• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Hướng dẫn Làm sáng tỏ qua truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam và “Chí Phèo” của Nam Cao.

Ngọc Suka

Cộng tác viên
phan-tich-truyen-ngan-hai-dua-tre.jpg

Mỗi nghệ sĩ có thể đến với văn chương và cuộc đời bằng con đường riêng của mình. Nhưng… tư duy nghệ thuật dù có đổi mới đến đâu đi nữa thì cũng không thể vượt ra ngoài các quy luật của chân thiện mĩ, quy luật nhân bản. Nhà văn chân chính có sứ mệnh khơi nguồn cho dòng sông văn học đổ ra đại dương nhân bản mênh mông.


(Lã Nguyên, Nguyễn Minh Châu và những trăn trở trong đổi mới tư duy nghệ thuật)

Nguyễn Minh Châu – về tác gia và tác phẩm; Nxb Giáo dục, Hà Nội; 2007; trang 395)

Anh (chị) hiểu nhận định trên như thế nào? Làm sáng tỏ qua truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam và “Chí Phèo” của Nam Cao.

Gợi ý
1. Giải thích
a. Mỗi nghệ sĩ
riêng mình

Câu nói đề cập đến cách tiếp cận, cắt nghĩa, lí giải đời sống bằng văn chương của mỗi người nghệ sĩ: mỗi người có con đường của riêng mình. Vì sao?

+ Vì đời sống là đối tượng khám phá của NT, của văn chương. Cuộc đời là nơi xuất phát của văn học.
+Đứng trước HT cuộc sống phong phú, mỗi nhà nghệ sĩ có những cảm xúc, suy ngẫm, lí giải khác nhau, lựa chọn những mảng đề tài khác nhau, cách xử lí đề tài khác nhau để đặt ra những vấn đề khác nhau. Và đó là con đường riêng họ tạo ra cho mình. Đó cũng là yêu cầu xuất phát từ đặc trưng của VHNT: lĩnh vực của sự sáng tạo. Đó cũng là lương tâm, là trách nhiệm của mỗi người nghệ sĩ. Nam Cao tâm niệm: “Văn chương không cần những người thợ khéo tay…”.

Nếu không tạo ra con đường riêng của mình thì sao? Tác phẩm của họ sẽ trở thành sự sao chép, sẽ chết, sẽ dẫm lên vết chân của người đi trước. Nghĩa là nó sẽ chẳng mang đến chút gì mới lạ cho văn chương.

Tác dụng: Tạo ra con đường riêng của mình người nghệ sĩ sẽ tạo ra sự đa dạng trong sáng tạo nghệ thuật, khẳng định sức sống của mỗi tác phẩm, vị trí, phong cách của nhà văn, cái lí để nhà văn đứng được với cuộc đời.

Có thể lấy ví dụ: Cùng một đề tài, cách xử lí khác nhau ở các nhà văn.

a. Tư duy nghệ thuật, quy luật chân thiện mĩ, quy luật nhân bản

Đây là vấn đề đổi mới tư duy nghệ thuật – một vấn đề đặt ra như một nhu cầu bức thiết, sống còn của nghệ thuật. Nhà văn luôn phải tự làm mới mình góp phần đổi mới nghệ thuật. Đổi mới cái gì?Đổi mới đề tài, chủ đề, cảm hứng, văn phong…Quan trọng là đổi mới tư duy, cách nhìn nhận của nhà văn trước cuộc đời.

Nhưng mọi sự đổi mới đều không vượt ra ngoài quy luật chân, thiện, mĩ. Cái chân, cái thiện, cái mĩ, cái nhân bản vẫn là cái đích hướng đến của mọi khám phá, sáng tạo nghệ thuật. Quy luật chân thiện mĩ, nhân bản giống như sợi dây neo giữ, là giới hạn mà bán kính sáng tạo nhà văn quay chiều nào cũng không thể vượt qua. Nói cách khác, nó cũng là một tâm điểm của mọi khám phá sáng tạo nghệ thuật.

