• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Lý do nên đề cao hơn môn văn học trong nhà trường

Chien Tong

New member
Xu
33
Làm kinh tế giỏi nhiều tiền của mà cốt cách không có thì cũng chỉ là một kẻ ăn chơi khốn nạn. Không giúp ai, không có lý tưởng thì thật loạn. Theo Bút Nghiên thấy, chúng ta cần đề cao hơn môn Van Học trong nhà trường, bởi các lý do sau:

6685541A-D726-48B5-9CCE-50B2A78EBE05_cx0_cy8_cw0_mw1024_mh1024_s.jpg

Văn học tạo nên cốt cách con người
Văn học dạy chúng ta biết yêu quý tiếng nói dân tộc mình, đất nước mình vì đó là nguồn cội của chính mỗi con người dân Việt. Làm em nhớ về những bài thơ về chữ cái vào lần đầu tiên em tập viết:” o tròn như quả trứng gà, ô thì đội mũ, ơ thì có râu”…Cho nên Văn học rất quan trọng nếu không chúng ta sẽ rơi vào bi kịch như một nhà văn Mê-hi-cô đã từng nói: Bi kịch của thời đại chúng ta là thừa trí tuệ, thiếu tâm hồn. Chúng ta phải công nhận rằng Toán, Lí, Hóa, Anh, Tin học là rất quan trọng trong xã hội ngày nay nhưng đừng vì thế mà xem thường môn Văn.

Môn Văn là môn thuộc nhóm công cụ, học Văn tốt sẽ có tác động tích cực đến các môn khác. Chẳng hạn như là muốn soạn thảo một văn bản bạn phải có vốn hiểu biết Ngữ Văn, học tốt phần Tiếng Việt, Tập làm văn trong ghế nhà trường. Do vì lối sống, suy nghĩ thực dụng của học sinh, phụ huynh muốn con em mình học bộ môn đó để làm ra tiền hoặc do đội ngũ giáo viên dạy nghề càng thiếu tâm huyết, nhiều thầy cô là do gánh nặng cuộc sống làm mất đi niềm say mê văn học vốn có. Trường học thì chưa có đầu tư, bồi dưỡng giáo viên, chưa có hoạt động ngoại khóa văn chương để thu hút học sinh, sinh viên… Đó là nguyên nhân đẫn đến hiện tượng học sinh, sinh viên không thích học Văn.

Nếu như vậy thì cần có sự quan tâm hợp sức của toàn xã hội nhất là trong gia đình, nhà trường hướng học sinh chú ý đến vai trò và ý nghĩa của việc học Văn. Cần có những giải thưởng tôn vinh tài năng văn học của một số học sinh yêu thích bộ môn này. Mở rộng ngành nghề cho khối thi các bộ môn xã hội… Đó là một số phương pháp giúp việc học Văn của bạn trẻ hiện nay sẽ tốt hơn, phát triển hơn.

Như vậy, văn chương là một phần tất yếu trong cuộc sống, giúp chúng ta trong mọi lĩnh vực. Vì vậy, các bạn và các bậc phụ huynh đừng xem nhẹ môn Văn. Đừng có nghĩ một cách nông cạn mà cho rằng môn Ngữ Văn là không cần thiết, không ứng dụng nhiều trong xã hội hiện nay.
 
Fukuzawa Yukichi đã nói:“Trời không sinh ra người đứng trên người, trời không sinh ra người đứng dưới người, tất cả đều do sự học mà ra”. Sự học vì vậy cũng cần được bàn tới cho “thấu tình đạt lý” chăng!
 
Dù là để đạt được đến thành công của cá nhân, tổ chức hay dân tộc, sự học đều cần chú trọng đến sản phẩm cuối cùng mà nền giáo dục tạo ra: Đó chính là con người. Con người “sảnphẩm” phải là con người tiên tiến thể hiện ở năng lực tư duy độc lập và năng lực tự giáo dục bản thân. Có được con người như thế làm nền tảng thì bản thân mỗi cá nhân, tổ chức hay dân tộc mới có được cơ sở để tồn tại cũng như phát triển một cách bền vững.
 
Rút cuộc trả lời được câu hỏi: Học để làm gì?
Học để làm gì? Với một cá nhân, sự học cần bắt nguồn từ mong muốn hoàn thiện bản thân, khẳng định chính mình, tạo dựng được một điều gì đó lớn lao đóng góp cho cộng đồng, xã hội, nhân loại. Với một tổ chức, sự học cần bắt đầu từ niềm tin xác lập lại vị trí của mình trên “thị trường chung”, tạo ra những giá trị mới để làm cho cuộc sống của con người tốt đẹp hơn. Với một dân tộc, sự học cần khởi nguồn từ khát vọng tự chủ, độc lập của dân tộc, xây dựng hình ảnh một quốc gia thân thiện và thông minh, sẵn sàng tham gia cuộc chơi cùng thế giới. Chỉ có như thế, sự học mới có định hướng rõ ràng, tư duy về quy trình thực hiện, mục tiêu hướng tới mới có hệ thống và cụ thể. Làm được như vậy, sự học mới có thể đi đến tính khả thi và hiệu quả.

Cùng nhìn lại hai thực tế sau để ngẫm nghĩ sự học của chính mình, của tổ chức mình và của dân tộc mình.
 

Chien Tong

New member
Xu
33
Những con người “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” của một đất nước “đang phát triển”. Đua tranh cùng thế giới với tài nguyên thiên nhiên được ban tặng? Đua tranh cùng thế giới để trở thành một nước nông nghiệp dẫn đầu về xuất khẩu nông sản này, nông sản kia? Phải chăng sản phẩm của sức lao động cơ bắp của những ngày xưa đang dần bị “hạ giá” trước những sản phẩm của hàm lượng chất xám, của trí tuệ văn minh, hiện đại? Phải chăng do cách nghĩ của ta chưa tới hay do nền dân trí của ta chưa đủ mạnh để biến tinh thần ham học hỏi, khát khao làm giàu cháy bỏng thành một sản phẩm cuối cùng tinh túy, giá trị hơn? Câu trả lời nằm ở chính ta, chính tổ chức ta và chính dân tộc ta.

Thực tế thứ hai: Lịch sử thế giới đã chứng kiến những sức mạnh khác nhau để một quốc gia trở nên hùng mạnh: Sức mạnh của vó ngựa đã từng giúp Mông Cổ hay đế chế Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ) bá chủ một thời. Tiếp đó, sức mạnh của cánh buồm rộng lớn đã giúp Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha thống trị thế giới. Rồi đến thời sức mạnh của những chiếc động cơ hơi nước đã giúp nước Anh chiếm lĩnh khắp nơi để họ có thể nói “Mặt trời không bao giờ lặn trên đất Anh”. Tất cả đã lùi vào dĩ vãng. Ngày nay, tất cả những quốc gia trở nên hùng mạnh đều nhờ vào một yếu tố: trình độ giáo dục, và từ đó là trình độ công nghệ. Đó là kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top