• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Địa lí 8 - Bài 34: các hệ thống sông lớn ở nước ta

Tongthieugia

New member
Xu
0
Địa lí 8 - Bài 36: các hệ thống sông lớn ở nước ta

Địa 8 - Bài 36: các hệ thống sông lớn ở nước ta

Bài 34: CÁC HỆ THỐNG SÔNG LỚN Ở NƯỚC TA

1. Khái quát:

- Mạng lưới sông ngòi Việt Nam dày đặc.
- Có chín hệ thống lớn chia làm ba vùng.

2. Các hệ thống sông chính:
a. Sông ngòi Bắc Bộ
- Chế độ nước theo mùa, thất thường, lũ tập trung nahnh và kéo dài do có mưa theo mùa, các sông có dạng nan. quạt.
- Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10.
- Tiêu biểu cho hệ thống sông ngòi ở Bắc Bộ là hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.
b. Sông ngòi Trung Bộ:
- Thường ngắn và dốc, lũ muộn do mưa vào thu đông (từ tháng 9 đến tháng 12); lũ lên nhanh và đột ngột, nhất là khi gặp mưa và bão, do địa hình hẹp ngang và dốc.
- Tiêu biểu là hệ thống sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba (Đà Rằng)
c. Sông ngòi Nam Bộ:
- Lương nước lớn, chế độ nước khá điều hoà do địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu điều hòa hơn vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ…
- Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11.
- Có 2 hệ thống sông lớn là hệ thống sông Mê Công và hệ thống sông Đồng Nai.
- Sông Mê Công là hệ thống sông lớn nhất Đông Nam Á, chảy qua nhiều quốc gia. Sông Mê Công đã mang đến cho đất nước ta những nguồn lợi to lớn, sông cũng gây nên những khó khăn không nhỏ vào mùa lũ.

3. Vấn đề sống chung với lũn ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Thuận lợi: cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thủy điện, nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải, du lịch…
- Khó khăn: chế độ nước thất thường, gây ngập úng một số khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long, lũ quét ở miền núi…
- Nguồn nước sông đang bị ô nhiễm, nhất là sông ở các thành phố, các khu công nghiệp, các khu tập trung dân cư…Nguyên nhân: mất rừng, chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt.
 

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
93
Bài tập thực hành

CÁC HỆ THỐNG SÔNG LỚN Ở NƯỚC TA

1. Việt Nam có bai nhiêu hệ thống sông lớn ?
a. 2 hệ thống
b. 9 hệ thống
c. 5 hệ thống
d. 4 hệ thông
2. Hãy kể tên hai hệ thống sông lớn nhất ở Việt Nam ?
a. Hệ thống sông Đà và hệ thống sông Hồng
b. Hệ thống sông Thương và hệ thống sông Mê Kông
c. Hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Mê Kông
d. Hệ thống sông Đồng Nai và hệ thống sông Hậu
3. Sông ngòi ở miền nào nước ta có chế độ nước thất thường ?
a. Bắc Bộ
b. Vùng Trung Bộ
c. Vùng Tây Nguyên
d. Vùng Nam Bộ
4. Mùa lũ ở Bắc Bộ kéo dài bao lâu ? và cao nhất vào tháng nào trong năm ?
a. 3 tháng và vào tháng 4
b. 9 tháng và vào tháng 5
c. 4 tháng và vào tháng 10
d. 5 tháng và vào tháng 8
5. Tại sao lũ thường xảy ra ở Bắc Bộ ?
a. Vì các nhánh sông chảy giữa các cánh cung núi, quy tụ về đỉnh tác giác chẩu thổ sông Hồng.
b. Vì mưa nhiều ở Bắc Bộ
c. Vì các núi ở miền Bắc chạy theo hướng Bắc – Nam
d. Vì rừng hạ nguồn bị chặt phá tận cùng
6. Hệ thống sông Hồng gồm mấy sông chính?
a. 4 sông
b. 2 sông
c. 5 sông
d. 3 sông
7. Hãy kể tên những con sông trong hệ thống sông Hồng?
a. Sông Cả, sông Mã, sông Đà.
b. Sông Lục Nam, sông Gâm, sông Lô.
c. Sông Hồng, sông Lô, sông Đà.
d. Sông Tiền, sông Hậu.

8. Các con sông trong hệ thống sông Hồng hợp lưu ở đâu?
a. Cao Bằng.
b. Việt Trì.
c. Huế.
d. Lạng Sơn.

9. Chiều dài tổng cộng của sông Hồng là bao nhiêu?
a. 1.126 km
b. 1.500 km
c. 500 km
d. 2.500 km
10. Đoạn trung lưu và hạ lưu của con sông Hồng chảy qua nước ta là bao nhiêu?
a. 1.126 km
b. 556 km
c. 2.000 km
d. 1.556 km

11. Nền văn minh đầu tiên của nước ta bắt đầu từ những dòng sông nào?
a. Sông Tiền và sông Hậu.
b. Sông Thương và sông Gâm.
c. Sông Hồng và sông Mã.
d. Sông Đà và sông Cả.

