• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Chuyên đề “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” - (G. Mác-két)

Ngọc Suka

Cộng tác viên
“Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” là một bài văn nghị luận được viết bằng cả tâm huyết và trái tim của một nhà văn yêu chuộng hòa bình. Sức thuyết phục của bài văn được thể hiện rõ qua việc G. Mác-két đã dùng những lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực. Để hiểu hơn tác phẩm này, mời các bạn cùng tìm hiểu đọc hiểu văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” – G. Mác-két.

_Chuyên đề Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - vnkienthuc (1).png


Chuyên đề "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình"
- G. Mác-két-

A. Kiến thức cơ bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình"

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả G. Mác-két

- Ga-bri-en- Gác-xi-a Mác- két là nhà văn Cô-lôm-bi-a, sinh năm 1928.
- Ông là tác giả của nhiều tiểu thuyết và nhiều tập truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo.
- "Trăm năm cô đơn "(1967) là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng từng được giải và giới phê bình văn học đánh giá là một trong những cuốn sách hay nhất thế giới trong những năm 60 của thế kỷ XX.
- Năm 1982 , Mác -két được tặng giải thưởng Nô- ben về văn học.

2. Tác phẩm “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”
a. Hoàn cảnh sáng tác

- Văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" trích từ bài tham luận nổi tiếng của G.Mác-két tại hội nghị của các nguyên thủ của sáu nước thuộc các châu lục Á, Âu, Phi, Mĩ- La tinh vào tháng 8 năm 1986, tại Mê -hi-cô.
b. Ý nghĩa nhan đề
Văn bản chỉ rõ nguy cơ khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân và cuộc chạy đua vũ trang đang đe dọa toàn thể loài người cũng như mọi sự sống trên trái đất. Vì thế nhiệm vụ của tất cả mọi người là ngăn chặn nguy cơ đó, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

II. Tìm hiểu chi tiết “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”

1. Hệ thống luận đề, luận điểm của văn bản.

- Luận đề: đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
- Luận điểm:
+ Luận điểm 1: Chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất.
+ Luận điểm 2: Đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hòa bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại.

2. Hệ thống luận cứ
- Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ, có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
- Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỷ người.
- Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại với lý trí của loài người mà còn đi ngược lại với lý trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hóa.
- Vì vậy tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

3. Nội dung "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình"
a. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân

- Xác định cụ thể thời gian: “Hôm nay ngày 8-8-1986”.
- Đưa ra những tính toán lý thuyết để chứng minh: con người đang đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
Dẫn chứng:
+ “Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là tất cả mọi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng bốn tấn thuốc nổ - tất cả chỗ đó nổ tung sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất”.
+ Kho vũ khí ấy có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời.
b. Tác động của cuộc đua chiến tranh hạt nhân đối với đời sống xã hội:
- Cuộc chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn.
Dẫn chứng:
+ Sự đối lập giữa nguồn kinh phí quá lớn (đến mức không thể thực hiện nổi) và nguồn kinh phí thực tế đã được cấp cho công nghệ chiến tranh.
+ So sánh cụ thể qua những con số thống kê ấn tượng(Ví dụ: giá của 10 chiếc tàu sân bay đủ để thực hiện chương trình phòng bệnh trong 14 năm, bảo vệ hơn 1 tỷ người khỏi bệnh sốt rét, cứu hơn 1 triệu trẻ em Châu Phi, chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân cũng đủ tiền để xóa nạn mù chữ trên toàn thế giới…).
- Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại ý chí của con người mà còn phản lại sự tiến hóa của tự nhiên.
Dẫn chứng: Tác giả đưa ra những chứng cứ từ khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hóa của sự sống trên trái đất. Chỉ ra sự đối lập lớn giữa quá trình phát triển hàng triệu năm của sự sống trên trái đất và một khoảng thời gian ngắn ngủi để vũ khí hạt nhân tiêu hủy toàn bộ sự sống.
Tác giả đã đưa ra những lập luận cụ thể, giàu sức thuyết phục, lấy bằng chứng từ nhiều lĩnh vực: khoa học, xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục… là những lĩnh vực thiết yếu trong cuộc sống con người để chứng minh.

c. Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một thế giới hòa bình.
- Khẳng định vai trò của cộng đồng trong việc đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân.
- Đưa ra lời đề nghị thực tế: mở nhà băng lưu trữ trí nhớ để có thể tồn tại được sau khi (giả thiết) chiến tranh hạt nhân nổ ra.

d. Nghệ thuật
Nghệ thuật nghị luận của văn bản có nhiều điểm đặc sắc:
- Hệ thống luận điểm, luận cứ toàn diện chặt chẽ.
- Chứng cứ phong phú, cụ thể từ nhiều lĩnh vực tri thức khoa học và thực tiễn.
- Sử dụng phép so sánh thích hợp, có hiệu quả.
- Kết hợp lý lẽ sắc bén với tri thức phong phú và đặc biệt là lòng nhiệt tình mạnh mẽ của tác giả.

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu chuyên đề “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”. Bài viết này nói lên nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất cùng những nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại.
 

Ngọc Suka

Cộng tác viên
Dạng đề đọc – hiểu “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”

_Chuyên đề Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - vnkienthuc (1).png

Đề: “Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vuc khí vì một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tại họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích”
(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục 2013)

1. Đoạn trích đã cho nằm trong văn bản nào? Nó thuộc kiểu văn bản gì?
2. Chỉ ra 2 phép liên kết trong đoạn văn trên
3. Loài người đang rất tích cực trong việc xây dựng một cuộc sống hòa bình. Phải chăng tiêu chí ấy sẽ đạt được khi con người biết ứng xử hòa nhã, bao dung? Vậy nên trong thực tế có những người lại nóng vội, hành xử bằng bạo lực, trong đó có cả già, trẻ. Em hãy viết đoạn văn dài khỏang 2/3 trang giấy thi để nêu suy nghĩ của em về hiện tượng bạo lực học đường hiện nay.

Gợi ý
1. - Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Kiểu văn bản nhật dụng
2. - Phép nối: Nhưng
- Phép lăp: Chúng ta
3. - Hình thức: Đúng hình thức đoạn văn, đủ dung lượng yêu cầu (2/3 trang)

- Nội dung:
+ Giới thiệu khái quát hiện tượng: Tình trạng bạo lực học đường đang gia tăng một cách đáng lo ngại trong thời gian gần đây.
+ Chỉ ra thực trạng: Số lượng, mức độ.
+ Phân tích nguyên nhân: Nhận thức sai lầm, lệch lạc, thiếu hiểu biết về pháp luật, thiếu sự quản lí của gia đình, nhà trường.
+ Hậu quả nghiêm trọng: Tổn thương về thể chất, tinh thần: Là mầm mống phát triển tội phạm; ảnh hưởng đến môi trường trong nhà trường và ngoài xã hội.
+ Giải pháp: Mỗi người cần bình tĩnh, tự chủ khi gặp mâu thuẫn, thái độ cần có khi chứng kiến các vụ bạo lực, trách nhiệm của cộng đồng…..
+ Liên hệ bản thân.
 

Ngọc Suka

Cộng tác viên
Dạng đề nghị luận văn học "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình"

_Chuyên đề Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - vnkienthuc (1).png

Đề 1: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" của nhà văn G.Mác -két.

Gợi ý

1- Mở bài

- Trong thời đại ngày nay, điều đáng lo ngại nhất của thế giới chính là cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân giữa các cường quốc.
- G. Mác-két là nhà văn nổi tiếng của Cô-lôm-bi-a. Ông đã viết bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình để kêu gọi toàn nhân loại đoàn kết ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình và sự sống trên trái đất.

2- Thân bài:
a) Cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân :

- Tác giả đưa ra một con số khủng khiếp để cụ thể hóa nguy cơ đó :
+ Tính đến ngày 8/8/1986, 50.000 đầu đạn hạt nhân được bố trí khắp hành tinh.
+ Bình quân, mỗi người đang ngồi trên 4 tấn thuốc nổ.
+ Nếu tất cả nổ tung thì sẽ tan biến mọi dấu vết của sự sống trên trái đất.

