• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

HÓA HỌC 11 BÀI 3: AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI (tiết 2)

sonca009

New member
Xu
25
Teacher-Working-In-A-Science-Lab.jpg


HÓA HỌC 11 BÀI 3: AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI (tiết 2)

2. Khái niệm về axit và bazơ theo Bron-Stet

a) Định nghĩa
- Proton trong dd là ion H+
- ĐN:Axit là những chất nhường proton (H+). Bazơ là những chất nhận proton (H+).
- VD1: CH3COOH + H2O <=> CH3COO - + H3O+
........Axit............. bazơ ......... bazơ...... axit
NH3 + H2O <=> NH4+ + OH-
Bazơ ... axit ........axit ...... bazơ

- VD2: Xét ion HCO3-
HCO3- + H2O <=> H3O+ + CO3(2-) (HCO3- là axit)
HCO3- + H2O <=> OH- + H2CO3 (HCO3- là bazơ)
Vậy HCO3- là ion lưỡng tính

- Kết luận:
+ Phân tử nước có thể đóng vai trò axit hay bazơ trong các phản ứng. H2O là hợp chất lưỡng tính.
+ Theo thuyết Bronsted, axit và bazơ có thể là phân tử hoặc ion.

b) Phân loại chi tiết axit, bazơ theo Bronsted

arrheniu.gif


- Axit: Có 3 dạng
+ Axit phân tử: HNO3, H3PO4, H2SO4,...
+ Axit cation: NH4+, Al3+, Cu2+,...
+ Axit anion: HSO4-

- Bazơ: Có 3 dạng
+ Bazơ phân tử: NaOH, Cu(OH)2, Fe(OH)3,...
+ Bazơ cation: Al(OH)2+,..
+ Bazơ anion: OH-, CO3(2-), CH3COO-,...

- Chất lưỡng tính:
+ Các hidroxit lưỡng tính: Zn(OH)2, Al(OH)3,...
+ Anion của axit yếu nhiều nấc:HCO3-, H2PO4-, HPO4(2-),...
+ Muối mà trong phân tử có cation là axit và anion là bazơ: (NH4)2CO3, (NH4)2S,...

* Chú ý: Cation của kim loại mạnh và anion của gốc axit mạnh là các ion trung tính.

c)So sánh thuyết Bronsted và thuyết Areniut để thấy được ưu và nhược điểm của mỗi thuyết:

| Axit | Bazơ | Chất lưỡng tính | Dung môi Areniut |Tan trong nước phân li ra ion H+|Tan trong nước phân li ra ion OH-|Tan trong nước phân li ra ion H+ hoặc OH-|Nước
Bronstet |Có khả năng nhường H+|Có khả năng nhận H+|Vừa có khả năng nhường H+, vừa có khả năng nhận H+|Bất kì
- Nhược điểm của Areniut: Theo thuyết Areniut, trong phân tử axit phải có hiđro và trong nước nó sẽ phân li ra ion H+; trong phân tử bazơ phải có nhóm OH và trong nước chúng phân li ra ion OH-.
Do đó, thuyết Areniut chỉ đúng trong dung môi là nước, ngoài ra có một số chất không chứa nhóm OH nhưng là bazơ mà Areniut không giải thích được.

- Ưu điểm của Bronsted: thuyết Bronsted tổng quát hơn, nó áp dụng đúng cho bất kì dung môi nào có khả năng nhường và nhận proton, cả khi vắng mặt dung môi.
Ví dụ: NH3 + HCl<=> NH4Cl
.......Bazơ ... axit
- Tuy nhiên, ở đây chúng ta chỉ xét tính chất axit- bazơ trong dung môi nước, nên cả hai thuyết đều cho kết quả giống nhau.

