hoá học ".

Khi viết phương trình, để cân bằng thì mình đếm cả số C, H, N. ... X ban đầu. Nhẩm tính để có được các hệ số của các chất tạo thành.

75_1220879163_9476364_IMG0195A_200x200_small.jpg


Hi vọng quấn sách này sẽ mang lại cho bạn nhiều phương trình hay và bạn có thể ghi nhớ được các phương trình phản ứng hoá học hữu cơ cần thiết nhất.
 

h2y3

New member
Xu
0
hệt như vô cơ thôi
nhưng bạn cần chú ý đến số oxi hóa cả C
để dễ hiểu hơn thì mình nghĩ nên đọc trong sách chuỗi pư mà thần điều nói
sách đấy hay phết
từ lúc bắt đầu học hóa năm lớp 8 mình đã mua rui
 

ThhT

New member
Xu
0
trong pư hữu cơ.quan trọng là bạn xác định được nguyên tử C nào tham gia phản ứng.xác đinh số oxh và cân bằng như bình thương.
cách xác định số oxh dễ nhất theo mình là xác định dựa vào CTCT.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top