• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Hướng dẫn Đề cương ôn tập học kì 1 lịch sử 8.

Trang Dimple

New member
Xu
38
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ LỊCH SỬ 8

Câu 1 : Nêu những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị- xã hội, tư tưởng ở Pháp trước khi cách mạng tư sản bùng nổ?

*Tình hình kinh tế

- Giữa thế kỉ XVIII, nền nông nghiệp pháp vẫn ở trong tình trạng lạc hậu, công cụ canh tác rất thô sơ ( chủ yếu dùng cày, quốc) nên năng xuất thấp. Nạn mất mùa đói kém thường xuyên xảy ra, đời sống nhân dân rất khổ cực.

- Trong lĩnh vực công thương nghiệp, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa tuy đã phát triển nhưng lại bị chết độ phong kiến cản trở kìm hãm. Nước Pháp bấy giờ chưa có sự thống nhất về đơn vị đo lường và tiền tệ.

*Tình hình chính trị xã hội

- Trước cách mạng Pháp vẫn là nước quân chủ chuyên chế do vua Lu-i XVI đứng đầu. Xã hội tồn tại 3 đẳng cấp gồm : Tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ ba , mâu thuẫn với nhau rất gay gắt.

- Đẳng cấp Tăng lữ và quý tộc có trong tay mọi quyền lợi, không phải đóng thuế. Trong khi đó đẳng cấp thứ ba gồm tư sản, nông dân và dân nghèo thành thị không có quyền lợi gì, phải đóng nhiều thứ thuế. Nông dân chiếm 90% dân số là giai cấp nghèo khổ nhất.

- Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với các đẳng cấp tăng lữ, quý tộc ngày càng gay gắt. Vì vậy dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, nông dân Pháp hăng hái tham gia cách mạng lật đổ chế độ phong kiến

* Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng

- Thời kì này đại diện cho trào lưu triết học ánh sáng Pháp là Mông –te-xki-ơ, Vôn-te, Giăng Giắc Rút –xô đã ủng hộ tư tưởng tiến bộ của giải cấp tư sản, kịch liệt tố cáo và lên án chế đội quân chủ chuyên chế của vua Lu- i XVI.

- Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng đã thúc đẩy cách mạng sớm bùng nổ.

Câu 2 Nêu nội dung ý nghĩ của Tuyên ngôn đảng cộng sản năm 1848.

- Tháng 2-1848, Mác và Ăng ghen công cố cương lĩnh “ Tuyên ngôn của đảng cộng sản. Đây và văn kiện quan trọng, gồm những luận điểm cơ bản về sự phát triển của xã hội và cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Tuyên ngôn gồm có lời mở đầu và 4 chương. Lời mở đầu nêu lên mục đích, nguyện vọng của những người cộng sản.

- Tuyên ngôn nêu rõ quy luật phát triển của xã hội loài người : Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử của sản xuất và lịch sử của đấu tranh giai cấp. Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội... sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.

- Tuyên ngôn nhấn mạnh vai trò của giai cấp vô sản là lực lượng lật đổ chế độ tư bản và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.

- Tuyên ngôn kết thúc bằng lời kêu gọi “ Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại ! ”

Câu 3 Trình bày những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật thế kỉ XVIII- XIX?

- Cuộc cách mạng công nghiệp đã bắt đầu ở Anh, sau đó là Pháp, Đức, Mĩ... đã tạo ra một cuộc cách mạng trong sản xuất, chuyển từ lao động thủ công sang sản xuất bằng máy móc, đưa nền kinh tế tư bản chủ nghĩa các nước phát triển nhanh chóng.

- Việc phát minh ra máy hơi nước đã thúc đẩy ngành giao thông vận tải đường thủy và đường sắt ra đời. Năm 1807 kĩ sư người Mĩ Là Phơn- tơn đã phát minh ra tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên có thể vượt đại dương.

