• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Áo Dài

Cộng tác viên
Thành viên BQT
"Content writer" là gì ? "content creator" là gì ? Cách phân biệt chúng ra sao ? Khi làm các công việc đem lại lợi ích hay hiệu quả kinh tế như nào ? Làm việc này cụ thể là những công việc gì ? Có lẽ sẽ còn rất nhiều bạn có những câu hỏi thắc mắc như trên. Vậy thì để giải đáp những câu hỏi này, mời bạn đọc tham khảo bài viết về phân biệt giữa content writer và content creator.

1. Content writer

a) Khái niệm content writer

Content writer là người sáng tạo ra những nội dung có giá trị để phục vụ cho lợi ích cụ thể của một doanh nghiệp nên người viết sẽ viết bằng cách nào đó để khiến cho người đọc cảm thấy dễ hiểu nhất.

b) Công việc của content writer

Viết nội dung website, sản phẩm, ấn phẩm quảng cáo bằng cách mô tả theo đúng bản chất vốn có của nó.

c) Thu nhập của content writer

Ngày nay, ngành nghề này trở nên vô cùng phổ biến và có chiều hướng thăng tiến vô cùng rõ ràng. Vậy nên, có mức thu nhập ổn định từ công việc này không phải là quá khó khăn.

d) Khó khăn của nghề content writer

Nhắn tin còn sai chính tả thì đương nhiên việc trở thành người điều khiển những con chữ sẽ có những khó khăn nhất định như:
Cạn ý tưởng khi viết: Đối với những chủ đề có cùng một từ khóa nhưng phải viết đến hàng trăm bài sẽ dẫn đến việc bí ý tưởng, mất cảm hứng trong công việc khiến cho chất lượng bài viết tụt dốc không phanh.

Khó chiều lòng khách hàng: Có nhiều khách hàng rất khắt khe, bắt bẻ từng câu chữ, cú pháp nhưng lại mặc cả giá bài gây nên những khó khăn, ức chế cho người làm công việc này vì cảm thấy số tiền nhận được không xứng đáng với chất xám mà họ bỏ ra.

Không được tập huấn những kỹ năng cần thiết: Đây là vấn đề thường hay gặp phải của những người được thuê viết content online. Điều này có thể khiến cho chất lượng bài viết bị giảm xuống, không đạt chuẩn.

Bên cạnh Content Writer thì Content Creator cũng trở thành một ngành nghề đang hot được nhiều bạn trẻ yêu thích.

2. Content creator

a) Khái niệm content creator

Content creator là người tận dụng khả năng sáng tạo của mình vào việc sản xuất nội dung trên các phương tiện truyền thông để thu hút nhiều khán giả. Thông qua sự sáng tạo nội dung của họ, người xem có thêm những góc nhìn mới mẻ và trải nghiệm thú vị.

b) Công việc của content creator

Lên ý tưởng, xây dựng chiến lược truyền thông, lập kế hoạch dự án… và thực thi
Phối hợp với designer, video production, chạy quảng cáo trực tuyến…

Quản lý công việc trong nhóm, đào tạo nhân sự, kiểm duyệt bài…để đạt hiệu quả tốt nhất.

c) Thu nhập của content creator

Công việc này có mức thu nhập không hề thấp vì nó đòi hỏi sự sáng tạo cực kỳ cao, số tiền bạn nhận được phụ thuộc vào cấp bậc và năng lực của mỗi cá nhân.

c) Khó khăn của content creator

Cạn kiệt ý tưởng: Đây là những khó khăn chung của người làm công việc sáng tạo. Vì trong suốt quá trình làm việc, người làm nghề này sử dụng ngôn ngữ quá nhiều khiến cho ý tưởng bị cạn kiệt dần nên họ cần phải thường xuyên đọc sách, đi du lịch để khơi gợi nguồn ý tưởng

Sức cạnh tranh và đào thải nhanh: Với nguồn thu nhập béo bở thì việc nhiều người chạy đua theo ngành nghề này cũng là điều hiển nhiên. Vậy nên nếu không ngừng trau dồi, đổi mới thì người làm nghề này sẽ rất nhanh bị các thế hệ trẻ đánh bật.

