• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Phân tích nhân vật ông Hai qua tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân

Thandieu2

Thần Điêu
PHÂN TÍCH NHÂN VẬT ÔNG HAI QUA TÁC PHẨM "LÀNG" CỦA NHÀ VĂN KIM LÂN _ PHÂN TÍCH NHÂN VẬT ÔNG HAI


[FONT=tahoma !important]Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và có sáng tác đăng báo trước cách mạng tháng 8/1945. Vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn, Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân. Truyện ngắn “Làng” được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Ông Hai, nhân vật chính của truyện rất yêu mến và gắn bó với làng quê của mình. Đặc điểm trên đã thể hiện rõ qua các trạng thái tình cảm khác nhau của ông với làng.

[/FONT]
[FONT=tahoma !important] Ông Hai, thật vậy, đã yêu cái làng chợ Dầu của mình bằng một tình yêu đặc biệt. Đấy là nơi tổ tiên, cha mẹ ông đã từng sinh trưởng và cũng là nơi chôn rau cắt rốn của ông. Do vậy, ông yêu làng này bằng một tình yêu vốn có từ lâu, sâu sắc và bền vững như tình yêu của một nông dân gắn bó với quê hương, nói cụ thể hơn là gắn bó với cảnh vật và con người của mảnh đất quê hương ấy. Bởi thế, mỗi lần nói đến làng chợ Dầu ấy, ông đều nói với giọng say mê, náo nức lạ thường. “Hai con mắt sáng hẳn lên. Cái mặt biến chuyển hoạt động”... Ông yêu tất cả những cảnh vật ở làng ông, nên mạnh dạn tự hào: ”Nhà ngói san sát sầm uất như tỉnh”, đường trong làng ”toàn lát đá xanh, trời mưa đi, bùn không dính đến gót chân”, “phơi thóc rơm thì tốt thượng hạng”. Đôi khi ông cường điệu, ông tự hào mãnh liệt đến cả cái sinh phần của cụ Thượng “vườn hoa cây cảnh nom như động ấy”.[/FONT][FONT=tahoma !important] Mãi đến sau cách mạng thánh Tám, ông mới nhận ra chính cái dinh cơ của quan Tổng đốc ấy đã đem lại bao nỗi khổ ải cho dân làng. Có người bệnh, có người chết, bao nhiêu người làm việc không công. Riêng phần ông đã bị một đống gạch đổ vào bại một bên hông. Cả cái chân ông sau này khập khiểng, đi đứng không ngay ngắn được cũng là do cái lăng tai ác ấy. Dưới mắt ông, cái gì của làng chợ Dầu cũng lớn, cũng đẹp hơn hẳn những thứ của thiên hạ. Từ cái phòng thông tin triển lãm “sáng sủa và rộng rãi nhất vùng”, đến cái chòi phát thanh trong làng, cả đến cây lúa ngoài đồng... Cái gì của làng cũng làm ông say mê, hãnh diện, tự hào.[/FONT][FONT=tahoma !important]
Lúc cuộc kháng chiến của cả dân tộc bùng lên, lòng yêu mến làng quê của ông Hai đã có những chuyển biến rõ rệt. Nếu trước kia, ông hãnh diện vì làng chợ Dầu giàu có, tươi đẹp, cái sinh phần của cụ Thượng tốt tươi, mới lạ, thì sau cách mạng tháng Tám, nhờ giác ngộ chính trị, ông lại tự hào về không khí cách mạng sôi nổi ở làng ông. Từ những buổi tập quân sự, những hố, những ụ, những giao thông hào chiến đấu, ông đã bộc lộ niềm sung sướng của mình truớc những sự thay đổi đó. Sự xuất hiện của những phòng thông tin, chòi phát thanh, đúng là cuộc đời, số phận ông thực sự gắn liền với những thăng trầm của làng Dầu yêu dấu của ông.Đối với ông Hai khi ấy, tình yêu làng mạc và tình yêu đất nước đã chan hoà làm một trong tình cảm và nhận thức của ông.