12. Tại sao người Việt cổ thường tập trung ven những dòng sông lớn để sinh sống?
a. Đất đai màu mỡ.
b. Thuận tiện để giao thông.
c. Có nhiều muông thú.
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
13. Tai sao lưu vực sông miền Trung thường nhỏ và độc lập?
a. Do có nhiều núi và cao nguyên nối tiếp nhau và lan ra sát biển
b. Do sông miền Trung ít nước
c. Do mùa miền Trung trái mùa
d. Do bị giông bão tàn phá
14. Tại sao lũ miền Trung nước ta lại lên rất nhanh và đột ngột ?
a. Do sông miền Trung chỉ có một mùa lũ
b. Do sông nằm gần biển
c. Do sông ngắn và có độ dốc lớn
d. Do lòng sông hẹp
15. Hãy cho biết đặc điểm của sông ngòi Nam Bộ
a. Có lượng nước chảy lớn
b. Chế độ nước theo mùa
c. Chịu ảnh hưởng của thủy triều
d. Tất cả các câu trên đều đúng
16. Hãy cho biết tên hai hệ thống sông lớn của Nam Bộ
a. Hệ thống sông Tiền và hệ thống sông Hậu
b. Hệ thống sông Mê Kông và hệ thống sông Đồng Nai
c. Hệ thống sông Vàm Cỏ và hệ thống sông Sài Gòn
d. Hệ thống sông Bé và hệ thống sông Hậu
17. Đoạn sông Mê Kông chảy qua Việt Nam còn có tên là gì ?
a. Sông Tiền
b. Sông Cửu Long
c. Sông Sài Gòn
d. Sông Vàm Cỏ
18. Chiều dài của dòng sông chính Mê Kông là bao nhiêu ?
a. 1.126 km
b. 200 km
c. 4.300 km
d. 531 km
19. Sông Mê Kông chảy qua bao nhiêu quốc gia ?
a. 6 quốc gia
b. 2 quốc gia
c. 9 quốc gia
d. 4 quốc gia
20. Sông Mê Kông chảy qua những quốc gia nào ?
a. Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Lào
b. Trung Quốc, Mianma, Philippin, Việt Nam, Campuchia, Lào
c. Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia
d. Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia
21. Sông Mê Công vào Việt Nam chia thành bao nhiêu nhánh chính?
a. 4 nhánh
b. 3 nhánh
c. 2 nhánh
d. 1 nhánh

22. Hãy kể tên những nhánh chính của sông Mê Công?
a. Sông Bé, sông Sài Gòn.
b. Sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây.
c. Sông Đồng Nai, sông Ba.
d. Sông Tiền, sông Hậu.
23. Tại sao nhánh sông Mê Công vào Việt Nam được gọi là Cửu Long?
a. Vì sông Mê Công đổ ra biển bằng chín nhánh sông.
b. Vì theo truyền thuyết của vùng đồng bằng Nam Bộ ngày xưa là nơi ở của chín con rồng.
c. Vì theo tín ngưỡng của dân gian, rồng tượng trưng cho mưa thuận gió hòa.
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
24. Hãy kể tên chín cửa sông Cửu Long đổ ra biển?
a. Tiểu, Đại, Ba Lạt, Cổ Chiên, Trà Lý, Định An, Bát Sắc, Lạch Giang.
b. Tiểu, Đại, Ba Lạt, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Trà Lý, Định An, Bát Sắc, Trần Đề.
c. Nam Triệu, Đại, Văn Úc, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Bát Sắc, Thái Bình.
d. Tiểu, Tây Giang, Ba Lai, Lạch Trường, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Bát Sắc, Trần Đề.

25. “ Mùa nước đổ” là tiếng dân gian dùng để gọi chế độ của nước sông nào? Xuất hiện vào khoảng thời gian nào trong năm?

a. Sông Cửu Long- Từ tháng 10 trở đi.
b. Sông Hồng- Từ tháng 1 đến tháng 3.
c. Sông Đà- Từ tháng 4 đến tháng 7.
d. Sông Thương- Từ tháng 7 đến tháng 8.

ĐÁP ÁN:
1. B
2. C
3. A
4. D
5. A
6. D
7. C
8. B
9. A
10. B
11. C
12. D
13. A
14. C
15. D
16. B
17. B
18. C
19. A
20. D
21. C
22. D
23. A
24. B
25. A
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top