• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Chia Sẻ Một số đoạn văn hay

Ngọc Suka

Cộng tác viên
438109-22_1417487194.jpg

Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về khổ thơ cuối trong bài Quê Hương của nhà thơ Tế Hanh (5 - 7 câu)

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá

Gợi ý
Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.
 

Ngọc Suka

Cộng tác viên
Viết đoạn văn (5 -7 câu) theo cấu trúc tổng phân hợp, trình bày cảm nhận của em về ba dòng thơ cuối bài "Đồng chí"

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.

Gợi ý
Đêm khuya, trăng tà, cả cánh rừng ngập chìm trong sương muối. Trăng lơ lửng trên không, chiếu ánh sáng qua lớp sương mờ trắng, đục. Bầu trời như thấp xuống, trăng như sà xuống theo. Trong khi đó, người chiến sĩ khoác súng trên vai, đầu súng hướng lên trời cao như chạm vào vầng trăng và trăng như treo trên đầu súng. “Trăng” là biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, là sự sống thanh bình. “Súng” là hiện thân cho cuộc chiến đấu gian khổ, hi sinh. Súng và trăng, cứng rắn và dịu hiền. Súng và trăng, chiến sĩ và thi sĩ. Hai hình ảnh đó trong thực tế vốn xa nhau vời vợi nay lại gắn kết bên nhau trong cảm nhận của người chiến sĩ: trăng treo trên đầu súng. Như vậy, sự kết hợp hai yếu tố, hiện thực và lãng mạn đã tạo nên cái vẻ đẹp độc đáo cho hình tượng thơ. Và phải chăng, cũng chính vì lẽ đó, Chính Hữu đã lấy hình ảnh làm nhan đề cho cả tập thơ của mình – tập “Đầu súng trăng treo” – như một bông hoa đầu mùa trong vườn thơ cách mạng.
 

Ngọc Suka

Cộng tác viên
Viết đoạn văn (5 - 7 câu) nêu cảm nhận về tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Gợi ý

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.
 

Ngọc Suka

Cộng tác viên
Viết đoạn văn nghị luận (8 - 10 câu) nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ: "Có chí thì nên"
Gợi ý

Con người không thể thiếu đức tính kiên trì và ý chí nghị lực nếu muốn thành công trong cuộc sống. Câu tục ngữ “Có chí thì nên” mà ông cha ta truyền lại đã khẳng định điều đó. “Chí” là hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, là ý chí, nghị lực và sự kiên trì. “Nên” là sự thành công trong mọi việc. “Có chí thì nên” khẳng định vai trò và ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ việc gì, nếu có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công bởi vì tất cả những thành công đều phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài. Tính kiên trì sẽ giúp chúng ta không nản chí trước những thất bại và biết rút kinh nghiệm từ những thất bại đó để làm nên thành công sau này. Nếu chỉ có một lần thất bại đã nản lòng, nhụt chí thì chúng ta sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu của mình. Tóm lại, mỗi học sinh nên hiểu được lợi ích của đức tính kiên trì và bắt đầu rèn luyện ý chí, nghị lực ngay từ những việc nhỏ trong học tập để sau này trở thành những người có ích cho xã hội.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top