• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Câu hỏi về vùng Đông Nam Bộ

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
93
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ


1. Vì sao Đông Nam Bộ là vùng có kinh tế phát triển nhất nước ta?

Đông Nam Bộ là vùng có kinh tế phát triển nhất trong các vùng kinh tế của nước, đó là nhờ vùng hội tụ nhiều thế mạnh cả về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cũng như dân cư, xã hội.

* Vùng có vị trí địa lí thuận lợi

- Nằm ở vị trí trung tâm: giáp ĐBSCL, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, có mỗi quan hệ hai chiều với các vùng rất thuận lợi, đặc biệt là với ĐBSCL.
- Tiếp giáp biển, dễ dàng mở cửa giao lưu.
- Nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Nam Bộ.
- Gần thị trường các nước Đông Nam Á.

* Giàu có về tài nguyên để phát triển cả nông nghiệp lẫn công nghiệp, dịch vụ:

- Có nhiều diện tích đất badan, đất xám, nguồn nước dồi dào, khí hậu nhiệt đới cận xích đạo rất thuận lợi cho phát triển nông - lâm - ngư nghiệp, đặc biệt là phát triển cây công nghiệp nhịêt đới.
- Giáp biển, có ngư trường lớn, nhiều rừng ngập mặn ven bờ, ngư nghiệp có điều kiện để phát triển.
- Khoáng sản khá giàu có với dầu khí, đất sét, cao lanh tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp năng lượng, hoá chất, vật liệu xây dựng...
- Sông Đồng Nai có nguồn nước dồi dào, giao thông vận tải thuận lợi, tiềm năng thuỷ điện lớn...
- Tài nguyên du lịch phong phú: bãi biển Vũng Tàu, hồ Dầu Tiếng, rừng Cát Tiên..., bến Nhà Rồng, địa đạo Củ Chi, nhà tù Côn Đảo...

* Dân cư và xã hội

- Có dân số đông, lao động dồi dào, lành nghề, năng động. Có sức hút mạnh mẽ đối với lao động các vùng khác.
- Có cơ sở hạ tầng tốt nên có sức thu hút đầu tư mạnh.


2. Vì sao ĐNB có sức thu hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước?

- Đây là vùng công nghiệp phát triển, các chỉ số về thu nhập bình quân đầu người, học vấn, tuổi thọ cao hơn cả nước, đặc biệt là mức đô thị hoá của vùng.
- Và hiện nay do sức ép của dân số thất nghiệp và thiếu việc làm mà lao động từ nhiều vùng đổ về đây tìm kiếm cơ hội việc làm, đặc biệt với lao động có tay nghề cao.

3. Vì sao ĐNB có sức hút mạnh về vốn đầu tư nước ngoài?

Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với đầu tư nước ngoài:
- ĐNB có tiềm lực kinh tế lớn hơn các vùng khác.
- Vùng phát triển rất năng động có trình độ cao về phát triển kinh tế vượt trội.
- Số lao động có kĩ thuật, nhạy bén với các tiến bộ khoa học, tính năng động với nền sản xuất hàng hoá.


4. Nêu tình hình phát triển công nghiệp ở ĐNB. Tại sao TP.HCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất ĐNB và cả nước?

* Tình hình pt công nghiệp:

- Khu vực công nghiệp hiện chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu GDP, phát triển nhanh, cơ cấu khá cân đối, đã hình thành một số ngành công nghiệp hiện đại.
- Thành phố HCM, Vũng Tàu, Biên Hoà là các trung tâm kinh tế lớn của vùng. Tp.HCM chiếm hơn 50% giá trị sx công nghiệp của vùng.

* Tại sao TP.HCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất ĐNB và cả nước?

- Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất của cả nước, nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Có ưu thế về vị trí địa lý, đặc biệt có cảng Sài Gòn với năng lực bốc dỡ lớn nhất cả nước.
- Lịch sử khai thác lâu đời với 300 năm lịch sử.
- Dân đông, nguồn lao động đông đảo (đặc biệt là lực lượng lao động kĩ thuật).
- Kết cấu hạ tầng có số lượng và chất lượng cao nhất trong cả nước, đặc biệt là giao thông, thông tin liên lạc, khả năng cung cấp điện, nước. TP.HCM là đầu mối giao thông quan trọng nhất ở phía Nam.
- Được sự quan tâm của Nhà nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất.
- Có cơ cấu ngành công nghiệp khá đa dạng: Dệt, may mặc, chế biến lương thực thực phẩm, hoá chất, điện tử, cơ khí...


5. Tình hình phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ?

* Công nghiệp:

- Khu vực CN chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu GDP, phát triển nhanh, cơ cấu khá cân đối, đã hình thành một số ngành CN hiện đại.
- Tp.HCM, Vũng Tàu, Biên Hoà là các trung tâm KT lớn của vùng. Tp.HCM chiếm hơn 50% giá trị sx CN của vùng.

