• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Đi tìm sức mạnh thực sự của máy tính bạn đang sử dụng

thich van hoc

Moderator
[h=2] Đi tìm sức mạnh thực sự của máy tính bạn đang sử dụng[/h][h=2]
Máy tính là thiết bị thân quen với nhiều người chúng ta, tuy nhiên có bao giờ bạn tự hỏi hệ thống máy tính mình đang sử dụng mạnh mẽ đến mức nào? Cùng đi tìm câu trả lời với công cụ miễn phí và nhỏ gọn được giới thiệu trong bài viết dưới đây.
[/h] Trong quá trình sử dụng máy tính, đôi lúc chúng ta sẽ tự hỏi liệu máy tính mình đang sử dụng có thực sự mạnh mẽ? Và mạnh mẽ đến mức nào? Thậm chí không ít lần bạn sẽ muốn so sánh sức mạnh của 2 bộ máy tính với nhau, máy tính của bạn với những người bạn bè khác…


Thông thường, để đánh giá sức mạnh của một hệ thống, chúng ta dựa vào cấu hình chi tiết trên hệ thống đó. Tuy nhiên, điều này đôi khi không hẳn đã chính xác.


Đặc biệt, trong trường hợp bạn dự định mua máy tính (máy tính mới hoặc mua lại máy tính cũ), nhất là chọn mua laptop, bạn đang phân vân giữa 2 sản phẩm với nhau và muốn tìm ra câu trả lời sản phẩm nào mạnh mẽ hơn, liệu các linh kiện của sản phẩm đó có đúng với thông tin như lời quảng cáo…?


Auslogics BenchTown là phần mềm nhỏ gọn và miễn phí, sẽ thực hiện chức năng đánh giá và chấm điểm “sức mạnh” của từng bộ phận phần cứng trên hệ thống máy tính, từ CPU, RAM, ổ cứng đến card xử lý đồ họa.

Từ kết quả sẽ cho biết thành phần nào trên hệ thống đang hoạt động tốt để giúp cho hệ thống chạy nhanh hơn, còn thành phần nào ì ạch khiến ảnh hưởng đến toàn hệ thống để cần thay thế…

Download phần mềm miễn phí tại đây.

Trong quá trình cài đặt, phần mềm sẽ yêu cầu người dùng cài đặt thêm thanh công Ask Toolbar cho trình duyệt trên hệ thống, bạn nên bỏ qua tùy chọn này bằng cách đánh dấu bỏ đi các tùy chọn trong hộp thoại như hình minh họa bên dưới.

Auslogics-Benchtown-1-92f60.jpg

Sử dụng phần mềm khá đơn giản. Từ giao diện chính, nhấn vào nút “Rate Now”. Phần mềm sẽ tự động và lần lượt thực hiện các bước để kiểm tra toàn diện “sức mạnh” của hệ thống, như tốc độ xử lý của CPU, tốc độ đọc/ghi của bộ nhớ, tốc độ ổ cứng khi đọc/ghi dữ liệu hay khả năng xử lý đồ họa 2D/3D của card màn hình…

Auslogics-Benchtown-2-79086.jpg

Những gì người dùng cần làm sau khi nhấn nút “Rate Now” là chờ cho quá trình kiểm tra toàn diện của phần mềm kết thúc. Thông thường toàn bộ quá trình sẽ mất khoảng 3-5 phút. Phần mềm sẽ lần lượt tiến hành kiểm tra các bước đối với từng bộ phận phần cứng như vi xử lý, bộ nhớ RAM, ổ cứng, card đồ họa…

Lưu ý: trong quá trình kiểm tra và chấm điểm, phần mềm sẽ khai thác tối đa tài nguyên hệ thống, do vậy bạn nên thoát khỏi các phần mềm đang chạy kết quả chấm điểm được chính xác cũng như làm ì ạch hệ thống.

Auslogics-Benchtown-3-92f60.jpg


Phần mềm đang chấm điểm khả năng xử lý của card đồ họa

Sau khi quá trình kiểm tra hệ thống kết thúc, phần mềm sẽ đưa ra tổng số điểm cho toàn bộ hệ thống cũng như điểm của từng thành phần. Dựa vào số điểm này, bạn sẽ biết được thành phần nào ảnh hưởng đến hiệu suất toàn hệ thống (có số điểm trung bình thấp nhất) để từ đó đưa ra giải pháp xử lý thích hợp.

