• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Đề thi và đáp án thi vào 10 sở giáo dục và đào tạo Hà Nội

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NộI

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 9 -THCS

Năm hoc 2015-2016

Môn: NGỮ VĂN

Ngày: 23/4/2016

Thời gian làm bài: 120 phút.

(Đề thi gồm 01 trang)

Phần I (6.5 điểm)

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thẩy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

(Trích Viếng lăng Bác, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục)

1. Tác giả của khổ thơ trên là ai? Phần in đậm trong câu thơ: Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam là thành phần biệt lập cảm thản hay câu cảm thán?

2. Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa giữa hình ảnh hàng tre bát ngát ở câu thơ thứ hai (Đã tháy trong sương hàng tre bát ngát) và cây tre trung hiếu ờ câu cuối (Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. ) của bài thơ.

3. Việc lặp lại một hình ảnh (chi tiết) ở đầu và cuối tác phẩm tương tự như trên còn thấy trong nhiều bài thơ khác. Kể tên một bài thơ mà em đã học (ghi rõ tên tác giả) có đặc điểm đó.

4. Viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách lập luận diễn dịch làm rõ tâm trạng, cảm xúc của tác giả ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép nối để liên kết và một câu ghép (gạch dưới câu ghép và từ ngữ dùng làm phép nối)

Phần II (3,5 điềm)

Đây là đoạn trích trong văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế ki mới (Vũ Khoan):

…Bước vào thế ki mới, muốn “sành vai cùng các cường quốc năm châu ” thì chúng la sẽ phải lấp đầy hành trang băng những điểm mạnh, vứt bỏ những điếm yểu. Muốn vậy thi khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thục sự của đất nước trong thể kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần vời những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.

(Trích Ngữ văn 9. tập hai, NXB Giáo dục)

1. Văn bản chứa đoạn trích trên được viết năm nào? Thời điểm lịch sử văn bản ra đời có ý nghĩa đặc biệt gì?
2. Theo em, tại sao lớp trẻ lại được coi là những người chủ thực sự của đất nước
3. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về một thóii quen tốt đẹp của người Việt Nam mà em biết.

———————– hết —————–


Giảm thị không giải thích gì thêm.

Họ và tên học sinh: Số báo danh:

Chữ kí cùa giám thị 1: Chữ kí của giám thị 2:

Đáp án và gợi ý trả lời các câu hỏi trong đề thi thử vào lớp 10 môn Văn Hà Nội năm 2016
Phần I.
Câu 1. (1 điểm)
Học sinh nêu đúnng: – Tên tác giả: Viễn Phương (Phan Thanh Viễn) (0,5 điểm)
– Câu cảm thán: Ôi! (0,5 điểm)
Câu 2. ( 1 điểm)
Học sinh nêu được: ” hàng tre bát ngát” (câu 2) có ý nghĩa thực,

Hình ảnh lăng Bác tạo cảm giác thân thuộc gần gũi, vì có sự xuất hiện của « hàng tre ». Hai sắc thái được diễn tả là « bát ngát » và « xanh xanh » để bao quát không gian rộng, thoáng và yên bình, không gian mở ra ngút ngát. Thăm Bác, nhìn thấy hàng tre cũng là lúc tác giả nói lên cảm giác xúc động mãnh liệt về hình ảnh biểu tượng của dân tộc. Thán từ « Ôi ! » cùng với cảm nhận dáng tre « đứng thẳng hàng » nghiêm trang cũng tạo nên cảm giác thành kính thiêng liêng trước lăng Bác. Không những thế, tư thế « đứng thẳng hàng » còn đặt trong thế đối lập với « bão táp mưa sa » gợi lên phẩm chất của tre dẻo dai, cứng cáp bền bỉ, cũng là tư thế hiên ngang của dân tộc vượt qua bao thử thách gian lao để đi đến thắng lợi vinh quang. Để từ đó, tác giả như cảm nhận giây phút về bên Bác, có toàn thể dân tộc cùng canh giấc ngủ cho Người.