* Nông nghiệp:

- ĐNB là vùng chuyên canh cây CN lớn nhất nước ta (cây lâu năm + cây ngắn ngày). Cây CN lâu năm có cao su, hồ tiêu, điều; Cây CN hằng năm có lạc, đậu tương, mía,..
- Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản được chú trọng phát triển. Bò sữa nuôi nhiều ở ven Tp.HCM.
- Vấn đề thuỷ lợi có tầm quan trọng đặc biệt, rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn đang được quan tâm giữ gìn và phát triển..

* Dịch vụ:

- Hoạt động dịch vụ của vùng rất đa dạng.
- Tp.HCM là đầu mối GTVT quan trọng hàng đầu của vùng và cả nước.
- ĐNB dẫn đầu về HĐ xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài..
- Tp.HCM cũng là trung tâm du lịch lớn nhất nước ta, xuất phát nhiều chuyến đi Đà Lạt, Nha Trang, ĐBSCL..


** Tham khảo thêm:

1. Trả lời các câu hỏi về Vùng ĐÔNG NAM BỘ

2. Trả lời các câu hỏi về Vùng BẮC TRUNG BỘ và DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

3.
Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi về 7 vùng kinh tế ở nước ta



NGUỒN: Diễn Đàn Kiến Thức *


(Xin vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn bài viết này. Cảm ơn!)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

vàng

New member
Xu
0
6. Trình bày những đặc điểm của ngành công nghiệp vùng Đông Nam Bộ

- Trước ngày giải phóng miền Nam, CN phụ thuộc vào nước ngoài, chỉ gồm một số ngành, tập trung chủ yếu ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Hiện nay, công nghiệp giữ vai trò quan trọng, phát triển nhanh.

- Cơ cấu cân đối, đa dạng, gồm các ngành CN nặng, CN nhẹ, CN chế biển lương thực - thực phẩm, các ngành CN hiện đại (dầu khí, điện tử, công nghệ cao…).
- CN tập trung chủ yếu ở Tp.HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu. Tp.HCM không những là trung tâm CN lớn nhất vùng (50% giá trị sản lượng của vùng) mà còn lớn nhất nước. Vũng Tàu là trung tâm CN chuyên về ngành dầu khí.
- Sản xuất CN cũng còn một số khó khăn cần giải quyết: Thiếu nhiều loại tài nguyên, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất, chất lượng môi trường đang bị suy giảm.

7. Vì sao Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước?[FONT=&amp]
[/FONT]
* Điều kiện tự nhiên:
[FONT=&amp]
[/FONT]
- Đất badan, đất xám.
[FONT=&amp]
[/FONT]- Khí hận cận xích đạo.[FONT=&amp]
[/FONT]- Nguồn nước dồi dào, hệ thống sông Đồng Nai là nguồn nước tưới phong phú.....
[FONT=&amp]
[/FONT]* Kinh tế - xã hội:[FONT=&amp]
[/FONT]
- Lao động dồi dào, năng động.
[FONT=&amp]
[/FONT]- Dân cư có nhiều kinh nghiệm...[FONT=&amp]
[/FONT]- Nhiều cơ sở chế biến...[FONT=&amp]
[/FONT]- Nhiều máy móc.[FONT=&amp]
[/FONT]- Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước rộng lớn.[FONT=&amp]
[/FONT]- Trình độ dân trí cao.........

8. Tình hình sản xuất của công nghiệp Đông Nam Bộ thay đổi thế nào sau khi đất nước thống nhất? Kể tên các dòng sông chính ở Đông Nam Bộ?


Công nghiệp là thế mạnh của vùng. Có cơ cấu công nghiệp cân đối, có nhiều ngành quan trọng như khai thác chế biến dầu khí, điện tử,
công nghệ cao, chế biến lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng.
- Công nghiệp – Xây dựng chiếm tỉ trọng lớn(59,3%) trong cơ cấu kinh
tế của vùng và cả nước
Công nghiệp tập trung chủ yếu ở: Thành phố Hồ Chí Minh(50%), Biên Hoà, Bà Rịa - Vũng Tàu.


9. Phân tích vai trò Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp cả nước?

+ Đông Nam Bộ là vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tỉ trọng GDP của vùng so với cả nước lớn. Giá trị gia tăng bình quân đầu người đạt 17,84 triệu đồng gấp 2,6 lần mức thu nhập bình quân cả nước năm 2002
+ Công nghiệp là thế mạnh của vùng. Sản xuất công nghiệp chiếm 56,6% so giá trị sản lượng cong nghiệp của cả nước
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía nam có 3 trung tâm kinh tế lớn : TP Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Bà Rịa Vũng Tàu tạo nên 3 cực tam giác phát triển công nghiệp đã đạt trình độ cao về phát triển kinh tế, vượt trước nhiều mặt so với các vùng khác trên cả nước.