b) Sự chi phí đến mức vô nhân đạo của cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân:
Chứng minh bằng hệ thống dẫn chứng tiêu biểu và toàn diện, có tính chất tương phản rất rõ:
- Dự định của UNICEF về chương trình giải quyết các vấn đề cấp bách cho hơn 500 triệu trẻ em nghèo khổ trên khắp thế giới không thể thực hiện được vì không có đủ số tiền 100 tỉ đô la.
- Số tiền này chỉ gần bằng chi phí bỏ ra cho 500 máy bay ném bom chiến lược của Mĩ và 7000 tên lửa vượt đại châu.
- Giá 100 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân đủ để thực hiện chương trình phòng bệnh trong 14 năm…
- Chỉ cần số tiền chế tạo 27 tên lửa MX là đủ cho các nước nghèo có thực phẩm dùng trong 4 năm …
- 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân có giá trị tương đương với số tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới…
c) Lên án cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân là đi ngược lại lý trí của con người và quá trình tiến hóa của tự nhiên:
- Sự bức xúc cao độ của nhà văn thể hiện qua lập luận sắc bén, đầy sức thuyết phục.
- Từ lúc nhen nhóm sự sống trên trái đất cho đến nay, đã trải qua mấy trăm triệu năm.
- Chỉ cần nhấn một nút hạt nhân là cả quá trình tiến hóa vĩ đại ấy trở về điểm xuất phát đầu tiên, có nghĩa là sự sống hoàn toàn bị tiêu diệt.
d) Lời kêu gọi toàn nhân loại hãy đoàn kết chống chiến tranh hạt nhân :
- Mọi người hãy đoàn kết, đồng thanh phản đối chiến tranh hạt nhân, đòi hỏi một cuộc sống hòa bình, hạnh phúc.

3- Kết bài :
- Bài viết chứa đựng ý nghĩa thời sự và nhân đạo to lớn, sâu sắc.
- Mác -két xứng đáng là người chiến sĩ đấu tranh cho hòa bình của nhân loại.

Đề 2: Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của nhà văn G.Mác -két trong văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình"

Gợi ý

1- Mở bài

- Giới thiệu về nhà văn G.Mác -két và nghệ thuật nghị luận của văn bản
- Văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" có hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ, toàn diện, chứng cứ phong phú, cụ thể, so sánh có hiệu quả cao. Kết hợp lí lẽ sắc bén với tri thức phong phú, lòng nhiệt tình mạnh mẽ tác giả kêu gọi toàn nhân loại đoàn kết ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình và sự sống trên trái đất.

2- Thân bài
- Cách lập luận của nhà văn hợp lí : Tác giả nêu nguy cơ, sức hủy diệt của chiến tranh hạt nhân trên nhiều phương diện khác nhau (hủy diệt tính mạng con người, hủy diệt toàn bộ sự sống.
- Cuộc chạy đua vũ trang không những khiến loài người lâm vào tình trạng nghèo đói, khổ cực mà còn đi ngược lí trí con người, phản lại sự tiến hóa của tự nhiên.
- Hệ thống lý lẽ gắn liền với hệ thống dẫn chứng phong phú, chính xác cụ thể đảm bảo tính thuyết phục cao.
+ Dẫn chứng về thời gian, địa điểm, con số.
+ Dẫn chứng so sánh trên các lĩnh vực xã hội, y tế, giáo dục, tiếp tế thực phẩm
+ Dẫn chứng khoa học về nguồn gốc và sự tiến hóa của sự sống trên trái đất.
+ Lí lẽ sắc bén, tri thức phong phú, lòng nhiệt tình mạnh mẽ tác giả cảnh báo hiểm họa của chiến tranh hạt nhân.
- Văn bản kết hợp nghị luận, yếu tố biểu cảm ->lời kêu gọi toàn nhân loại đoàn kết chống chiến tranh hạt nhân. Hội nghị quốc tế là nơi các đại biểu cất cao tiếng nói chống chiến tranh, đòi quyền được sống trong một thế giới hòa bình.

3- Kết bài
- Bài viết giàu sức thuyết phục bởi cách lập luận chặt chẽ khoa học, hệ thống dẫn chứng chính xác, chọn lọc.
- Nhiệt huyết và cảm xúc chân thành của tác giả đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng tình cảm của người đọc khiến mọi người nhận ra hiểm họa chiến tranh hạt nhân là có thật, cần phải loại trừ nó ra khỏi đời sống của nhân loại.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top