– Hình ảnh “cây tre trung hiếu” có ý nghĩa tượng trưng ( ẩn dụ) cho khát vọng của nhà thơ muốn hoá thân “làm cây tre trung hiếu chốn này” – bồi đắp tâm hồn và phẩm chất để sống xứng đáng với tình thương của Bác. Đó cũng là lời hứa tiếp tục thực hiện ước vọng của Người. (1 điểm)
Câu 3. Học sinh nêu đúng: Tên bài thơ có kết cấu tương tự và tên tác giả ( Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận, Ông Đồ – Vũ Đình Liên, Khi con tu hú – Tố Hữu…) ( 1 điểm)

Câu 4. ( 3,5 điểm)
Học sinh hoàn thành đoạn văn diễn dịch:
+ Mở đoạn: đạt yêu cầu về hình thức nội dung (0,5 điểm)
+ Thân đoạn: Biết bám sát vào ngữ liệu, khai thác hiệu quả các nghệ thuật, dẫn chứng, lí lẽ làm rõ tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ trong 4 câu thơ.
+ Tâm trạng mong mỏi thể hiện qua cách xưng hô, thái độ…. (1 điểm)
+ Cảm xúc trào dâng được ra thăm lăng. cảm nhận sức sống của hàng tre, dân tộc (1 điểm)
– Sử dụng ghép nối để liên kết (0,5 điểm)
– Có 1 câu ghép (0,5 điểm)

Tham khảo



Cách vào đề thật gần gũi giản dị, nhà thơ đã khéo léo giới thiệu được vị trí không gian quãng đường từ miền Nam xa xôi ra viếng lăng Bác:

“ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”

Tiếng “ con” mở đầu bài thơ cất lên thật gần gũi, thân thương. Đó là cách xưng hô rất mật thiết của người dân Nam Bộ, đã bộc lộ sâu sắc lòng ngậm ngùi thương nhớ của nhà thơ của đồng bào miền Nam đối với Bác. Nỗi nhớ ấy kết tụ lắng đọng trong câu thơ : “ miền Nam mong Bác nỗi mong cha”
Ấn tượng đậm nét đầu tiên của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác là hình ảnh hàng tre:

“ Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi ! hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”

Hiện lên trong sương khói quảng trường Ba Đình lịch sử là hình ảnh hàng tre xanh bát ngát. Hàng loạt các từ láy miêu tả dáng đứng vững vàng của hàng tre trong mưa sa bão táp. Ai đã từng một lần vào viếng lăng Bác đều thấy nơi đây hội tụ hàng trăm loài cây cỏ quý giá cùng biết bao viên đá hoa cương cẩm thạch. Nhưng tác giả lại bị cuốn hút hơn bởi hình ảnh hàng tre. Tre bao đời này đã trở thành biểu tượng của con người Việt Nam, hàng tre bao trùm bóng mát rượi, lên bao thế hệ cuộc đời, tre có mặt xung quang trong cuộc sống của người dân, tre tham gia vào cuộc kháng chiến cùng người dân “ tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng giữ nước giữ mái nhà tranh giữa đồng lúa chín” ( Thép Mới). Tre mang bao phẩm chất của con người Việt Nam: mộc mạc, thanh cao, ngay thẳng bất khuất. Dấu hiệu hàng tre đầu tiên ở nơi Bác cũng là dấu hiệu của dân tộc Việt Nam. Bởi Bác cũng chính là biểu hiện Việt Nam, tiêu biểu cho con người Việt Nam hơn bao giờ hết. Ở Bác có tất cả những gì con người Việt Nam từng có, cũng có dấu hiệu xanh tươi sự sống ấy, cũng có cái kiên cường “ đứng thẳng hàng trong bão táp mưa sa”

Hàng tre xanh ấy được trồng xung quanh lăng Bác như muốn thay cả dân tộc Việt Nam canh giấc ngủ ngàn thu cho Người, thổi làn gió mát vào lăng, đưa những khúc nhạc du dương vào giấc ngủ của Người. Để Người tin tưởng vào sức mạnh của dân tộc nhất định giải phóng miền Nam. Và hôm nay những người con miền Nam ruột thịt đã ra thăm Người – vị cha già kính yêu của dân tộc.

