• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Những động vật đáng sợ

T-Rex

New member
Xu
0
  • Cá yêu tinh (Fangtooths, hay ogrefishes trong tiếng Anh, cũng có nghĩa “cá ăn thịt người” trong một số thứ tiếng khác):
    Chuyên sống ở những vùng nước sâu của đại dương, loại cá này có lớp da dày và bốn chiếc răng dài và thẳng, cứng như những chiếc đinh sắt. Răng của nó dài đến nỗi mỗi khi nó ngậm miệng, hai chiếc răng hàm dưới được xếp vào những “bao kiếm” đặc biệt nằm ở hai bên đầu.
    Nhung-dong-vat-dang-so-nhat-the-gioi-121495-1.jpg

    Mặc dù có chiếc đầu lớn với bộ dạng khủng khiếp, nhưng con cá này chỉ dài có 15cm. Thêm một điều thú vị là cá yêu tinh khi còn nhỏ khác biệt ghê gớm với cá yêu tinh trưởng thành, đến nỗi các nhà sinh vật học phải mất 50 năm mới kết luận đó là cùng một loài.
  • Cá phù thuỷ (hay còn gọi là “cá mút đá” – hagfish): là một trong số ít ỏi loại cá không hàm còn sống đến ngày hôm nay.
    Được mệnh danh là loại động vật nhầy nhụa nhất hành tinh, cá phù thuỷ tiết ra một lượng lớn dịch nhờn ở các lỗ hai bên thân. Chất dịch này khiến nó có thể bị sặc, nhưng lại giúp nó thoát ra khỏi cơ thể của những con cá chết mà nó chui vào trong để ăn thịt.
    Cá phù thuỷ là loài cá duy nhất biết hắt hơi để tống chất nhầy ra khỏi lỗ mũi duy nhất của nó.
    caphuthuy.jpg

    Đây cũng là loại động vật có xương sống duy nhất biết cuộn thành hình nút để tự dọn dẹp chất nhầy và chui ra khỏi cơ thể những con cá khác.
    Cá phù thuỷ sống ở Bắc Đại Tây Dương và Địa Trung Hải thành từng quần thể lớn (mỗi quần thể có khoảng 15 nghìn con). Cá cái sinh sản không nhiều, điều này chứng tỏ tỉ lệ chết của loài cá này rất thấp. Mỗi cá thể có cả cơ quan sinh dục đực lẫn cơ quan sinh dục cái và khi trưởng thành nó sẽ tự chọn giới tính tùy thuộc vào tình trạng “nhân khẩu học” trong mỗi quần thể.
  • Aye-Aye: là một loài động vật kỳ lạ ở Madagascar.
    Thiên nhiên ban tặng cho nó những chiếc răng to và khoẻ của động vật gặm nhấm và một ngón giữa khá dài mà nó dùng để lấy thức ăn giống như chim gõ kiến.
    Đây là loài động vật ăn đêm lớn nhất thế giới. Aye-Aye có chiếc đuôi xù giống như đuôi nhím và chiếc mõm đặc trưng của động vật gặm nhấm. Nó thường ăn các loại quả, hạt và nấm.
    aye.jpg

    Trước đây người ta cho rằng aye-aye đã tuyệt diệt, nhưng đến năm 1961 nó lại được tìm thấy ở Madagascar. Người dân địa phương cho rằng aye-aye là điềm dữ, ai nhìn thấy nó sẽ gặp tai hoạ.
  • Mực khổng lồ bị liệt vào danh sách này là do giới đi biển đồn đại rằng nó có thể nuốt chửng hoặc nhận chìm tàu thuyền. Những con mực khổng lồ đúng là có kích thước rất dị thường: một số tài liệu khoa học cho biết chúng có thể có chiều dài 20m và chiều ngang 13m.
    small_1168568444.nv.jpg

    Nhờ có dung dịch Ammonium chloride (NH4CL) trong cơ thể, nên mực khổng lồ nhẹ hơn nước và có thể dễ dàng nổi trên mặt nước. Mực khổng lồ ăn các loại cá nước sâu và các loại mực khác bằng cách sử dụng những chiếc vòi dài hình răng cưa của mình.
  • Cá rồng đen (Idiacanthidae, the black dragonfish) có thân dài mềm mại, sống ở độ sâu gần 2000 mét, nổi tiếng nhờ đôi mắt kinh hoàng. Cá cái có độ dài khoảng 40cm, cặp mắt bé và hai chiếc răng dài dùng để những con cá khác. Cá đực chỉ dài khoảng 5cm, không có răng và có dạ dày không hoạt động.
    carongden.jpg

