• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Giúp: NLXH về bờ vực giữa cái chết và sự sống, hạnh phúc và đau khổ?

endless_Summer

New member
Xu
0
Mọi người giúp em làm 3 đề này với, đây là những đề cô giáo em sẽ cho trong bài tập làm văn số 3 - Lớp 10:

Đề 1: Nhà văn Kim Lân từng nói "Bên bờ vực của cài chết, người ta chỉ nghĩ đế sự sống và hạnh phúc". Bằng kinh nghiệm sống của mình hãy làm rõ ý kiến trên.
Đề 2: Cuộc sống ko phải là một bức tranh toàn bích. Bên trong cái đẹp bao giờ cũng có cái xấu, bên cạnh niềm vui cũng có nỗi buồn, trong niềm hạnh phúc vẫn có nỗi khổ đau. Bằng kinh nghiệm sống của mình hãy làm sáng tỏ điều đó.
Đề 3: Hạnh phúc chỉ được cảm nhận khi ai đó thật sự trải qua đau khổ. Đau khổ ko chỉ là niềm đau, sự phiền muộn mà còn là cách nhìn mới mẻ hơn về cuộc sống. Hãy làm rõ câu nói này bằng vốn hiểu biết của mình
Đây là những đề bài thuộc thể loại nghị luận về tư tưởng đạo lí
Em xin cảm ơn trước mọi người
 

cucphuong

New member
Xu
0
CÁI CHẾT HAY LÀ SỰ SỐNG VÀ HẠNH PHÚC

Đề 1: Nhà văn Kim Lân từng nói "Bên bờ vực của cái chết, người ta chỉ nghĩ đế sự sống và hạnh phúc". Bằng kinh nghiệm sống của mình hãy làm rõ ý kiến trên.

Bạn tham khảo nhé!

1. Giải thích

- “bờ vực của cái chết”: là ranh giới giữa sự sống và cái chết; mà ở ranh giới đó con người phải lựa chọn cho mình một con đường chết hay là sống.

- “sự sống”: chỉ sự tồn tại của con người, được bắt đầu từ khi con người sinh ra và kết thúc khi con người chết đi.

- “hạnh phúc”: là trạng thái tâm lí của con người khi được thỏa mãn nhu cầu về cả vật chất lẫn tinh thần.

-> Khi con người bước vào con đường cùng, phải lựa chọn giữa sự sống và cái chết, như một điều tất yếu, chúng ta luôn khao khát hướng đến sự sống và hạnh phúc, luôn suy nghĩ phải tự tìm cho mình một lối rẽ mới để không bị sa vào vực thẳm. Đó cũng là thời điểm mà con người có nhu cầu tồn tại hơn bất cứ thời điểm nào, là lúc khát khao hạnh phúc dâng lên mãnh liệt nhất.

2. Chứng minh

(Có thể lấy một dẫn chứng văn học trong chính sáng tác của Kim Lân)

- Câu nói được trích ra từ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân. Nội dung của tác phẩm đã thể hiện khá sâu sắc ý nghĩa của câu nói đó.

+ Truyện được viết trong bối cảnh nạn đói năm 1945. Kim Lân đã làm hiện lên một bức tranh hiện thực trong không khí thê thảm của những người chết đói. Cái đói thực sự đã đe dọa đến từng gia đình, từng sinh mạng. Trong cái đói, miếng ăn trở thành vấn đề bức thiết nhất. Con người đứng trước sự giằng co giữa cái sống và cái chết. Ranh giới ấy thật quá mong manh.

+ Có những con người đã không đủ sức để vượt qua ranh giới mong manh đó, họ đã bị hoàn cảnh đánh gục để rồi làng quê đầy những mùi gây gây của xác người. Những người còn lại – những người vật vờ như những bóng ma xanh xám kia đang vật lộn từng ngày để duy trì sự sống của mình. Nhưng những nhân vật trong truyện ngắn của Kim Lân (Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ) họ không chỉ muốn duy trì sự sống mà còn khát khao sống hạnh phúc, khát khao một cuộc sống đầy tình người, khát khao hạnh phúc gia đình, khát khao về tương lai tươi sáng của dân tộc. Chính khát khao sống, niềm tin về một ngày mai hạnh phúc ấy đã trở thành sức mạnh để giúp họ vượt qua khó khăn thử thách.

- Trong cuộc sống, không ít những con người phải đứng bên bờ vực của cái chết. Đó là những hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt, khó khăn mà họ gặp phải, nhưng họ vẫn yêu cuộc sống của mình, trân trọng từng giây phút được sống; họ dám ước mơ, có những ước mơ nhỏ nhoi, lại có những ước mơ mang tính nhân loại, họ ước mơ để có những cuộc sống tốt đẹp hơn (dẫn chứng: những người bị mắc bệnh hiểm nghèo, tàn tật, cuộc sống bất hạnh,…..)