[/FONT]
[FONT=tahoma !important] Những ngày đầu kháng chiến, ông luôn luôn tự hào về việc làng Dầu của mình đã tham gia vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc. Ngay bản thân ông cũng đã nhiệt tình cùng với mọi người đi đào đường, đắp ụ để cản giặc và ông tha thiết muốn ở lại làng để trực tiếp chiến đấu. Nhưng sau đó ông Hai phải theo vợ con tản cư đến một làng khác. Nỗi nhớ làng không nguôi, ở nơi tản cư, ông đã tin tức về kháng chiến. Không đọc được báo, ông đã tìm hỏi tin cho bằng được. Trước tin một em bé ở ban tuyên truyền xung phong dũng cảm cắm cờ lên Tháp Rùa; một anh trung đội trưởng giết được bảy tên giặc đã tự sát bằng quả lựu đạn cuối cùng, ông Hai cứ tấm tắc khen: “Khiếp thật! Tinh là những người giỏi cả”. Ngoài việc khâm phục những người anh hùng trong kháng chiến, ông Hai còn hả hê trước thất bại của địch: Chỗ này giết được tên Pháp với hai tên việt gian, chỗ kia phá đổ một xe tăng và một xe díp “ruột gan của lão cứ múa cả lên, vui quá”.[/FONT][FONT=tahoma !important] Nhưng không có gì đâu đớn, tủi nhục cho ông Hai bằng khi nghe một người đàn bà tản cư từ dưới xuôi lên nói: “Cả làng chúng nó (làng Dầu) việt gian theo Tây”, “Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông à!”, “cổ ông Hai cứ nghẹn lại, da mặt tê rân rân”. “Ông lặng đi tưởng như không bao giờ thở được”. Niềm tự hào bao lâu bỗng chốc tan tành, sụp đổ. Giá không yêu nơi sinh trưởng của mình, ông đâu cảm thấy đau đớn và nhục nhã đến thế. Ông vờ đứng lảng ra chỗ khác rồi đi thẳng, “cúi gằm mặt xuống mà đi”. Về đến nhà, “ông nằm vật ra giường”, nước mắt ông cứ tràn ra. Khi nhìn đàn con, chưa bao giờ ông đau đớn đến thế, nghĩ rằng: “Chúng nó là trẻ con làng việt gian đấy ư?”

[/FONT]
[FONT=tahoma !important] Ông Hai căm ghét bọn phản bội làng, phản bội Tổ quốc. Nỗi đau đớn và nhục nhã và lo sợ của ông lên tới cao độ khi nghe tin nhân dân địa phương có người làng Dầu tản cư đến là họ tẩy chay dân làng ông, “đến đâu có người chợ Dầu người ta cũng đuổi như đuổi hủi”, ngay mụ chủ nhà cũng đã đuổi khéo vợ chồng, con cái ông ra khỏi nhà. Trước tình cảnh ấy, ông Hai bế tắc nhưng nhất định không chịu trở về làng: “Về làng là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ”. Cũng không thể đi đâu, ở đâu, người ta cũng đuổi người làng chợ Dầu của ông.

[/FONT]
[FONT=tahoma !important] Từ đau đớn nhục nhã như thế, ông Hai lại biết bao vui sướng khi nhận được tin làng ông bị giặc phá, nhà ông bị giặc đốt. Nghĩa là làng Dầu của ông không hề theo giặc. “Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ, đốt nhẵn rồi”. Ông Hai cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy cho mọi người. “Vui mừng vì nhà mình bị đốt!” một niềm vui thể hiện một cách đau xót và đầy xúc động thể hiện tinh thần yêu nước, yêu cách mạng của người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Nỗi vui mừng của ông Hai ở đây thật vô bờ bến. Ông hào phóng mua quà cho các con, ông muốn san sẻ niềm vui sướng ấy cho mọi người trong đó có cả mụ chủ nhà từng gieo cho ông nhiều nỗi bực dọc, căm tức.