- Năm 1814 một thợ máy người Anh là Xti – phen – xơn đã chế tạo thành công đầu máy xe lửa chạy trên đường sắt chở được nhiều hành khách và hàng hóa trên các toa, đạt tốc độ 6km/ giờ, mở đầu cho sự ra đời ngành đường sắt.

- Máy điện tín được phát minh ở Nga, Mĩ tiêu biểu là Mooc – xơ ( Mĩ ) thế kỉ XIX.

- Trong nông nghiệp những tiến bộ về kĩ thuật, về canh tác cũng góp phần nâng cao năng xuất lao động.

- Trong lĩnh vực quân sự, nhiều nước đã sản xuất ra nhiều vũ khí hiện đại như đại bác, súng trường bắn nhanh, ngư lôi, khí cầu... phục vụ cho chiến tranh.

Câu 4 Những nét lớn về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

Ngay từ khi bị thực dân phương tây xâm lược, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước.

- Ở In- đô- nê- xi- a nhiều tổ chức yêu nước ra đời, chủ nghĩa Mác bước đầu được truyền bá vào trong nước, Đảng cộng sản thành lập ( tháng 5-1920)

- Ở Phi Lip pin cuộc cách mạng bùng nổ năm 1896- 1898 dẫn tới sự ra đời cộng hòa Phi Lip pin.

- Ở Cam pu chia khởi nghĩa A- cha- xoa ở Ta Keo ( 1863-1866); Khởi nghĩa dưới sự chỉ Huy của nhà sư Pu- côm- bô ở cra- chê ( 1866-1867)

- Ở Lào năm 1901 khởi nghĩa vũ trang của nhân dân Xa- van- na- khét; khởi nghĩa ở cao nguyên Bô- lô- ven ( 1901) lan sang Việt Nam và kéo dài đến năm 1907 mới bị dập tắt.

- Ở Miến Điện cuộc kháng chiến chống thực dân Anh ( 1885) diễn ra rất anh dũng nhưng cuối cùng bị thất bại.

Ở Việt Nam phong trào cần Vương, phong trào Yên Thế ( 1884- 1913).

Câu 5 Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

- Trước sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và thái độ thỏa hiệp của triều đình Mãn Thanh, từ giữa thế kỉ XIX nhân dân Trung Quốc đã đứng dậy đấu tranh mạnh mẽ chống đế quốc phong kiến. Tiêu biểu là cuộc kháng chiến chống thực dân Anh ( 1840-1842) và phong trào nông dân Thái Bình Thiên Quốc do Hồng Tú Toàn lãnh đạo ( 1851-1864).

- Năm 1898 cuộc vận động duy tân do hai nhà yêu nước Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu khởi xướng, được vua Quang Tự ủng hộ, kéo dài hơn 100 ngày, nhưng cuối cùng bị thất bại vì Từ Hi thái hậu làm chính biến.

- Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX phong trào nông dân nghĩa hòa đoàn nêu cao khẩu hiệu chống đế quốc, được nhân dân nhiều nơi hưởng ứng. Phong trào thất bại vì thiếu vũ khí và bị triều đình phản bội.

Câu 6 Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế chính trị Đức cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

*Về Kinh tế

- Trước 1870 công nghiệp Đức đứng hàng thứ 3 thế giới ( sau Anh , Pháp) nhưng từ khi hoàn thành thống nhất đất nước ( 1871) công nghiệp Đức Phát triển rất nhanh vượt qua Anh và Pháp đứng hàng thứ 2 thế giới ( sau Mĩ).

- Sự Phát triển mạnh của công nghiệp Đức đã dẫn đến việc tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ty độc quyền ra đời, nhất là luyện kim than đá sắt thép... chi phối nền kinh tế Đức.

*Về Chính trị

- Đức là nước quân chủ lập hiến, theo thể chế liên bang, thi hành chính sách đối nội đối ngoại hết sức phải động như đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực chạy đua vũ trang.