Cả hai đều là công việc sáng tạo nhưng Content writer có nội dung dưới dạng text (văn bản), còn Content creator thường tạo ra nội dung đa dạng như blog, tin tức, hình ảnh, âm thanh… Tùy vào năng lực hoặc sở thích của mình để chọn những công việc phù hợp. Nếu mới là người bắt đầu thì bạn có thể học tập và trau dồi thêm những kĩ năng cho bạn thân và thử với công việc. Nhỡ đâu, bạn lại có duyên với nó thì sao ? Chúc bạn may mắn và thành công !

Nguồn: Tổng hợp
 

Áo Dài

Cộng tác viên
Thành viên BQT
Nếu bạn là một người mới bắt đầu làm content. Thì bạn sẽ thường rất mông lung giữa Content Writer, Copywriter, Content Creator và khó phân biệt được từng khái niệm. Đa số các bạn khi mới tiếp cận , thường tiếp cận rất bản năng, thiếu những kiến thức nền tảng, dẫn đến việc khó khăn trong việc truyền tải đúng thông điệp. Để giúp bạn phân biệt rõ nó, dưới đây mời bạn đọc tham khảo bài viết về phân biệt Content Writer, Copywriter, Content Creator.

images.jpeg

Nguồn ảnh: Sưu tầm​

1. Content writer là gì?

Là những người viết nội dung hay tạo ra nội dung dạng chữ (bài viết). Nội dung ở đây là “bất cứ thứ gì” ta sử dụng để truyền đạt một thông tin đến đối tượng với một mục tiêu cụ thể.

Tính chất công việc: Một bài viết của Content Writer thường dài, cung cấp đầy đủ thông tin giá trị, có ích nhằm thu hút đối tượng khách hàng của mình.

Những bài viết của Content Writer mang nội dung và cách viết dễ hiểu, mô tả sự vật hiện tượng đúng theo bản chất của nó, cung cấp thông tin, giáo dục và giữ chân khách hàng. Tạo cho khách hàng có những góc nhìn đa chiều về 1 vấn đề cụ thể nào đó, đi thẳng vào trọng tâm và đưa ra giải pháp cụ thể cho khách hàng. Đồng thời, content writer còn là người chịu trách nhiệm thực hiện đo lường và đánh giá hiệu quả của chiến dịch content.

Ví dụ: Những trang bán về mỹ phẩm, họ sẽ tập trung về kiến thức mỹ phẩm, cung cấp thông tin về cách chăm sóc da cũng như giải quyết, chia sẻ những vấn đề về da mà khách hàng đang gặp phải. Nội dung của họ sẽ xuyên suốt lâu dài về mỹ phẩm

2. Copywriter là gì?

Nếu với Content Writer, chúng ta có thể hiểu ngay từ “content” là gì thì ngược lại, Copywriter lại khiến không ít người, kể cả là những bạn trong team content phải bối rối.

Khi mình hỏi nhiều bạn về thuật ngữ này , nhiều bạn định nghĩa là “copy” là sao chép về viết thêm một ít, xào nấu lại thành bài của mình

Bạn nghĩ copy là động từ nghĩa là sao chép. Nhưng thực tế copy không phải là động từ mà là danh từ chỉ “phần văn bản trong mẫu quảng cáo”

Quảng cáo: là một loại “content” được sản xuất nhằm tạo cảm xúc cho độc giả, từ đó thuyết phục họ tạo ra một hành động.

Vậy Copywriter chính là người viết ra các mục quảng cáo ngắn, sáng tạo đưa ra các ý tưởng hình ảnh hấp dẫn để giúp xây dựng thương hiệu và quảng cáo sản phẩm.