10. Nông nghiệp ĐNB có cây công nghiệp nào, cây ăn quả nào?

Cây công nghiệp: cây cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, mía, đậu tương, thuốc lá,..


11. Công nghiệp ĐNB có những ngành chính nào?

+ Ngành khai thác dầu, hoá dầu, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực, thực phẩm xuất khẩu, hàng tiêu dùng.



** Tham khảo thêm:

1. Trả lời các câu hỏi về Vùng ĐÔNG NAM BỘ

2. Trả lời các câu hỏi về Vùng BẮC TRUNG BỘ và DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

3.
Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi về 7 vùng kinh tế ở nước ta



NGUỒN:
Diễn Đàn Kiến Thức *
.

(Xin vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn bài viết này. Cảm ơn!) .
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

vàng

New member
Xu
0
12. Vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước ở các sông vùng Đông Nam Bộ?

- Để phát triển bền vững thì đất và nguồn nước là hai yếu tố có nghĩa hàng đầu.

- Đối với Đông Nam Bộ, tài nguyên rừng của vùng không nhiều và giàu có nhưng lại có ý nghĩa nhiều mặt:
+ Rừng đầu nguồn bảo vệ nguồn nước cho các công trình thủy lợi, thuỷ điện của vùng. Thuỷ lợi, thuỷ điện vốn có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng (thuỷ lợi Dầu Tiếng là công trình thuỷ lợi lớn nhất nước ta, thuỷ điện Trị An, Thác Mơ, Cần Đơn đảm bảo nhu cầu điện rất lớn của vùng...).
+ Rừng cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất giấy, cung cấp gỗ, củi cho các thành phố.
+ Rừng phụ vụ cho phát triển du lịch (rừng Nam Cát Tiên, khu bảo tồn sinh thái Cần Giờ...).
+ Rừng ngập mặn ven biển chắn sóng, gió bão, bồi đắp phù sa, tạo môi trường để nuôi trồng thuỷ sản.
- Đối với các sông: Hiện nay ở Đông Nam Bộ, kinh tế phát triển mạnh, nhất là công nghiệp, đô thị hoá nhanh, nên chất thải của công nghiệp và sinh hoạt rất lớn, đang đe dạo các dòng sông. Sự ô nhiễm của các dòng sông sẽ tác động xấu đến việc cung cấp nước cho sinh hoạt của các thành phố, nước cho nông nghiệp và đặc biệt là tác động xấu đến ngành du lịch.


13. Nêu vai trò của 2 hồ Dầu Tiếng và Trị An đối với phát triển nông nghiệp vùng ĐNB.

- Hồ Trị An: Điều tiết nước cho nhà máy thuỷ điện Trị An (Công suất 400 MW). Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, cây công nghiệp, khu công nghiệp, đô thị tỉnh Đồng Nai..
- Hồ Dầu Tiếng: Công trình thuỷ lợi lớn nhất nước ta hiện nay, rộng 270 km2. Chứa 1,5 tỉ m3 nước.
- Đảm bảo tưới tiêu cho hơn 170 nghìn ha đất thường xuyên thiếu nước về mùa khô của tỉnh Tây Ninh và huyện Củ Chi - Thành Phố Hồ Chí Minh.


14. Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển ngành dịch vụ?[FONT=&amp]
[/FONT]
-
Dễ dàng giao lưu kinh tế, văn hoá với các vùng và các nước trong khu vực.[FONT=&amp]
[/FONT]- Giàu tiềm năng kinh tế biển (...).[FONT=&amp]
[/FONT]- Nhiều địa danh lịch sử, văn hoá và du lịch nổi tiếng (...).[FONT=&amp]
[/FONT]- Là vùng kinh tế năng động, tỉ lệ dân thành thị cao (55,5%).[FONT=&amp]
[/FONT]- Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP của vùng.[FONT=&amp]
[/FONT]- Thu hút được nhiều sự đầu tư của nước ngoài.[FONT=&amp]
[/FONT]- Tập trung nhiều thành phố, đông dân.[FONT=&amp]
[/FONT]- Tập trung nhiều lao động của khu vực phía nam và cả nước.[FONT=&amp]
[/FONT]- Lao động dồi dào, lành nghề, năng động...................

15. Vai trò của các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đối với cả nước?

Vùng kinh tế trọng điểm phía nam có vai trò rất quan trọng, đóng góp lớn nhất cho kinh tế việt nam. Chiếm gần 60% thu ngân sách, trên 70% kinh ngạch xuất khẩu. Là khu vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước. Đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các vùng lân cận trong nước...