Từ “ Ôi” là từ cảm thán đứng ở đầu câu , đã biểu hiện xúc động pha lẫn niềm tự hào khôn xiết của tác giả. Niềm tự hào về con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam đầy vĩ đại lớn lao. Về Người cha đã làm nên lịch sử của dân tộc.

Như vậy, với khổ thơ mở đầu bài thơ Viễn Phương đã đưa người đọc đến với những ấn tượng đầu tiên khi vào lăng Bác: đó là hình ảnh hàng tre. Ai chưa từng đến thăm lăng Bác cũng cảm nhận được hàng tre ấy qua những dòng thơ đầy xúc cảm gần gũi của nhà thơ. Thông qua đó bộc lộ niềm tự hào về người con của dân tộc Việt Nam.

Phần II.

1. Văn bản chứa đoạn trích trên được viết vào năm 2001. Tác giả viết bài văn này vào đầu năm 2001, khi đất nước ta cùng toàn thế giới bước vào năm đầu tiên của thế kỷ mới. Đây là thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ, hai thiên niên kỷ. Ở nước ta, công cuộc đổi mới bắt đầu từ cuối thế kỷ trước đã thu được những thành quả nhất định, chúng ta bước sang thế kỷ mới với những mục tiêu vô cùng quan trọng, đó là tiếp tục phát huy những thành quả đạt được, kết hợp với những truyền thống văn hoá, lịch sử lâu đời để đưa nước ta tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Trong bài viết này, tác giả đã nêu ra một vấn đề hệ trọng: chúng ta cần nhận thức như thế nào và làm những việc gì để chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới? Vấn đề ấy không chỉ có ý nghĩa thời sự trong thời điểm chuyển giao thế kỷ mà còn có ý nghĩa lâu dài đối với cả quá trình đi lên của đất nước bởi vì để đáp ứng những nhiệm vụ nặng nề mà lịch sử và dân tộc đã giao phó, con người Việt Nam nói chung và lớp trẻ Việt Nam nói riêng không thể không nhận thức rõ những mặt mạnh cũng như những điểm còn hạn chế của mình để vừa phát huy những mặt tích cực, đồng thời khắc phục, sửa chữa những mặt còn yếu kém, không ngừng hoàn thiện mình, xứng đáng là chủ nhân của đất nước.

2. Tuổi trẻ là những công dân ở lứa thành niên, thanh niên là thế hệ măng đã sắp thành tre, là người đã đủ điều kiện, đủ ý thức để nhận biết vai trò của mình đối với bản thân, xã hội. Tuổi trẻ của mỗi thời đại là niềm tự hào dân tộc, là lớp người tiên phong trong công cuộc xây dựng, đổi mới, phát triển đất nước. Tương lai đất nước là vận mệnh, là số phận của đất nước mà mỗi công dân sẽ góp phần xây dựng, phát triển, trong đó quan trọng nhất là thế hệ trẻ. Thế kỉ 21, thế kỉ của sự phát triển, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá kinh tế, đất nước. Để có thể bắt kịp đà phát triển của những nước lớn mạnh thì đòi hỏi sự chung sức đồng lòng của tất cả mọi người mà lực lượng chủ yếu là tuổi trẻ. Bởi đó là lực lượng nồng cốt, là chủ nhân tương lai, là nhân vật chính góp phần tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho non sông Tổ quốc. Tuổi trẻ hôm nay là tôi, là bạn, là những anh chị đang có mặt trên giảng đường đại học,đang hoạt động bằng cả tâm huyết để cống hiến sức trẻ với những đam mê cùng lòng nhiệt tình bốc lửa. Tuổi trẻ tốt thì xã hội tốt, còn xã hội tốt sẽ tạo điều kiện cho tầng lớp trẻ phát triển toàn diện, sinh ra những người con có ích cho đất nước, đó là điều tất yếu, hiển nhiên mà ai cũng biết.