- Đức là nước đế quốc “ Trẻ” khi công nghiệp phát triển mạnh đòi hỏi cần có nhiều vốn, nguyên liệu và thị trường. Những thứ này ở các nước Châu Á , Châu Phi rất nhiều nhưng đã bị các đế quốc “ già” ( Anh, Pháp) chiếm hết. Vì vậy Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Đức là chủ nghĩa đế quốc “ Quân Phiệt hiếu chiến”.

Câu 7 Cách mạng Tư sản Anh và cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ khác nhau ở điểm nào ? Vì sao cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ được coi là một cuộc cách mạng tư sản?

*So sánh

Cách mạng tư sản Anh và cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đều được coi là những cuộc cách mạng tư sản nhưng khác nhau chủ yếu ở hình thức tiến hành cách mạng:

- Cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức một cuộc nội chiến, đưa đến sự thiết lập nhà nước quân chủ lập hiến.

- Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ diễn ra dưới hình thức một cuộc chiến tranh giành độc lập đưa đến sự ra đời của nhà nước cộng hòa tư sản.

*Giải thích vì sao....

Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là một cuộc cách mạng tư sản vì :

- Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ giải phóng nhân dân Bắc Mĩ khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân, mở đường cho kinh tế tư bản Mĩ Phát triển.

- Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh của Bắc Mĩ đồng thời là một cuộc cách mạng tư sản vì nó có ảnh hưởng lớn đến phong trào đấu tranh giành độc lập của nhiều nước vào cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX.

Câu 8 Vì sao công xã Pa ri là nhà nước kiểu mới ?

Sau khi thành lập, công xã thi hành nhiều chính sách tiến bộ phục vụ quyền lợi của nhân dân.

- Công xã ra sắc lệnh giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh của nhân dân. Công xã ban bố và thi hành cách sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân.

- Công xã thông qua và thực hiện những chính sách về kinh tế, xã hội ( Tách nhà thờ ra khỏi nhà nước, nhà trường thôi dạy kinh thánh, thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí, quy định giá tiền lương tối thiểu...)

Với những chính sách tiến bộ trên cho thấy đây là nhà nước đầu tiên của công nhân,nông dân, được nhân dân bầu ra theo chế độ phổ thông đầu phiếu, phục vụ cho quyền lợi của đông đảo quần chúng nhân dân lao động.

Câu 8 Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ?

- Từ giữa thế kỉ XVIII Ấn Độ trở thành thuộc địa của thực dân Anh. Chiếm được Ấn Độ thực dân Anh thực hiện chính sách trực tiếp cai trị và bóc lột tàn bạo. Thực dân Anh ra sức cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền, vơ vét của cải mang về chính quốc. Trong vòng 25 năm cuối thế kỉ XIX ở Ấn Độ đã có 15 triệu người chết đói do chính sách cai trị bọc lột của thực dân Anh.

- Như vậy sự thống trị tàn bạo của thực dân Anh ở Ấn Độ là nguyên nhân dẫn tới phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ đặc biệt từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.


Câu 9 Vì sao Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là một cuộc đại cách mạng?

Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là một cuộc đại cách mạng vì :

- Cách mạng tư sản Pháp có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân, mà trước tiên là nông dân. Đây chính là lực lượng quyết định thúc đẩy cách mạng luôn phát triển đi lên, gạt bỏ mọi trở ngại ngăn cản sự phát triển của cách mạng.

- Dưới áp lực của quần chúng nhân dân cách mạng đã đập tan chế độ phong kiến, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, đưa vua Lu i XVI lên đoạn đầu đài thiết lập nền cộng hòa với bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền nổi tiếng.

- Cách mạng đã thực hiện những biện pháp kiên quyết để trùng trị bọn phản cách mạng và giải quyết những yêu cầu của nhân dân.