Văn học sở dĩ là nhu cầu, là món ăn tinh thần không thể thiếu của con người, vì nó là lĩnh vực đáp ứng nhu cầu sống của con người. Văn học có nhiều chức năng (nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, dự báo, giải trí…); có nhiều quan niệm cổ kim đông tây, nhưng điểm giao thoa gặp gỡ vẫn cứ là cái chân thiện mĩ, những vấn đề mang tính nhân bản nhân văn của đời sống con người. Cái chân, là muốn nói đến chức năng nhận thức của văn học; văn học phải chân thực. Cái thiện là nói đến chức năng giáo dục, cảm hóa của văn học. Cái mĩ, là nói đến chức năng thẩm mĩ, chức năng cơ bản nhất, chất keo kết dính các chức năng khác. Khi đạt tới chân thiện mĩ là văn học đạt tới chiều sâu nhân bản, hướng về con người, vì con người.

b. Sứ mệnh nhà văn chân chính... đại dương nhân bản mênh mông

Đây là vấn đề trăn trở của nhiều cây viết. Chữ dùng có thể khác nhau, nhưng thực chất vẫn là một. Thạch Lam, Nam Cao, Nguyễn Tuân và nhiều nhà văn khác có những phát biểu về vấn đề này. Đó là vấn đề cái tâm của người cầm bút. Ở đây người nói đặt vấn đề: “khơi nguồn dòng sông văn học đổ ra đại dương nhân bản mênh mông” – ý tưởng độc đáo. Mọi dòng sông đều đổ về biển rộng, cũng như mọi khám phá sáng tạo đều có đích hướng về, những vấn đề thuộc về con người, nhân sinh,nhân bản. Bởi lẽ, con người là một trung tâm khám phá của văn học nghệ thuật. Văn học có thể viết về mọi vấn đề của đời sống, mọi hình thức sáng tạo, nhưng đều hướng tới là để đặt ra và cắt nghĩa những vấn đề của nhân sinh. Văn học chân chính phải là thứ văn chương vị đời, nhà văn chân chính phải là nhà văn vì con người, tác phẩm mới đạt tới tầm nhân bản.

2. Chứng minh qua một vài tác phẩm


Cách đến với cuộc sống của Thạch Lam qua truyện “Hai đứa trẻ”: Chuyện một phố huyện buồn, những đứa trẻ nghèo với tâm hồn nhân ái, giàu mơ ước. Qua đó nhà văn đặt ra nhiều vấn đề sâu sắc mang tính nhân văn, nhân bản: vấn đề khát vọng sống của con người; … Tác phẩm lấp lánh tư tưởng nhân văn theo cách viết của Thạch Lam

Cách đến với cuộc sống của Nam Cao qua truyện “Chí Phèo”: Chuyện về số phận bi thảm của người nông dân, về khát vọng lương thiện của con người – quỷ dữ. Dù đến muộn trên văn đàn, nhưng Nam Cao vẫn tạo được dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc chính nhờ hướng khám phá và phát hiện đời sống của riêng mình. Chí Phèo sở dĩ trở nên bất hủ chính nhờ tài năng và tâm huyết cũng như phong cách của Nam Cao.
Cả hai tác phẩm đều chạm tới vấn đề mang tính nhân văn, nhân bản: khám phá vẻ đẹp con người, chất người, tức là đạt tới chân thiện mĩ… Tuy nhiên mỗi tác giả trong mỗi tác phẩm lại có những khám phá nghệ thuật riêng, hướng đi riêng; làm nên giá trị riêng cho mỗi tác phẩm và khẳng định vị trí của mỗi nhà văn trong nền văn học.

Kết luận: khẳng định vai trò của hướng đi riêng trong khám phá sáng tạo; đặc biệt là cái đích muôn đời của văn chương.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top