Auslogics-Benchtown-4-92f60.jpg


Tổng điểm và điểm trung bình từng thành phần

Để tiến hành kiểm tra lại, bạn có thể nhấn vào nút “Rate again” rồi thực hiện lại các bước như đã hướng dẫn ở trên.

Làm gì nếu kết quả không ưng ý?

Nếu cảm thấy số điểm do phần mềm cung cấp không quá cao (khi so sánh với những hệ thống máy tính khác, cũng sử dụng chính phần mềm này để chấm điểm), cách khắc phục đầu tiên mà bạn có thể nghĩ đến chính là nâng cấp cấu hình của máy tính.

Chẳng hạn, trên kết quả do phần mềm cung cấp cho thấy điểm số tốc độ đọc/ghi dữ liệu của bộ nhớ RAM quá thấp, bạn có thể nâng cấp bộ nhớ RAM bằng cách thay thế những thanh RAM có tốc độ bus nhanh hơn tốc độ của RAM hiện tại. Hoặc nếu điểm số của ổ cứng thấp, bạn có thể chọn để thay thế bằng một ổ cứng mới có tốc độ đọc/ghi dữ liệu nhanh hơn…

Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện để nâng cấp cấu hình cho hệ thống của mình, nhất là khi điều này đòi hỏi phải có một số tiền nhất định.

Trong trường hợp này, bạn có thể nhờ đến các phần mềm tối ưu hệ thống để mong muốn cải thiện tình hình “sức mạnh” của máy tính.

Auslogics-Benchtown-5-92f60.jpg


Nâng cấp phần cứng là biện pháp tối ưu nhất để cải thiện hiệu suất hệ thống

Chẳng hạn sau một thời gian dài sử dụng, dữ liệu rác xuất hiện tràn ngập trên ổ cứng khiến cho tốc độ đọc/ghi của ổ cứng bị ảnh hưởng… trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng phần mềm tối ưu hệ thốngSmart Defrag đã từng được Dân trí giới thiệu tại đây hoặc bạn có thể sử dụng phần mềm GiliSoft Freedisk Cleaner (đã được Dân trí giới thiệu tại đây) để dọn dẹp file rác và tối ưu ổ cứng.

Sau đó, thử sử dụng Auslogics BenchTown để chấm điểm lại toàn bộ hệ thống để thử xem điểm số của hệ thống có được cải thiện phần nào hay không.

Nếu điểm số được cải thiện nghĩa là công cuộc tối ưu hệ thống của bạn đã phần nào có hiệu quả. Ngược lại, không còn cách nào khác, nếu muốn nâng cao sức mạnh cho hệ thống, bạn cần phải bỏ tiền ra đầu tư để nâng cấp phần cứng và thay thế linh kiện cho máy tính của mình.

Phạm Thế Quang Huy
 

Khoai

Điền Chủ 4.0 ^^
Một công cụ đánh giá, đo lường rất thú vị.

Mình phải thử cái đã, luôn muốn so sánh mọi thứ...:D

Cảm ơn bạn.
 

Khoai

Điền Chủ 4.0 ^^
Cos vaif rawcs roois nhor

[h=1]Kiểm tra tốc độ và hiệu suất máy tính với Auslogics Benchtown[/h]


Auslogics Benchtown là phần mềm chuyên dụng để thử nghiệm hiệu năng của hệ thống. Bằng cách thực hiện những bài kiểm tra và tính toán phức tạp, chương trình sẽ đưa ra điểm số đánh giá để người dùng có cái nhìn trực quan nhất về tốc độ máy tính của mình.


Auslogics%20Benchtown_1.jpg


Auslogics Benchtown


Auslogics Benchtown có thể kiểm tra và đánh giá tốc độ của tất cả các linh kiện trong máy tính từ CPU, RAM, HDD, card đồ họa đến màn hình dưới một giao diện hết sức trực quan, dễ hiểu ngay cả với những người mới tiếp xúc với máy tính.