[/FONT]
[FONT=tahoma !important] Từ một người yêu mến đắm say làng mạc của mình, ông Hai đã gắn tình yêu ấy với tình yêu đất nước, chính vì thế mà làng Dầu của ông có như thế nào đi nữa, ông vẫn một lòng, một dạ ủng hộ kháng chiến, ủng hộ Cụ Hồ.[/FONT][FONT=tahoma !important] Thật đúng như nhà văn I-li-a Ê-ran-bua nói: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu đồng quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Quả thật, ông Hai là hình ảnh đẹp của những người nông dân bình thường nhưng giàu lòng yêu nước trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây (1946-1954). Nhà văn Kim Lân đã có những thành công trong việc xây dựng hình tượng người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp với những tình cảm chân thực và thăm đượm tình yêu quê hương, đất nước.

[/FONT]
[FONT=tahoma !important]Sưu tầm[/FONT]
 
Phân nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân. Từ đó có suy nghĩ gì về tình cảm yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vừa qua.

a. Mở bài:
- Tác giả, tác phẩm...
- Truyện ca ngợi tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến sôi nổi của người nông dân, thông qua nhân vật ông Hai.

b.Thân bài


a. Tình yêu làng, một bản chất có tính truyền thông trong ông Hai.
- Ông Hai tự hào sâu sắc về làng quê..Trước Cm T 8 tự hào về làng với một tình cảm tự nhiên, ngộ nhận vì ông khoe cả cái làm tổn hại đến công sức của người dân trong làng
- Cái làng đó với người nông dân có một ý nghĩa cực kì quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần.Khi phải xa làng đi tản cư

b. Sau cách mạng, đi theo kháng chiến, ông đã có những chuyển biến mới trong tình cảm.

- Được cách mạng giải phóng, ông tự hào về phong trào cách mạng của quê hương, về việc xây dựng làng kháng chiến của quê ông. Phải xa làng, ông nhớ quá cái không khí “đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…”; rồi ông lo “cái chòi gác,… những đường hầm bí mật,…” đã xong chưa?
- Tâm lí ham thích theo dõi tin tức kháng chiến, thích bình luận, náo nức trước tin thắng lợi ở mọi nơi

c. Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin làng theo giặc.
- Khi mới nghe tin xấu đó, ông sững sờ, chưa tin. Nhưng khi người ta kể rành rọt, không tin không được, ông xấu hổ lảng ra về. Nghe họ chì chiết ông đau đớn cúi gầm mặt xuống mà đi.
- Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó “cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi”. Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người thì lại không tin họ “đổ đốn” ra thế. Nhưng cái tâm lí “không có lửa làm sao có khói”, lại bắt ông phải tin là họ đã phản nước hại dân.
- Ba bốn ngày sau, ông không dám ra ngoài. Cái tin nhục nhã ấy choán hết tâm trí ông thành nỗi ám ảnh khủng khiếp. Ông luôn hoảng hốt giật mình. Không khí nặng nề bao trùm cả nhà.
- Tình cảm yêu nước và yêu làng còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt: Đã có lúc ông muốn quay về làng vì ở đây tủi hổ quá, vì bị đẩy vào bế tắc khi có tin đồn không đâu chứa chấp người làng chợ Dầu. Nhưng tình yêu nước, lòng trung thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng nên ông lại dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Nói cứng như vậy nhưng thực lòng đau như cắt.
- Tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng với kháng chiến mà biểu tượng của kháng chiến là cụ Hồ được biểu lộ rất mộc mạc, chân thành. Tình cảm đó sâu nặng, bền vững và vô cùng thiêng liêng: có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.

d
. Khi cái tin kia được cải chính, gánh nặng tâm lí tủi nhục được trút bỏ, ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng chợ Dầu.
- Cái cách ông đi khoe việc Tây đốt sạch nhà của ông là biểu hiện cụ thể ý chí “Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước” của người nông dân lao động bình thường.
- Việc ông kể rành rọt về trận chống càn ở làng chợ Dầu thể hiện rõ tinh thần kháng chiến và niềm tự hào về làng kháng chiến của ông.

e. Nhân vật ông Hai để lại một dấu ấn không phai mờ là nhờ nghệ thuật miêu tả tâm lí tính cách và ngôn ngữ nhân vật của người nông dân dưới ngòi bút của Kim Lân.
- Tác giả đặt nhân vật vào những tình huống thử thách bên trong để nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng.
- Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại.
- Ngôn ngữ của Ông Hai vừa có nét chung của người nông dân lại vừa mang đậm cá tính nhân vật nên rất sinh động.