3. Hằng số phân li axit và hằng số phân li bazơ.

a) Hằng số phân li axit.
- Một cách khái quát: HA <=> H+ + A- , Ka
- Ở trạng thái cần bằng, ta có thể áp dụng biểu thức hằng số cân bằng:
...................[H+]cb x [A-]cb
Ka = KC = ----------------
.................. [HA]cb
- Hoặc, ta có thể viết: HA + H2O <=> A- + H3O+, Ka
..............[H3O+]cb x [A-]cb
Ka = KC = ------------------
................[HA]cb

- Nhận xét:
+ Hằng số phân li axit chỉ phụ thuộc vào bản chất axit và nhiệt độ.
+ Giá trị Ka của axit càng nhỏ thì lực axit càng yếu.
+ Trong biểu thức của Ka không có nồng độ của nước.

b) Hằng số phân li bazơ.
- GV viết phương trình phân li khái quát của bazơ, yêu cầu HS thiết lập biểu thức tính hằng số phân li bazơ tương tự biểu thức tính hằng số phân li axit:
- Thí dụ: NH3 + H2O <=> NH4+ + OH- , Kb
......................[NH4+]cb x [OH-]cb
Kb = Kc = ----------------------
..................[NH3]cb

- Nhận xét:
+ Hằng số phân li axit thì hằng số phân li bazơ chỉ phụ thuộc vào bản chất bazơ và nhiệt độ.
+ Giá trị Kb của bazơ càng nhỏ, lực bazơ của nó càng yếu
+ Trong biểu thức của Kb không có nồng độ của nước.

4. Cách tính [H+] và [OH-] trong dd axit yếu và bazơ yếu

a) Dạng bài 1: Tính nồng độ [H+] trong dd axit yếu HA C(M) biết Ka.
Đáp án: [H+] = căn bậc hai C*Ka. (học sinh tự chứng minh)
- VD: bài 10a trang 16_SGK
Tính [H+] trong dd CH3COOH 0,1M (Ka)= 1,75*10^-5
Bài làm:
[H+] = căn bậc 2 của(0,1*1,75*10^-5) = 1,32*10^-3 (M)

b) Dạng bài 2: Tính nồng độ [OH-] trong dd axit yếu A- C(M) biết Kb.
Đáp án: [OH-] = căn bậc hai C*Kb. (Hs tự chứng minh)
- VD: bài 10b trang 16_SGK
Tính [OH-] trong dd NH3 0,1M (Ka)= 1,8*10^-5
Bài làm:
[OH-] = căn bậc 2 của(0,1*1,8*10^-5) = 1,34*10^-3 (M)

II. Bài tập
Dạng I: TÍNH ĐỘ ĐIỆN LI,
HẰNG SỐ ĐIỆN LI CỦA CHẤT ĐIỆN LI

A, Bài tập tự luận:
Bài 1: Tính độ điện li của axit xianhiđric HCN trong dung dịch 0,05M? Biết hằng số điện li K = 7. 10 -10.

Bài 2:Tính nồng độ lúc cân bằng của các ion H3O+ và CH3COO- trong dung dịch CH3COOH 0,1M và độ điện li a của dung dịch đó. Biết rằng hằng số axit của CH3COOH là Ka = 1,8. 10 -5.
(Đề thi tuyển sinh trường ĐHQGHNnăm 1997)

Bài 3: Nồng độ của ion H+ trong dung dịch CH3COOH 0,1M là 0,0013M. Xác định độ điện li của axit ở nồng độ đó?

Bài 4: Cho 0,2 mol CH3COONa vào 1 lit dung dịch CH3COOH 0,3M thì độ điện li và nồng độ ion H+ trong dung dịch mới là bao nhiêu? Biết Ka = 1,8. 10-5 và độ điện li của CH3COONa trong dung dịch là 90%.

Bài 5: Tính hằng số điệnli của axit axetic, biết rằng dung dịch 0,1m có độ điện li a = 1,32%?

Bài 6: Lấy 2,5ml dung dịch CH3COOH 4M rồi pha loãng với nước thành 1 lit dung dịch A. Hãy tính độ điện li  của axit axetic và pH của dung dịch A, biết rằng trong 1ml A có 6,28. 1018 ion và phân tử axit không phân li.