3.

Từ xa xưa, cha ông chúng ta thường hay nhắc nhở con cháu về cách cư xử thế nào cho thuận thảo với bà con ruột thịt trong thân tộc, cũng như với những người cùng sinh sống chung trong một xóm làng. Các cụ hay dùng những câu văn ngắn ngủi đọc lên có vần có điệu – để cho ai cũng có thể hiểu rõ ý nghĩa và nhớ một cách dễ dàng được. Điển hình như câu này chỉ gồm có 6 chữ: “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”.
1 – Ăn trông nồi.

Ở làng quê thời xưa, thì mọi người trong một gia đình đều ngồi ăn chung với nhau với một nồi cơm được đặt ở một đầu của chiếc chiếu và thường do người mẹ hay chị lớn trong nhà lo việc xới cơm tiếp cho mọi người. Nhưng phần đông các gia đình đều bị thiếu gạo ăn. Do đó mỗi khi có khách đến thăm viếng bất thình lình, thì con cái trong nhà phải nhịn ăn ít đi – để còn dành phần cho người khách ăn cho đủ. Vì thế, mà có câu nhắc nhở con cái là: “Khi ngồi ăn chung với mọi người, thì phải để ‎mắt trông xem nồi cơm còn nhiều hay ít – để mà liệu không ăn thêm nữa.”

Mẹ tôi thường kể chuyện này với anh chị em chúng tôi rằng: “Bà nội của chúng con rất khôn khéo trong việc hướng dẫn cho các cô chú là em của bố con đó. Mỗi lần có khách từ phương xa tới thăm nhà mà được mời ăn cơm chung với gia đình, thì bà chỉ việc ra dấu hiệu bằng con mắt – chứ không phải dùng lời nói – là các cô chú hiểu ngay để mà ngưng không lấy thêm cơm cho mình ăn nữa. Và dĩ nhiên là phần cơm còn lại ở trong nồi thì chủ y dành riêng để người khách có thể ăn cho thỏai mái…”

2 – Ngồi trông hướng.

Câu này cũng thật rõ nghĩa nhằm nhắc nhở cho con cháu nhớ rằng: “Khi ngồi ở chỗ nào, thì đều phải chú ‎ý đến vị trí thích hợp của mình nơi chỗ đông người. Cụ thể như nếu có những vị lớn tuổi đáng bậc cha bác của mình hay có vị là những nhân vật có địa vị có danh tiếng trong xã hội, thì mình phải biết chọn chỗ ngồi ở hàng ghế phía dưới cách xa hàng ghế danh dự ở phía trên thường được ưu tiên dành cho các bậc huynh trưởng có danh vọng trong cộng đồng xã hội địa phương.”

Suy rộng ra, ta cũng có thể hiểu được rằng: “Mỗi người nên chú y đến việc xác định lập trường của mình giữa chỗ đông người một cách thận trọng – cốt y để tránh làm mất lòng hay gây ra sự hiểu lầm đối với những người khác. Ngay trong tiếng Pháp, người ta cũng có câu nói rằng: “Người có văn hóa là người biết xác định đúng vị trí của mình.
CÁC BẠN THAM KHẢO NHA!
 

Ngọc Suka

Cộng tác viên
Cảm ơn em đã chia sẻ đề thi và đáp án (Một đề thi hay và đáp án cụ thể). Nhưng lần sau khi đưa ra đề thi và đáp án em có thể tách bạch rõ ràng hơn (ví dụ: phần gửi bài là đề thi; phần gửi trả lời là đáp án). :smile:
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top