C-Kết bài:

- Qua truyện ngắn Làng người đọc thấm thía tình yêu làng, yêu nước rất mộc mạc, chân thành mà vô cùng sâu nặng, cao quý trong những người nông dân lao động bình thường.
- Sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yếu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chống Pháp đã chú trọng làm nổi bật. Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý.
 
Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo. Quê tôi có bao điều, bao cảnh sắc thiên nhiên đáng nhớ. Từ những con đường làng đất đỏ đến những rặng tre chạy dọc bên bờ sông, tữ những đứa trẻ thơ lớn lên trong vòng tay âu yếm của mẹ đến những hình dáng người bà trên triền đê thương nhớ. Có lẽ bởi từ đó tôi càng thêm thấu hiểu những trang thơ của Đỗ Trung Quân:

‘’Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người’’

Qua đó tôi càng them yêu quý quê hương mình hơn, nơi đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi để giờ đây trưởng thành, vẫn không phút nào tôi nguôi nỗi nhớ nhung, yêu mến quê tôi. Một lần nữa, tình cảm ấy lại giấy lên trong long tôi những bồi hồi, lắng sâu khi đọc truyện ngắn Làng của Kim Lân. Nhưng có lẽ ấn tượng để lại trong tôi nhiều rung cảm mạnh mẽ nhất đó chính là nhân vật Ông Hai với một tình yêu quê hương da diết, mãnh liệt.

Bằng sự gắn bso và vốn am hiểu sâu sắc của mình về cuộc sống của người nông dân, nhà văn đã miêu tả một cách chính xác và rất tinh tế diễn biến tâm lí của nhân vật, đồng thời như đưa ta về với hình ảnh của làng quê xưa với những gì mọc mạc, chân thật và bình dị nhất về con người, về cuộc sống giản dị của một thời.

Tình yêu quê hương là tình cảm truyền thống của con người Việt Nam. Với họ, quê hương đã trở thành mảnh tâm hồn gắn bó, ăn sâu vào tiềm thức không thể quên. Người dân Việt đi xa vẫn hướng trái tim mình về quê cha, đất mẹ. Nó đã là máu thịt, là linh hồn và ông Hai cũng không nằm ngoài trong số họ. Tâm trí ông luôn ẩn hiện, ôm trọn hình bóng nơi làng quê., ngôi làng “Chợ Dầu” nhỏ bé mà tinh thần hăng hái, đầy nhiệt huyết cách mạng.

Trước cách mạng, ông Hai khoe làng rất nhiệt tình và hào hứng. Ông luôn mang trong mình niềm tự hào lớn về một ngôi làng giàu đẹp, cái gì cũng nhất vùng. Một ngôi làng như thế khiến ông rất say mê những câu chuyện kể như lời mời gọi tất cả đến thăm, ở đó có “đường làng lát bằng đá xanh, trời mưa gió, đi từ đầu làng đến cuối làng không sợ bùn dính gót chân”, là những nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh”. Bao lời kể của ông như thấm vào tim ta những niềm hứng khởi, như muốn trở về với làng “Chợ Dầu” ngày xưa ấy. Dường như hình ảnh ngôi làng luôn thường trực trong tâm trí của lão nông ấy để khi nói về nơi nuôi dưỡng mình, chốn quê thân thuộc “hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt biến chuyển, hoạt động”. Ông tự hào về làng mình, hãnh diện khi kể về cái “phòng thông tin” tuyên truyền sáng sủa, chiều chiều loa gọi thì cả làng nghe thấy. Độc giả như bị cuốn hút, tò mò về làng ông. Ngôn ngữ vừa mộc mạc, bình dị thể hiện rõ những nét tâm trạng của người nông dân, nhà văn đã cho ta thấy rõ những tình cảm yêu làng da diết của ông Hai. Đặc biệt, khi ông khoe về cái sinh phần của cụ cố Thượng “vườn hoa,cây cảnh nom như động”. Tính khoe làng của ông Hai trong những ngày trước cách mạng thật sôi nổi, háo hức. Nó xuất phát từ niềm kiêu hãnh và lòng tự hào, gắn bó tha thiết về làng quê của ông Hai.