- Đôi khi, đứng trước ranh giới của cái chết, có những con người coi hạnh phúc của mình là mang đến sự sống và hạnh phúc cho người khác ( dẫn chứng: những người đã ngã xuống vì độc lập, tự do, tương lai tốt đẹp của đất nước, đứng trước cái chết “vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng” bởi cái chết của họ đã gieo mầm cho cuộc sống mai sau. Trong thời đại hiện nay, có những người đã sau khi chết đã để lại một phần cơ thể mình để mang lại ánh sáng, hạnh phúc cho người khác…..)

…….

3. Bài học

- Con người được sinh ra nhưng không được lựa chọn số phận cho mình. Đôi khi chúng ta phải đứng trước sự lựa chọn vô cùng khắc nghiệt. Điều quan trọng là bạn phải đủ sức mạnh, đủ niềm tin để: hoặc vượt qua bờ vực, hoặc tự tìm một con đường đi khác cho chính mình.

- Con người không chỉ có nhu cầu sống mà còn có nhu cầu hạnh phúc. Hãy sống một cuộc đời có ý nghĩa để mỗi ngày bạn sống trên đời không bị trôi qua một cách vô ích. Bởi tồn tại vẫn chưa là chưa đủ, chỉ khi hạnh phúc ta mới cảm thấy cuộc đời này đáng sống.

- Liên hệ bản thân: Sống làm sao để mỗi chúng ta không tự đưa mình vào những bờ vực trong cuộc sống? Hãy bắt đầu thay đổi cuộc sống ngay từ ngày hôm nay.

Nguồn: diendankienthuc.net*
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

cucphuong

New member
Xu
0
CUỘC SỐNG KHÔNG PHẢI LÀ MỘT BỨC TRANH TOÀN BÍCH


Đề 2: Cuộc sống ko phải là một bức tranh toàn bích. Bên trong cái đẹp bao giờ cũng có cái xấu, bên cạnh niềm vui cũng có nỗi buồn, trong niềm hạnh phúc vẫn có nỗi khổ đau. Bằng kinh nghiệm sống của mình hãy làm sáng tỏ điều đó.


Trong cuộc sống này không có gì là hoàn hảo, luôn luôn tồn tại những mặt đối lập. Có cái đẹp ắt sẽ có cái xấu, có niềm vui rồi lại có nỗi buồn, có hạnh phúc rồi cũng sẽ có lúc phải chịu khổ đau,... Nhưng có một quy luật mang tính tất yếu đó là những mặt mà chúng ta luôn cho rằng mâu thuẫn với nhau ấy lại luôn thống nhất trong một con người, một bản thể.

Đẹp - xấu, vui - buồn, hạnh phúc - đau khổ,... tồn tại phổ biến, khách quan trong cuộc sống của chúng ta. Những mặt đối lập này là động lực để giúp con người tồn tại và phát triển, giúp chúng ta cân bằng cuộc sống của mình. Bởi chỉ khi có sự giằng co đấu tranh giữa đẹp - xấu, buồn - vui,...con người mới có thể dần hoàn thiện được bản thân mình. Đó là một cuộc đấu tranh để vượt lên ranh giới giữa thiên thần và ác quỷ, giữa chữ con và chữ người, là hành trình tìm đến chân - thiện - mỹ của cuộc sống.

Cụ thể:

- "Trong cái đẹp bao giờ cũng có cái xấu": không chỉ đơn giản là đẹp - xấu về mặt hình thức, đây trở thành một trong những tiêu chí đánh giá vẻ đẹp tâm hồn con người. "Đẹp" chính là suy nghĩ đẹp, trong sáng, hành động đẹp, nhân cách đẹp,.... và "xấu" chính là những tính cách xấu, hành động xấu,... Không ai có thể hoàn hảo, nhưng khi bạn để cái xấu lấn át, khi đó bạn đã để cho phần "con", phần quỷ dữ lấn át, đẩy bạn ra khỏi xã hội loài ngườ; và ngược lại, khi cái đẹp lên ngôi, bạn sẽ được xã hội chấp nhận, tạo điều kiện cho bạn hoàn thiện bản thân hơn nữa.

- "bên cạnh niềm vui cũng có nỗi buồn": Cuộc sống muôn hình vạn trạng trong biết bao mối quan hệ phức tạp của nó, và tâm lí con người lại càng phức tạp hơn nữa. Với đặc điểm về tâm lí như vậy, sống giữa một cuộc sống như thế, con người sao có thể tránh đươc nỗi buồn! Biết vui để tận hưởng cuộc sống, nhưng những lúc buồn lại giúp ta trân trọng những niềm vui!

- "trong niềm hạnh phúc vẫn có những nỗi đau":

+ Để có được hạnh phúc, con người phải trải qua rất nhiều khó khăn, đau khổ.

+ Hạnh phúc sẽ không trọn vẹn nếu như đó là hạnh phúc cá nhân, cuộc đời này còn bao người quanh ta phải chịu những nỗi đau khổ, thiệt thòi.

-> Chia sẻ hạnh phúc, đồng cảm với nỗi đau sẽ mang đến cho bạn một cuộc sống đầy niềm vui và hạnh phúc.

Nguồn: diendankienthuc.net*

Xem thêm:

Luật cân bằng hạnh phúc và đau khổ trong cuộc sống.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top