- Cách mạng tư sản pháp đã lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản Phát triển, đồng thời còn tiến hành cuộc chiến tranh yêu nước chống lại liên minh phong kiến ở châu Âu can thiệp vào nước Pháp.

- Cách mạng tư sản Pháp có tác động ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước trên thế giới, làm lung lay tận gốc rễ chế độ phong kiến ở châu Âu. Nó được ví như “ cái chổi khổng lồ” quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu.

Câu 10. Đặc điểm của đế quốc Anh, Pháp, Đức cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là gì?

- Đế quốc Anh mang đặc điểm là “ chủ nghĩa đế quốc thực dân”. Vì nước anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới ( khoảng 33 triệu km2 với 400 triệu dân, gấp gần 50 lần diện tích và dân số nước Anh, trải dài từ Niu-di-lân, Ô- x trây-li –a, Ấn Độ, Ai cập, Xu Đăng, Nam Phi, Ca na đa cùng nhiều vùng đất khác ở Châu Á, châu Phi và các đảo trên đại dương.

- Đế quốc Pháp mang đặc điểm là “ Đế quốc cho vay nặng lãi”. Bởi vì 2/3 số tư bản trong nước thuộc về 5 ngân hàng , phần lớn được đầu tư ra nước ngoài. Năm 1914 Pháp xuất khẩu 60 tỉ phrang trong đó có hơn một nửa cho Nga vay, còn lại cho thổ Nhĩ Kì các nước vùng Trung Cận Đông và Mĩ la tinh vay, chỉ có 2-3 tỉ phrăng được đưa vào thuộc địa.

- Đế quốc Đức mang đặc điểm là “ đế quốc quân phiệt hiếu chiến” Vì nước Đức bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn đất đai trên thế giới đã trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của Anh và Pháp. Do vậy giới cầm quyền Đức hung hăng dùng vũ lực đòi chia lại thị trường và khu vực ảnh hưởng trên thế giới.

Câu 11 Trình bày Các phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Trung Quốc chống đế quốc, phong kiến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ? Phong trào nào là tiêu biểu nhất Vì sao?

- Từ giữa thế kỉ XIX Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé, xâm lược trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến. Nhân dân Trung Quốc không ngừng đứng lên đấu tranh chống đế quốc và phong kiến . Tiêu biểu là :

+ Phong trào nông dân thái bình thiên quốc ( 1851-1864)

+ Cuộc vận động Duy tân của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu (1898)

+ Phong trào nghĩa hòa đoàn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

+ Cuộc cách mạng Tân Hợi 1911.

- Trong các phong trào trên tiêu biểu nhất là cách mạng Tân Hợi 1911.

*Cách mạng Tân Hợi là tiêu biểu Nhất Vì :

+ Đâu là phong trào do giai cấp tư sản dân tộc khởi xướng, dưới sự lãnh đạo của Trung Quốc Đồng Minh hội ( Chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc). Cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ và giành thắng lợi ở Vũ Xương (10-10-1911) . Phong trào sau đó lan rộng nhanh chóng ra các tỉnh miền Nam Rừ Quảng Đông Quảng Tây đến Tứ Xuyên và tiến dần lên miền Bắc. Chính phủ Mãn Thanh chỉ còn giữ mấy tỉnh Miền Bắc và cuối cùng bị sụp đổ.

+ Ngày 29-12-1911 một chính phủ lân thời được thành lập ở Nam Kinh tuyên bố thành lập Trung Hoa dân Quốc. Tôn Trung Sơn được bầu làm tổng thống lâm thời. Như vậy lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ nền cộng hòa ra đời.

+ Cách mạng đã tạo điều kiện cho sự phát triển của Tư bản chủ nghĩa ở Trung

Quốc Và có ảnh hưởng đáng kể đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.