Sau cách mạng, tình cảm ấy càng trở nên sâu đậm hơn. Khi kháng chiến thành công, làng quê cũng có nhiều đổi mới và tình yêu làng của ông Hai cũng phần nào có sự đổi mới quan trọng.

Được sự giác ngộ trong chiến đấu, ông không còn đả động đến cái sinh phần của viên tổng đốc như ngày trước nữa vì đó là cái lăng đã khiến cho nhiều an hem trong làng phải khổ sở phục dịch. Giờ đây, hình ảnh ngôi làng trong tiềm thức của ông đã khác xưa. Ông khoe những điều giản dị mà đầy ý nghĩa. Không khí trong những ngày làm kháng chiến cứ sôi động, thúc giục lòng ông. Phong trào xây dựng làng chiến đấu rất náo nhiệt và sôi nổi. Ông lại nhớ về những ngày “tập quân sự”, những tiếng hô “Nghiêm ạ…”cứ vang lên trong đầu ông, những buổi đào hào, đắp ụ cùng bao an hem đồng chí.

Quê hương, bản quán nơi gắn bó máu thịt của mình làm sao ta có thể quên? Có lẽ bởi thế, tinh thần lão nông rất phấn trấn, kể chuyện về làng ông “ngồi vén quần lên tận bẹn”. Yêu làng, không đành ngồi nhìn kẻ thù giày xéo, xâm lăng, ông đã ra nhập phong trào “từ hồi kì còn bóng tối”. ông tình nguyện, hăng hái ở lại làng, ông hối hả công việc bận rộn tối mặt “công việc như lửa đốt dầu” không thể lên nơi tản cư ngay được. Ông lão say sưa kể chuyện, khoe về những thành tích của làng và thậm chí còn say sưa hơn nữa khi trong đó có cả công lao của mình. Tự hào về khí thế cách mạng sôi động của làng, ông Hai rất hứng khởi, vui sướng, nhiệt tình tham gia và xung phong bảo vệ làng.

Khi bà Hai lên đón ông đến nơi tản cư, ông lão không đi và tự nghĩ “mình sinh sống nơi này từ tấm bé đến giờ…công việc là công việc chung, chứ của riêng mình ai? Ông cho rằng, mình cần ở lại làng, giúp làng làm kháng chiến” cái lúc hữu sự như thế này mình lại bỏ làng đi thì còn ra thế nào nữa”.

Nhưng vì hoàn cảnh, vì vợ con mình, ông đã phải dứt áo ra đi nơi tản cư mặc dù trong lòng vẫn còn nhiều lưu luyến, day dứt, không muốn xa cái làng ấy.

Sống ở nơi xa quê, xa nhà nhưng tâm trí ông Hai, trái tim ông vẫn luôn hướng về quê hương, ngôi làng chợ Dầu “tinh thần sôi nổi”.

Ông Hai suốt ngày chỉ buồn bực, hơi một tí là gắt vì chán cảnh “ăn nhờ ở đậu”. nhưng cũng đành vậy, biết làm thế nào?. Hình ảnh ngôi làng luôn là điểm tựa tâm hồn cho tấm lòng ông. Khi đi làm về mệt, buổi trưa nắng hè oi ả, tưởng chừng như ông vắt tay lên trán và sẽ ngủ tiếp đi nhưng không, ngôi làng Dầu với bao hình ảnh đẹp lại sống dậy trong tâm trí ông. Nhớ về những ngày kháng chiến “đào hào đắp ụ”, lòng ông lại náo nức, chân tay như múa cả lên. Để rồi ông phải bật ra tiếng lòng mình “Ồ! Sao mà độ ấy vui thế?” ta cảm thấy thật đáng trân trọng tình cảm của lão nông tuy già, cao tuổi, nhưng tinh thần vẫn sôi nổi, sục sôi phong trào yêu nước. ông muốn về làng quá, nỗi mong chờ, nhớ nhung luôn thường trực khôn nguôi.