    Mắt của cá rồng đen được “treo” ở đầu của hai “cọng dây” dài. Những “cọng dây” này sẽ ngắn lại cùng với sự trưởng thành của cá và mắt cũng sẽ dần trở về với ổ mắt.
  • Dơi:
    Trong những câu chuyện cổ tích của nhiều dân tộc, dơi được mô tả là con vật chuyên hút máu người. Thực ra thì dơi hút máu thực sự tồn tại, nhưng chỉ có 3 loài sống ở Trung và Nam Mỹ với dải cánh dài 20cm, còn thân thì chỉ nhỏ bằng ngón tay cái của người lớn.
    Nếu như không có chuyện chúng hút máu, thì chưa chắc con người đã quan tâm tới loài vật này. Chúng chuyên hút máu những con chim lớn, trâu, bò, ngựa, lợn. Nhờ hai răng cửa giống như những lưỡi dao sắc, chúng rạch những lỗ nhỏ vào da của con vật đang ngủ.
    1231219201.img.jpg

    Trong nước bọt của chúng có một chất chống đông máu và nhờ đó chúng có thể thoải mái hút máu của con vật. Không những thế, nước bọt của chúng còn có chất gây mê khiến nạn nhân không thể thức giấc. Nếu không có loại thức ăn đặc biệt này, dơi hút máu sẽ bị chết trong vòng 2-3 ngày. Dơi hút máu không chỉ biết bay mà còn có thể chạy trên mặt đất với tốc độ khá nhanh (2,2m/giây).
  • Trăn khổng lồ (anaconda):
    Theo tiếng Tamil, anaconda có nghĩa là “thú giết voi”. Người Tây Ban Nha thì gọi nó là “kẻ giết bò tót”. Anaconda là loại rắn nặng nhất thế giới (khoảng 250 kg). Mắt và mũi của nó nằm trên đỉnh đầu, nhờ đó mà ngay cả khi nằm trong nước, nó vẫn có thể thở và nhìn thấy các đối tượng tấn công. Mặc dù có vẻ chậm chạp, song anaconda là con vật rất mạnh, nó có thể quật ngã những động vật ăn thịt cỡ lớn. Nó khiến con mồi bị ngạt thở bằng cách quấn chặt quanh thân rồi nuốt (ảnh).

    anaconda.jpg
  • Chó sói:
    Chiều dài của chó sói từ mũi đến đuôi là khoảng 1,3 đến 2 m (đuôi chiếm 25% chiều dài thân). Chó sói có cấu tạo thân khá đặc biệt, giúp nó có thể chịu đựng tốt những chuyến đi dài: ngực hẹp, lưng dẻo và đôi chân cứng khiến nó không bị mệt khi phải di chuyển nhiều. Chó sói có thể chạy với tốc độ 10km/h, nếu phải đuổi con mồi nó có thể chạy nhanh đến 65km/h.
    xanimal20_640_1.jpg

    Chó sói chủ yếu ăn hươu, tuần lộc và những động vật móng guốc khác. Một đàn chó sói có thể giết gọn một con bò rừng bison nặng hơn 1 tấn. Hàm răng của chó sói rất khỏe với những răng nanh sắc khiến nó có thể làm vỡ mông một con tuần lộc sau 6-8 cú đợp.
  • Quỷ Tasmania:
    Có tên khoa học là Sarcophilus laniarius, loại động vật ăn thịt này sống ở đảo Tasmania của Australia. Với hàm răng to và khỏe, nó có thể dễ dàng cắn gẫy những khúc xương lớn. Quỷ Tasmania bao giờ cũng ăn theo đàn, có khi đến 12 con quây quanh con mồi. Chúng giao tiếp rôm rả với nhau trong bữa ăn. Các nhà khoa học quan sát và phân tích được 13 dáng và 8 âm thanh mà quỷ Tasmania dùng để “nói chuyện”. Đối với người, thì những âm thanh đó chỉ là những tiếng hú rùng rợn.

    tasmania.jpg
  • Người:
    Con người tàn phá rừng, làm cạn kiệt độ màu mỡ của đất, xây đập, xả khí thải hiệu ứng nhà kính ra không khí, làm ô nhiễm khí quyển và nước… Vô hình trung con người đang tự biến mình thành “người mắc nợ sinh thái”, tiêu tốn các tài nguyên nhiều hơn mức độ cho phép (chúng ta sử dụng đến 70% dự trữ cá toàn thế giới, khiến chúng khó có khả năng khôi phục một cách tự nhiên).
    tham-hoa-7.gif

    Hàng năm biển và đại dương tiếp nhận khoảng 7 triệu tấn rác. Những nước công nghiệp phát triển hàng năm sản xuất 400 nghìn tấn chất thải độc. Mỗi giây trên thế giới mất hơn 1,5 ha rừng nguyên sinh. Loài người đã ngốn hơn 65% rừng nguyên sinh.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top