Mặt khác, phần mềm này cũng liên tục được cập nhật để hỗ trợ những phần cứng mới nhất có mặt trên thị trường nhằm đàm bảo kết quả chính xác nhất.

Auslogics%20Benchtown_2.jpg


Giao diện trực quan, sinh động

Sau khi đánh giá, bạn có thể so sánh điểm số PC của mình với hàng nghìn người dùng trên khắp thế giới thông qua địa chỉ BenchTown.com.

Tại đây, bạn cũng có thể thảo luận về cấu hình máy tính, tìm hiều phần cứng nào bạn cần nâng cấp và giải quyết những vấn đề có thể ảnh hưởng đến tốc độ của hệ thống.
Auslogics%20Benchtown_3.jpg


Hoàn toàn miễn phí

Tải Auslogics Benchtown tại địa chỉ: https://www.benchtown.com/download/auslogics-benchtown-setup.exe

Chạy file auslogics-benchtown-setup.exe vừa tải về để cài đặt chương trình.


Auslogics%20Benchtown_4.jpg


Quá trình cài đặt chương trình

Sau khi cài đặt, chạy chương trình và nhấn phím "Rate now" để bắt đầu chấm điểm cho hệ thống.



Auslogics%20Benchtown_5.png


Bấm Rate now để chấm điểm cho hệ thống

Phép thử đầu tiên là đánh khả năng xử lý của bộ xử lý trung tâm CPU nhằm tìm ra tốc độ, băng thông, khả năng tính toán trong 1 phần trăm giây.


Auslogics%20Benchtown_6.jpg


Chấm điểm CPU

Tiếp đó, phép thử card đồ họa được thực hiện bằng cách yêu cầu card đồ họa dựng những hình 3D phức tạp nhằm tìm ra tốc độ xử lý của GPU, khả năng khử răng cưa, lọc bất đẳng hướng.


Auslogics%20Benchtown_7.jpg


Châm điểm card đồ họa

Các bài kiểm tra với GPU được thực hiện thông qua việc render các hình cầu 3D nhiều màu sắc khác nhau.

Auslogics%20Benchtown_8.jpg


Thử khả năng của chip xử lý đồ họa GPU
Phép thử với RAM để tính toán băng thông của RAM, độ trễ, tốc độ hoạt động.


Auslogics%20Benchtown_10.jpg


Thử sức của bộ nhớ trong RAM

Sau khi có kết quả, bạn có thể so sánh sức mạnh hệ thống của mình với những người khác bằng cách nhấn nút "Compare with Friends".

Auslogics%20Benchtown_11.jpg


Dễ dàng chia sẻ, so sánh kết quả với bạn bè

Chương trình cung cấp các thông số chi tiết về hệ thống như tên của CPU, mainboar, RAM, ổ cứng...giúp bạn kiểm tra, đánh giá và có cái nhìn tổng quan nhất về chiếc máy tính của mình.


Auslogics%20Benchtown_12.jpg


Cho phép xem các thông số của hệ thống

Trang web www.benchtown.com cung cấp cho bạn những số liệu rất đầy đủ để bạn có thể tiện so sánh và biết được hệ thống của mình đang thuộc thứ hạng nào so với các máy tính khác trên toàn thế giới.


Auslogics%20Benchtown_13.jpg


Bảng so sánh rất dễ hiểu ngay cả với người mới tiếp xúc

Sử dụng Auslogics Benchtown định kỳ, thường xuyên sẽ giúp bạn cập nhật phần cứng, giúp cho máy tính luôn hoạt động nhanh chóng và hiệu quả.

Nguoonf: Internet
 

Khoai

Điền Chủ 4.0 ^^
Phần mềm giới thiệu trên có tính phí. Sau đây có một số phần mềm không tính phí, mình đang thửu nghiệm :D

Ai đã dùng qua xin chia sẻ nhé!

Những công cụ miễn phí đánh giá hiệu suất máy tính


Dựa vào kết quả benchmark, bạn có thể có phương hướng để nâng cấp cấu hình sao cho phù hợp và đáp ứng nhu cầu sử dụng.

