• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Lai hoá obital

daiducbatbai

New member
Xu
0
Mới cop, có chi coi thửĐịnh nghĩa: Sự lai hóa orbital nguyên tử là sự tổ hợp ?trộn lẫn? một số orbital trong 1 nguyên tử để được từng ấy obitan lai hoá giống nhau nhưng định hướng khác nhau trong không gian.

Đặc điểm của các orbital lai hóa:

Có kích thước và hình dạng hoàn toàn giống nhau chỉ khác nhau về phương phân bố trong không gian
Có bao nhiêu orbital nguyên tử tham gia tổ hợp sẽ tạo nên bấy nhiêu orbital lai hóa

Nguyên nhân của sự lai hóa :
Các orbital hóa trị ở các phân lớp khác nhau có năng lượng và hình dạng khác nhau cần phải đồng nhất để tạo đựơc liên kết bền với các nguyên tử khác .
Điều kiện lai hóa:
Các orbital chỉ lai hóa được với nhau khi năng lượng của chúng xấp xỉ gần bằng nhau .
II. Các kiểu lai hoá thường gặp
Lai hoá sp
1AO s + 1 AO p -->2 AO lai hóa sp

Sự lai hoá sp : là nguyên nhân dẫn đến góc lai hoá = 180'
( Lai hoá đường thẳng )
1AOs +1AOp => 2AO sp

Vd: BeCl2 , C2H2, CO2....
2) Lai hóa sp2
1 AO s + 2 AO p -->3 AO lai hoá sp2


Sự lai hoá sp2 là nguyên nhân dẫn đến các góc lai hoá phẳng 120'. Các obitan lai hoá định hướng từ tâm đến đỉnh của tam giác đều.
( Lai hóa kiểu tam giác )
VD : BF3, C2H4, SO2,SO3…

3) Lai hoá sp3
1 AO s + 3 AO p --> 4 AO sp3
Sự lai hoá sp3 là nguyên nhân dẫn đến góc lai hoá 109'28 Các orbital lai hoá định hướng từ tâm đến 4 đỉnh của hình tứ diện đều.
( Lai hoá kiểu tứ diện )
VD: H2O, NH3, CH4, Caùc ankan

Chú ý:
chỉ sau khi biết dạng hình học, hoặc số đo góc liên kết bằng thực nghiệm mới dùng thuyết lai hoá để giải thích.

Củng cố
Hãy chọn câu đúng:
Câu 1: Theo thuyết lai hóa, các obitan tham gia lai hóa cần phải có các điều kiện:
A. Các obitan giống nhau hoàn toàn về năng lượng.
B. Các obitan có hình dạng hoàn toàn giống nhau.
C. Các obitan có năng lượng gần bằng nhau
D. Các obitan lai hóa luôn nhận tất cả các trục tọa độ làm trục đối xứng.
Câu 2: Kiểu lai hóa đường thẳng là
A. lai hóa sp3.
B. lai hóa sp.
C. lai hóa sp2.
D. lai hóa dsp3.
Câu 3: Phân tử nước có dạng góc, với góc liên kết HOH bằng 104,50 chứng tỏ
A. nguyên tử oxi ở trạng thái lai hóa sp3.
B. nguyên tử oxi ở trạng thái cơ bản.
C. nguyên tử hiđro ở trạng thái lai hóa sp3.
D. cả nguyên tử oxi và hiđro đều ở trạng thái lai hóa sp3.
Câu 4: Cho biết Nitơ trong phân tử NH3 ở trạng thái lai hóa sp3. Vậy phân tử NH3 có đặc điểm:
A. Có hình tam giác phẳng, góc lai hoá 1200.
B. Có hình tứ diện, góc lai hoá 109028?.
C. Có hình tháp, góc lai hoá 1070
C Có hình tứ diện, góc lai hoá 1070.
Nhận xét
Cùng 1 loại lai hoá góc lai hoá sẽ giảm xuống khi số cặp electron không liên kết tăng lên.
 

thongoc

New member
Xu
0
Cái này tức là "Lai hóa obital" đó anh ạ. Tên này toàn viết tắt với không dấu để em nói hắn sửa chữa dần ạ.
 

dailuong

New member
Xu
0
Đáp án phần củng cố:
Câu 1: C: Các obitan lai hóa phải có năng lượng gần bằng nhau.
Câu 2: B: Lai hóa sp
Câu 3: A: Nguyên tử oxi ở trạng thái sp3
Câu 4: C: Có hình tháp, góc lai hóa 107 độ
 

phuhieu92

New member
Xu
0
Đề nghị dailuong xem lại đáp án phần củng cố, câu 3 theo như tài liệu tôi sưu tầm được thì không có đáp án nào đúng cả, vì O ở trạng thái lai hóa sp2 cũng đúng!!!!!!!!!!
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top