Bài 7: Trong một lit dung dịch CH3COOH 0,01M có 6,26.1021 phân tử chưa phân li và ion (hạt vi mô). Hãy tính độ điện li của axit này ở nồng độ trên?

B, Bài tập trắc nghiệm:

Bài 8: Trường hợp nào dưới đây không dẫn điện?
A. dd NaOH ; B. NaOH nóng chảy ; C. NaOH rắn, khan ; D. dd HF trong nước.

Bài 9: Trường hợp nào dưới đây dẫn được điện?
A. NaF rắn, khan ; B. nước biển ; C. dd Glucozơ D. dd ancol etylic.

Bài 10: Khi pha loãng dung dịch CH3COOH 1M thành dung dịch CH3COOH 0,5M thì :
A. độ điện li tăng ; B. độ điện li không đổi
C. độ điện li giảm ; D. độ điện li tăng hai lần.

Bài 11: Trong dung dịch axit axetic có cân bằng sau:
CH3COOH <=> CH3COO - + H+
Độ điện li của CH3COOH sẽ biến đổi như thế nào khi nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch CH3COOH?
A. Tăng ; B. Giảm ; C. không biến đổi ; D. không xác định.

Dạng 2: BÀI TẬP XÁC ĐỊNH VAI TRÒ AXIT, BAZƠ,
LƯỠNG TÍNH HAY TRUNG TÍNH

A, Bài tập tự luận:

Bài 1: Các chất và ion cho dưới đây đóng vai trò axit, bazơ, lưỡng tính hay trung tính: NH4+, Al(H2O)3+, C6H5O-, S2-, Zn(OH)2, K+, Cl-? Tại sao?

Bài 2: Phát biểu định luật axit, bazơ của Bronsted? Cho quỳ tím vào các dung dịch sau đây: NH4Cl, CH3COOK, Ba(NO3)2, Na2CO3. Các dung dịch sẽ có màu gì? Giải thích?

Bài 3: Trong các ion sau: CO32-, CH3COO-, HSO4-, HCO3- là axit, bazơ, lưỡng tính hay trung tính? Tại sao?

Bài 4: Dùng thuyết Bronsted hãy giải thích vì sao các chất: Zn(OH)2, Al(OH)3, H2O, HCO3- được gọi là chất lưỡng tính?

B, Bài tập trắc nghiệm:

Bài 5: Theo thuyết Bronsted, khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Axit là chất hoà tan được mọi kim loại ; B. Axit là chất tác dụng với mọi bazơ
C. Axit là chất có khả năng cho pronton ; D. Axit là chất điện li mạnh.

Bài 6: Theo định nghĩa axit – bazơ của Bronsted, các chất và ion thuộc dãy nào dưới đây là bazơ?
A. SO32-, CH3COO- ; B. NH4+, HCO3-, CH3COO-
C. ZnO, Al2O3, HSO4- ; D. HSO4-, NH4+

Bài 7: Theo định nghĩa axit – bazơ của Bronsted, các chất và ion thuộc dãy nào dưới đây là axit?
A. HSO4-, NH4+, CO32- ; B. ZnO, Al2O3, HSO4-, NH4+
C. NH4+, HCO3-, CH3COO- ; D. HSO4-, NH4+

Bàì 8: Theo định nghĩa axit – bazơ của Bronsted, các chất và ion thuộc dãy nào sau đây là trung tính?
A. SO32-, Cl- ; B. NH4+, HCO3-, CH3COO-
C. Na+, Cl-, HSO4- ; D. HSO4-, NH4+, Na+.

Bài 9: Theo thuyết axit – bazơ của Bronsted, ion Fe3+ trong nước có tính chất nào sau đây?
A. tính axit ; B. Tính bazơ ; C. Lưỡng tính ; D. Trung tính.