Khi tiến hành benchmark, các phần mềm chấm điểm sẽ yêu cầu hệ thống thực hiện một công việc nào đó với tối đa công suất của mình trong một khoảng thời gian nào đó, để cuối cùng rút ra được kết quả mà hệ thống đã đạt được.

Đặc biệt, trước khi sử dụng các phần mềm tối ưu và tăng tốc hệ thống, bạn có thể tiến hành chấm điểm tổng quan của hệ thống, sau đó tiến hành tối ưu hệ thống bằng các phần mềm chuyên dụng, thực hiện chấm điểm lại một lần nữa và so sánh kết quả của trước và sau khi thực hiện tối ưu để có được sự so sánh và rút ra tác dụng của phần mềm tối ưu, từ đó lựa chọn và sử dụng phần mềm phù hợp.

Dưới đây là những công cụ miễn phí, cho phép bạn thực hiện các phép thử nghiệm và chấm điểm hiệu suất hoạt động của hệ thống.

Lưu ý: khi thực hiện benchmark để chấm điểm hệ thống, bạn không nên kích hoạt thêm các phần mềm khác vì có thể làm ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.

Đánh giá hiệu suất của toàn hệ thống:

Novabench là phần mềm miễn phí, cho phép đánh giá hiệu suất hoạt động của toàn bộ các thiết bị trên hệ thống như vi xử lý (cpu), RAM, khả năng xử lý đồ họa, tốc độ đọc ghi của ổ cứng…

Download phần mềm tại đây.

Sau khi cài đặt, tại giao diện chính của phần mềm, nhấn nút Start Benchmark Test.

Phần mềm khuyên bạn nên tắt toàn bộ các ứng dụng đang chạy để kết quả kiểm tra được chính xác. Nhấn nút Process để bắt đầu. NovaBench sẽ lần lượt thực hiện kiểm tra từng thành phần của hệ thống.

Sau khi quá trình kiểm tra kết thúc, kết quả cuối cùng và điểm số của từng thành phần cũng như tổng điểm của toàn bộ hệ thống sẽ được phần mềm hiển thị. Dựa vào đây, bạn sẽ biết được thông tin chi tiết về hiệu suất hoạt động của hệ thống mình đang sử dụng.

benchmark-2.jpg

Bạn có thể nhấn Save để lưu lại kết quả và so sánh với những kết quả ở lần sau.

Đánh giá hiệu suất của vi xử lý (cpu):

Nếu phần mềm kể trên cho bạn kết quả toàn diện về hiệu suất hoạt động của toàn bộ hệ thống, thì SuperPi chỉ thực hiện kiểm tra và đánh giá hiệu suất của cpu. Super Pi sẽ yêu cầu cpu của bạn xử lý một số phép tính lến đến 32 triệu số thập phân, để kiểm tra xem cpu phải mất bao lâu để hoàn thành các phép tính, rồi rút ra kết quả khoảng thời gian cuối cùng.

Super Pi thực sự hữu dụng trong trường hợp bạn muốn ép xung vi xử lý, và dựa vào kết quả này để biết được hiệu suất hoạt động và tính toán của vi xử lý có được tăng lên và cải thiện hay không.

Download phần mềm miễn phí tại đây.

Sau khi download, giải nén và kích hoạt file SUPER_PI.exe để sử dụng ngay mà không cần cài đặt. Từ giao diện chính của phần mềm, nhấn nút Calculate, chọn độ lớn của phép toán. Độ lớn của phép toán tăng dần từ 16K (16 ngàn phép toán) đến 32M (32 triệu phép toán), với số lần lặp thay đổi dựa theo độ phức tạp của phép toán.

Sau khi kết thúc số lần lặp để thực hiện số phép toán, kết quả cuối cùng là tổng thời gian để thực hiện số phép toán đó. Mức độ tính toán càng phức tạp, tổng thời gian thực hiện càng dài.

benchmark-4.jpg
Kết quả là thời gian thực hiện, tương ứng với độ phức tạp của thuật toán mà cpu phải xử lý.
Kết quả tốt nhất của mỗi lần kiểm tra tương ứng với mức độ phức tạp của thuật toán sẽ được hiển thị trên giao diện chính của Super Pi. Bạn cũng có thể xem lại kết quả này ở file pi_rec.txt nằm trong thư mục của Super Pi.