Câu 12 Những biểu hiện nào chứng tỏ vào thế kỉ XIX chủ nghĩa tư bản đã được xác lập trên phạm vi toàn thế giới:

- Do tác động của chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII và thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha ngày càng suy yếu, các thuộc đạ của hai nước này nổi dậy đấu tranh giành độc lập. Hàng loạt quốc gia tư sản mới ra đời như : Ha- i- ti (1804), Vê-nê- du-ê-la, Para goay (1811), Côm –lôm-bi- a (1819) Pê ru (1821), Bô livi a ( 1825).....

- Ở Châu Âu , tháng 7- 1830 cách mạng tư sản Pháp lại bùng nổ lật đổ nền thống trị của triều đại Buốc- lông ( từng bị lật đổ trong cách mạng tưu sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được phục hồi từ năm 1815.) Sau đó cách mạng lan nhanh sang các nước Bỉ, Đức, Italia, Ba Lan, Hi Lạp

- Trong những năm 1848-1849 các cuộc cách mạng tư sản diễn ra sôi nổi ở nhiều nước châu Âu. Những cuộc cách mạng này đã củng cố sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản ở Pháp, làm rung chuyển chế độ phong kiến ở Đức, Italia và đế quốc Áo Hung.


- Hàng loạt các nước châu Á, Phi lần lượt bị biến thành nước thuộc địa hoặc phụ thuộc của thực dân Phương Tây.

Câu 12 Nguyên nhân, diễn biến cuộc cách mạng Nga 1905-1907.

*Nguyên nhân

- Đầu thế kỉ XX nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng. Nhiều nhà máy bị đóng cửa, đời sống nhân dân nói chung, nhất là công nhân rất cực khổ, họ phải lao động từ 12- đến 14 giờ / ngày nhưng tiền lương không đủ sống.

- Trong những năm 1904-1905, Nga hoàng còn đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản để tranh giành thuộc địa, bị thất bại nặng nề, điều đó càng làm cho nhân dân căm ghét chế độ. Từ cuối năm 1904 nhiều cuộc bãi công nổ ra với những khẩu hiệu “ Đả đảo chế độ chuyên chế”, “ Đả đảo chiến tranh”, “ Ngày làm 8 giờ”. Lớn nhất là phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân và binh sĩ trong những năm 1905-1907.

*Diễn biến

- Ngày chủ nhật (9-1-1905), 14 vạn công nhân Pê- téc- bua và gia đình không mang vũ khí kéo đến cung điện Mùa Đông ( Cung điện của Nga Hoàng) để đưa bản yêu sách lên nhà vua. Nga hoàng Ni cô lai II đã ra lênh cho quân đội cảnh sát nổ súng vào đoàn biểu tình. Gần 1000 người chết, 2000 người bị thương. Liền sau đó, làn sóng căm phẫn của nhân dân lan rộng khắp nơi. Hưởng ứng lời kêu gọi của những người Bôn- sê- vích, công dân nổi dậy cầm vũ khí, dựng chiến lũy khởi nghĩa. Xung đột đổ máu giữa công nhân và cảnh sát Nga hoàng diễn ra trên các đường phố.

- Tháng 5-1905, nông dân nhiều vùng nổi dậy, đánh phá dinh cơ của địa chủ phong kiến, thiêu hủy văn tự, khế ước, lấy của người giàu chia cho người nghèo. Tháng 6-1905 thủy thủ trên chiến hạm Pô- tem-kin khởi nghĩa. Nhiều đơn vị hải quân, lục quân khác cũng nổi dậy hưởng ứng.

- Đỉnh cao của cuộc đấu tranh là khởi nghĩa vũ trang bùng nổ ở Mát- cơ- va vào tháng 12-1905. Các chiến sĩ cách mạng đã chiến đấu vô cùng anh dũng trong gần 2 tuần lễ.

- Cuối cùng, cuộc khởi nghĩa đã thất bại vì lực lượng quá chênh lệch. Tuy vậy phong trào đấu tranh trên toàn nước nga còn kéo dài đến năm 1907 mới chấm dứt.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top