Vì vậy, hang ngày ông thường sang bên gian nhà bác Thứ khoe về làng mình để phần nào vơi đi nỗi nhớ ấy và cugnx là cho sướng cái tai, cho đỡ nhớ. Và như thế, khoe làng đã trở thành một thói quen,một món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của lão nông thuần phác ấy. nhưng ta có thể nhận thấy rằng, đằng sau cái thói quen tưởng chừng như ngớ ngẩn ấy lại là cả một tấm lòng chân thực của ông đối với làng, là cả tình yêu thiêng liêng cao quý và niềm tự hào chân chính của ông Hai.

Với ông Hai cũng như mọi người dân Việt Nam, yêu làng gắn liền với yêu nước, gắn bó với kháng chiến với cụ Hồ. Nơi tản cư xa quê, không được tham gia cách mạng nhưng ông Hai vẫn thường xuyên vào phòng thông tin nghe tình hình, tin tức kháng chiến. Bước vào gian phòng ấy hôm nay, ruột gan ông lão như múa cả lên vì nghe được nhiều tin hay, nóng bỏng. Nào là “em bé trong đội tình nguyện xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm cờ”, “đội nữ du kích Trưng Trắc giả làm người bán hang đã bắt được tên quan hai bốt Thao ngay giữa chợ”…rất nhiều tin kháng chiến đáng mừng, đáng khâm phục! người dân Việt trong mưa bom bão đạn đã dũng cảm vượt lên khó khăn.

Khi nghe tin của đám người tản cư mới lên là làng Chợ Dầu theo giặc, ông Hai đã vô cùng sửng sốt, thất vọng. Ông như không còn tin vào chính mình nữa vậy. Từ đó, đã ba, bốn ngày ông không dám bước chân ra khỏi nhà, chỉ dám lẳng lặng nghe ngóng binh tình lên ngoài ra sao? Hẳn phải là một con người giàu lòng tự trọng, ông Hai mới có những biểu hiện như vậy. Mặc dù không ai biết rằng ông là người làng chợ Dầu lên ngoài mấy người sống cạnh nhà ông nhưng ông lão vẫn rất hỏ thẹn, vì yêu làng nên khi được tin dữ ấy,ông Hai đã trằn trọc không ngủ yên. Cái tin ấy đã trở thành nỗi ám ảnh day dứt lớn. Nhìn lũ trẻ con mà ông thấy thương “chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Nước mắt ông lão cứ trào ra rồi ông rít lên trong nỗi đau khổ, uất ức vì nhục “chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước nhục nhã thế này?

Ông hai đã từng nhớ làng chợ Dầu đến da diết, từng ao ước trở về làng mãnh liệt nhưng bây giờ, ông thực sự thất vọng về ngôi làng ấy. ông đã xác định được, về làng tức là chịu quay đầu làm nô lệ cho Tây, về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hộ. Ông nói “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù”. Như vậy, tình yêu làng đã thống nhất, bao trùm lên tình yêu đất nước. Lúc này, yêu làng nhất là phải bỏ làng, ông chỉ yêu làng khi làng làm kháng chiến theo cụ Hồ.

Dù đã xác định như vậy nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ cái tình đối với ngôi lang, trong cái bế tắc và sự than khổ tủi nhục, ông chỉ còn biết giãi bày tâm sự với thằng Húc con ông để chứng minh cho tấm lòng trong sạch của mình.