Tính chất công việc:

Phạm vi làm việc của Copywriter sẽ thu hẹp hơn so với Content Writer, họ thường sẽ phụ trách viết các Slogan, Tagline, đặt tên sản phẩm mới, kịch bản phim hay là tất tần tật những thứ trên các mẫu quảng cáo.

Chính vì thế Agency chính là nơi xuất hiện nhiều Copywriter nhất bởi chỉ có ở nơi đây, họ mới có thể được phát huy chuyên môn nhiều nhất.

Với mục tiêu thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, những bài copywriting là những bài được viết cảm xúc nhất có thể và sẽ mô tả sự vật theo cách độc giả thích. Thu hút câu chữ để dẫn dắt khách hàng mua sản phẩm và nhớ đến thương hiệu của họ

Ví dụ: Chắc hẳn mọi người sẽ biết đến brand Bitis, thương hiệu nổi tiếng ra mắt với nhiều TVC mùa Tết chạm đến lòng người. Ngoài ra còn gây ấn tượng với tất cả mọi người về những câu tagline

“Đi để trở về”

“Bitis, nâng niu bàn chân Việt”

Dạng content quảng cáo của một nhãn hàng lớn tuy ngôn ngữ đơn giản, ngắn gọn nhưng lại truyền tải thông điệp đến mọi người một cách rõ ràng và dễ hiểu, có khả năng xây dựng mối liên hệ lâu dài với người xem bằng sự thân thiện và chân thành. Từ đó, khiến khách hàng nhớ đến thương hiệu/sản phẩm của mình và thuyết phục được khách hàng mua hàng.

3. Content creator

Là người sáng tạo nội dung mở rộng ra toàn bộ lĩnh vực trong cuộc sống, là những người tạo ra những nội dung giá trị hữu ích hấp dẫn cho một nhóm độc giả

Một số content creator điển hình trên mạng xã hội như FapTv, nhà văn, các blogger hay game streamer. Đặc điểm chung của họ là đang tạo ra nội dung có giá trị cho độc giả

Tính chất công việc: Khi doanh nghiệp tuyển dụng một content creator thì có nghĩa đang muốn tạo ra nội dung độc đáo mới mẻ mà không liên quan đến trực tiếp đến sản phẩm của doanh nghiệp

Dùng thông tin đó để thu hút nhóm độc giả đó sau đó mới tận dụng điều đó cho một marketing cụ thể

*Ví dụ:* Điển hình như Thương hiệu Loli & The Wolf, sẽ tuyển hai bạn content creator Tizi & Đích Lép về để xây dựng một kênh youtube hay kênh fanpage trên mạng xã hội. Nhiệm vụ của bạn đó là chia sẻ những câu chuyện hài hước, những vấn đề thầm kín mà mọi người ngại nói ra. Kênh này sẽ thu hút đông đảo các bạn trẻ vào xem. Sau đó, tận dụng câu chuyện này như thế nào là chuyện riêng của phòng marketing.

Chính vì thế, Content Creator vô cùng quan trọng. Họ là người tận dụng khả năng sáng tạo vào việc sản xuất nội dung trên các phương tiện truyền thông để thu hút khán giả. Họ luôn mang đến những trải nghiệm mới mẻ cho người xem qua sự sáng tạo nội dung của mình, thông qua câu chuyện, đoạn văn, video youtube,…

Tóm lại thì “content writer” sẽ tạo ra nội dung có giá trị cho khách hàng và viết làm sao để khách hàng dễ hiểu nhất. “copywriter” sẽ thuyết phục khách hàng, viết quảng cáo làm sao cho giàu cảm xúc nhất. Cuối cùng, “content creator” sẽ tạo ra các nội dung khác biệt. Hy vọng rằng sau bài viết trên, bạn đã phân biệt được ba thuật ngữ phải biết trong làng content. Chúc bạn tạo thêm cho mình nhiều kĩ năng làm content và chọn công việc phù hợp cho mình. Mong bạn may mắn và thành công !

Nguồn: Tổng hợp
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top