• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Phân tích đặc điểm cơ cấu lãnh thổ công nghiệp nước ta ? Và giải thích tại sao công nghiệp nước ta p

moc lam

New member
Xu
0
Do so sự thay đổi mạnh trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ

Sản xuất cống nghiệp nước ta có sự phân bố không đồng đều trên toàn bộ diện tích lãnh thổ . Hoạt động công nghiệp chủ yếu phân bố ở một số khu vực :

Ở Bắc Bộ , Đồng bằng Sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập chung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước , cơ cấu ngành đa dạng và khá hiện đại . Từ Hà Nội , hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa theo nhiều hướng dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch . Đó là các hướng : Hải Phòng - Hạ Long _ Cẩm Phả ( cơ khí , khai thác then , vật liệu xây dựng) , Đáp cầu - Bắc Giang ( vật liệu xây dựng , phân hóa học ) , Đông Anh - Thái Nguyên ( cơ khí , luyện kim ) , Việt Trì - Lâm Thao ( hóa chất , giấy) , Hào Bình - Sơn La ( thủy điện ) , Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa ( dệt - may, điện , vật liệu xây dựng ).

Ở Nam Bộ hình thành một dải công nghiệp , trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu của nước ta như Thành phố Hồ Chí Minh , Đồng Nai , Vũng Tàu , Bình Dương . Hướng chuyên môn hóa ở đây rất đa dạng , trong đó có một vài ngành công nghiệp tương đối non trẻ nhưng lại phát triển mạnh như khai thác và chết biến dầu khí ; sản xuất điện , phân đạm từ khí ,....

Dọc theo Duyên hải miền Trong , ngoài Đà Nẵng là trung tậm công nghiệp quan trọng nhất còn một số trung tâm khác ( Vinh , Quy Nhơn , Nha Trang ...)

Ngoài những khu vực tập chung những khu công nghiệp lớn như trên thì sản suất công nghiệp nước ta ở khu vực miền núi : Tây Nguyên, Tây Bắc sản xuất công nghiệp nhỏ lẻ ,phân bố phân tán , trình độ thấp , phát triển chậm ...

Sự phân bố sản xuất công nghiệp nước ta không đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ là sự tác động của nhiều nhân tố trong quá trình sản xuất : Ở những khu công nghiệp lớn quá trình sản xuất thường gắn liền với vùng nguyên liệu đầu vào , dễ khai thác . Hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện , có lịch sử khai thác lâu đời . Đồng thời ở những vùng sản xuất công nghiệp lớn lao động tập chung đông , trình độ tay nghề cao ,tỉ lệ lao động qua đào tạo lớn. Hơn nữa giao thông vận tải thuận lợi hàng hóa từ sản phẩm công nghiệp dễ dàng dàng cho phép vận chuyển với khối lượng lớn tới đầu mối tiêu thụ sản phẩm . Mật độ tập chung dân cư lớn nên đây cũng trở thành thị trường trực tiếp tiêu thụ sản phẩm của công nghiệp , v..v…..Chẳng hạn như Đồng bằng Sông Hồng _ Đây là khu vực được xem là đầu mối giao thông chính của của nước( hai cảng biển lớn là Hải Phòng và Hạ Long.. ) ; đầu vào của sản xuất công nghiệp có sẵn vì đây là khu vực sản xuất nông nghiệp lớn thứ hai của cả nước , khu vực bắc bộ lại có tài nguyên khoáng sản ( than đá , đồng , chì, sắt , kẽm ,….) nên đầu vào của sản xuất có trữ lượng và đa dạng làm cơ cấu và quy mô sản xuất công nghiệp cũng lớn ; …trong khi khu vực Tây Nguyên , Tây Bắc thì các điều kiện phát triển cơ bản còn thiếu thốn .

Như vậy , để đẩy mạnh quá trình CNH -HĐH diễn ra nhanh và nhanh chóng hoàn thành sớm thì nước ta cần có sự phân bố sản xuất công nghiệp đòng đều trên toàn bộ lãnh thổ để khai thác tối đa và có hiệu quả thế mạnh của mỗi vùng kinh tế
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top