Ông hỏi đứa con ngây thơ của mình “thế nhà con ở đâu? Con có thích về làng không?” Lời nói cất lên mà nghẹn ngào, nhuốm vị đắng cay, tủi hổ. Mặc dù ngôi làng theo tây rồi nhưng ông vẫn muốn nhắc con phải nhớ về cội nguồn, quê cha đất tổ của mình: “…nhà ta ở làng Chợ Dầu”.

Nước mắt ông lão giàn ra chảy ròng ròng trên 2 má, ông nói thủ thỉ: “thế con ủng hộ ai?”…Ủng hộ cụ Hồ con nhỉ? Ông nhắc con phải noi gương cụ Hồ Chí Minh thể hiện tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng, Ông lão nói nhue để ngỏ lòng mình, minh oan cho mình “cụ Hồ trên đầu trên cổ soi cho bố con ông”/

Những lời tâm sự với đứa con thực chất là lời tự nhủ với lòng mình, tự giãi bày nỗi lòng mình. Qua đó cho thấy tình yêu sâu nặng của ông đối với ngôi làng, thật sâu xa bền vững và đáng trân trọng biết bao!

Ngay khi nghe tin làng cải chính, cả ngôi làng chợ Dầu ấy không theo Việt gian mà đã tham gia chiến đấu rất anh dũng thì với một người yêu làng như ông Hai hẳn là không khỏi vui sướng vô hạn “cái mặt ông bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên, mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ hấp háy” và ông còn chia quà cho các con. Dường như lúc này, tính khoe làng lại bừng cháy trong lòng ông, vẫn cái dáng điệu quen thuộc ngày nào, ông lật đật đi thẳng sang bên gian bác Thứ, chưa đến bậc cửa ông đã vội báo ngay “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ- Đốt nhẵn”, rồi lại đi tiếp khoe với ông chủ nhà, mọi người tin đó.


Có thể nói nhà văn Kim Lân đã rất thành công khi xây dựng được tình huống đi ngược với tâm lí người thường. nhưng đặt nhân vật vòa trường hợp ấy, nhà văn có dụng ý muốn thể hiện tình cảm yêu làng đến mãnh liệt của người nông dân thuần phác như ông Hai.

Nhà ông bị đốt nhẵn nhưng ta không thấy điều gì lưỡng lự trong lời nói ấy mà ông cứ múa cả chân tay lên mà khoe với mọi người. cái tin ấy như có phép hồi sinh khiên ông vui sướng hả hê. Bởi đó là một bằng chứng hùng hồn chứng minh rằng ông không phải là dân làng Việt gian, làng Dầu vẫn là làng kháng chiến. Cái tin ấy đã giúp ông rũ bỏ mọi bế tắc tủi nhục. Ngôi nhà ruộng vườn là tài sản quý giá tích cóp từ bao đời mới tạo dựng lên được nay bị đốt sạch mà ông vẫn thấy vui bởi lẽ, nhà ông không còn nhưng thay vào đó là danh dự của làng được bảo toàn, trong sự cháy rụi của nhà ông, làng ông lại là một sự hồi sinh của làng Dầu khác, là cái làng ông đã từng yêu, cái làng đã từng anh dũng, kiên cường theo cách mạng rất đáng tự hào. Niềm vui ấy thể hiện tấm lòng yêu nước sẵn sang hi sinh tất cả cho kháng chiến. Quả là niềm vui của ông Hai chất phác, vô tư và ngời sáng lòng yêu nước cao cả.

Và như thế trang truyện khép lại nhưng vẫn luôn để lại trong ta những dư âm sâu sắc về một tình yêu làng da diết như ông Hai. Tình yêu làng thắm thiết ấy đã thống nhất với tình yêu nước, yêu kháng chiến. Với nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật và cách xây dựng tình huống độc đáo, Kim Lân đã khắc họa thành công hình ảnh ông Hai là biểu tượng của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Họ đã có những nhận thức đúng đắn hơn khi được ánh sáng cách mạng soi đường. Họ là những người đem xương máu đánh giặc “giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” và luôn sẵn sàng hi sinh những gì quý giá nhất cho cuộc đời, cho cách mạng, cho kháng chiến.



 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top