Bài 10: Cho các phản ứng sau:
HCl + H2O -> H3O+ + Cl- (1)
NH3 + H2O <=> NH4+ + OH- (2)
CuSO4 + 5H2O -> CuSO4. 5H2O (3)
HSO3- + H2O <=> H3O+ + SO32- (4)
HSO3- + H2O <=> H2SO3 + OH- (5)
Theo thuyết Bronsted, H2O đóng vai trò là axit trong các phản ứng nào ở trên:
A. (1), (2), (3) ; B. (2), (5) ; C. (2), (3), (4), (5) ; D. (1), (3), (4).

Bài 11: Đối với một axit xác định, hằng số axit Ka chỉ phụ thuộc vào?
A. nhiệt độ ; B. nồng độ ; C. áp suất ; D. nồng độ và áp suất.

Bài 12: Theo định nghĩa về axit – bazơ của Bronsted thì có bao nhiêu ion là bazơ trong số các ion dưới đây?
A. 1 ; B. 2 ; C. 3 ; D. 4

Bài 13: Dãy chất nào dưới đây tác dụng cả với dung dịch HCl và dung dịch NaOH?
A. Al(OH)3, Al2O3, NaHCO3 ; B. Na2SO4, HNO3, Al2O3
C. Na2SO4, ZnO, Zn(OH)2 ; D. Zn(OH)2, NaHCO3, CuCl2.

Bài 14: Dãy chất nào dưới đây đều phản ứng được với dung dịch NaOH?
A. Na2CO3, CuSO4, HCl ; B. MgCl2, SO2, NaHCO3
C. Al2O3, H2SO4, KOH ; D. CO2, NaCl, Cl2

xem bài tiếp theo tại đây : https://diendankienthuc.net/diendan/hoa-hoc-11/25665-hoa-hoc-11-bai-1-su-dien-li.html
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

ong noi loc

New member
Xu
26
Bài 1: Tính độ điện li của axit xianhiđric HCN trong dung dịch 0,05M? Biết hằng số điện li K = 7. 10 -10.

Bài 2:Tính nồng độ lúc cân bằng của các ion H3O+ và CH3COO- trong dung dịch CH3COOH 0,1M và độ điện li a của dung dịch đó. Biết rằng hằng số axit của CH3COOH là Ka = 1,8. 10 -5.
(Đề thi tuyển sinh trường ĐHQGHNnăm 1997)
1/
HCN <----> H[SUP]+[/SUP] +CN[SUP]-[/SUP]
0,05
x................x.....x
Ta có : k = anpha[SUP]2[/SUP].C ( đối với chất điện ly rất yếu ).
=> anpha = Cân ( K/C ) = ( 7.10[SUP]-10[/SUP] / 0,05 ) = 1,18.10[SUP]-4 [/SUP]= 0,0118 %.

2/ CH[SUB]3[/SUB]COOH + H[SUB]2[/SUB]O <------> CH[SUB]3[/SUB]COO[SUP]-[/SUP] + H[SUB]3[/SUB]O[SUP]+[/SUP]
...0,1
....x......................................x..............x
0,1-x....................................x...............x
Ka = [ CH[SUB]3[/SUB]COO-] . [ H[SUB]3[/SUB]O[SUP]+[/SUP] ] / [ CH[SUB]3[/SUB]COOH]
= x[SUP]2 [/SUP]/ 0,1-x ( trong trường hợp này chất điện ly yếu nên x rất nhỏ không đáng kể nên có thể coi như = 0 )
=> 1,8.10[SUP]-5[/SUP] = x[SUP]2[/SUP]/0,1
<=> 1,8.10[SUP]-5[/SUP] . 0,1 = x[SUP]2[/SUP]
=> x = 1,34.10[SUP]-3[/SUP] M.
anpha = cân ( k/C ) = cân( 1,8.10[SUP]-5[/SUP]/0,1 )= 1,34.10[SUP]-2[/SUP]
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top