Lưu ý: khi sử dụng Super Pi để chấm điểm xử lý của cpu, bạn không nên kích hoạt các phần mềm khác, có thể làm ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.

Đánh giá tốc độ đọc/ghi và sức khỏe ổ cứng:

Chắc chắn, ổ cứng là một trong những thành phần quan trọng, ảnh hưởng đến tốc độ của hệ thống. Để kiểm tra sức khỏe và mức độ ổn định của ổ cứng, bạn có thể nhờ đến “4 tiện ích miễn phí kiểm tra và chẩn đoán sức khỏe ổ cứng”.

benchmark-5.jpg
Với 4 công cụ trên, không chỉ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về khả năng xử lý của ổ cứng, mà còn giúp nhận biệt sớm những dấu hiệu bất ổn để kịp thời thay thế và sao lưu dữ liệu, tránh những mất mát đáng tiếc do hỏng ổ cứng.

Đánh giá khả năng xử lý đồ họa:

Bạn là một game thủ hoặc 1 tín đồ của phim độ nét cao (HD), hẳn bạn phải đánh giá xem khả năng xử lý đồ họa của hệ thống có đủ đáp ứng một game mới hay một bộ phim chuẩn HD hay không.

Fraps không giống với các phần mềm chấm điểm kể trên, phải yêu cầu hệ thống thực hiện một khối lượng công việc nào đó, mà Fraps sẽ ghi lại hiệu suất xử lý đồ họa trên hệ thống, và cung cấp thông tin về mức độ mà card đồ họa có thể có thể xử lý (bao nhiêu khung hình/giây – frames per second).

Download fraps miễn phí tại đây.

Sau khi cài đặt, biểu tượng của chương trình sẽ xuất hiện trên khay hệ thống. Mỗi khi bạn kích hoạt 1 đoạn video, hay chơi một game nào đó, kích chuột phải vào biểu tượng phần mềm, chọn View Benchmarks, thông tin về số khung hình/giây (fps) của game hay của đoạn film sẽ được hiển thị ở góc trên bên trái của màn hình.

benchmark-6.jpg

Thông tin này thường thay đổi khi chơi game và cố định khi xem video. Khi đạt đến một thông số fps nào đó và hình ảnh bắt đầu có hiện tượng giật, máy tính trở nên nặng nề hơn, nghĩa là khả năng xử lý đồ họa của bạn sẽ chỉ đáp ứng được tới mức độ fps đó.

Dựa vào đây, bạn có thể nâng cấp card xử lý đồ họa để có thể đáp ứng được những game yêu cầu khả năng xử lý hình ảnh cao.

Ngoài khả năng cung cấp thông tin về số fps, Fraps còn cho phép người dùng ghi lại hoạt động của màn hình (rất tiếc, với bản miễn phí chỉ cho phép ghi lại tối đa 30 giây). Để làm điều này, sau khi cài đặt và kích hoạt phần mềm, bạn có thể nhấn phím F9 để quay lại nội dung trên màn hình. File video ghi được sẽ được lưu trong thư mục Movies của thư mục cài đặt của Fraps.

Tương tự, bạn cũng có thể chụp lại hình ảnh (screenshot) khi xem video hay chơi game. Để làm điều này, sau khi kích hoạt Fraps, bạn chỉ việc nhấn phím F10 trên bàn phím. Những hình ảnh chụp màn hình sẽ được lưu trong thư mục Screenshots của thư mục cài đặt Fraps.

Trên đây là những công cụ miễn phí để tự đánh giá và chấp điểm hiệu quả xử lý của hệ thống. Tùy thuộc vào mục đích và thành phần cần đánh giá, bạn có thể tự chọn ra công cụ phù hợp để sử dụng cho thích hợp. Tuy nhiên, có một cái nhìn tổng quan về hiệu suất hoạt động của hệ thống sẽ giúp bạn có hướng sử dụng và khai thác máy tính một cách hiệu quả hơn.

Sưu tầm.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top