** Tham khảo thêm:

1. Trả lời các câu hỏi về Vùng ĐÔNG NAM BỘ

2. Trả lời các câu hỏi về Vùng BẮC TRUNG BỘ và DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

3.
Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi về 7 vùng kinh tế ở nước ta



NGUỒN: Diễn Đàn Kiến Thức *
.

(Xin vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn bài viết này. Cảm ơn!) .
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
93
- Vì sao Đông Nam Bộ được gọi là vùng rất năng động?
- Nêu tình hình phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ ?
- Vì sao Đông Nam Bộ là vùng nuôi vịt mạnh nhất nước ta?
 

missyouloveyou

New member
Xu
44
Câu 1:
- Có địa hình thuận tiện
- Là vùng tứ giác kinh tế trọng điểm
- Tập trung phát triển giao thông vận tải với bước đột phá mạnh mẽ, tạo tiền đề đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu là vùng đi đầu trong CNH, HÐH, thu hút đầu tư nước ngoài và hội nhập kinh tế quốc tế.


Câu 2:
-
Đông Nam Bộ là vùng có kinh tế phát triển nhất Việt Nam , dân số đông và dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, GDP, cũng như nhiều yếu tố xã hội khác.Vốn thu hút nước ngoài của khu vực này dẫn dầu cả nước nổi bật ở các tỉnh: Đồng Nai ,Bình DươngThành phố Hồ Chí Minh. Gần dây, Vũng Tàu cũng thu hút khá nhiều dự án và vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2006, Vũng Tàu là tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài cao nhất cả nước với hơn 1,1 tỷ USD.
- Gồm
Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Cả 4 tỉnh, thành trên đều thuộc vùng Đông Nam bộ, chiếm một diện tích khiêm tốn so với cả nước, nhưng đóng góp của 4 địa phương này đối với quốc gia là rất lớn và có những ảnh hưởng đặc biệt quan trọng, mang tính quyết định đối với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Theo số liệu năm 2004 thì tứ giác kinh tế này chiếm: 37,40% GDP cả nước, đóng góp 55,76% ngân sách, giá trị sản xuất công nghiệp 47,12%...Thành phố Hồ Chí MinhTrung tâm thương mại và kinh tế của khu vực. Được ví là Hòn ngọc Viễn Đông, Thành phố Hồ Chí Minh với lịch sử hơn 300 năm đã khẳng định vị trí hàng đầu, trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, du lịch, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế lớn nhất nhì cả nước. Nằm tại ngã tư quốc tế, giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, Đông sang Tây, được xem là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là cửa ngõ lớn của Việt Nam thông ra thế giới.
Đồng NaiTrung tâm công nghiệp lớn nhất trong vùng, với trung tâm là Thành phố Biên Hoà và các huyện như: Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom là bahuyện công nghiệp lớn của Đồng Nai thu hút nhiều đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tập trung lớn và quy mô. Bốn huyện thành này tạo thànhtrung tâm công nghiệp của tỉnh và của cả khu vực Đông Nam Bộ.
Trong đó, Nhơn Trạch là một thành phố công nghiệp thuộc tỉnh của Đồng Nai trong tương lai. Huyện Trảng BomLong Thành cũng là trung tâm của các dự án lớn và là các đô thị phát triển trong tương lai của tỉnh Đồng Nai.
Bình Dương là một tỉnh năng động trong thu hút vốn nước ngoài cùng với tỉnh Đồng Nai. Với các thị xã công nghiệp nổi bật như Dĩ An, Thuận An và Thành phố Thủ Dầu Một khiến cho tỉnh nhỏ bé này phát triển vào loại nhất nhì trong khu vực. Những phát triển của Bình Dương dang góp phần to lớn cho sự phát triển bền vững và phát triển nhất của khu vực đối với cả nước. Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng TàuĐồng Nai, Bình Dương hợp chung thành tứ giác phát triển nhất cả nước. Khu tứ giác này góp 48,6% trong ngân sách quốc gia. Theo kế hoạch, đến năm 2020, Bình Dương sẽ trở thành đô thị loại 1 và là thành phố trực thuộc trung ương.
Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm du lịch, khai thác - lọc - hóa dầu khí trọng đểm. Nhắc đến Bà Rịa - Vũng Tàu người ta liên tưởng ngay đến các thế mạnh của tỉnh gắn liền với biển là công nghiệp khai thác dầu mỏ, vận tải hàng hải, dịch vụ du lịch và khai thác hải sản. Với trữ lượng 900 - 1.200 triệu mét khối dầu mỏ và 360 tỷ mét khối khí đối, BR-VT đang đứng đầu quốc gia về lĩnh vực này. Sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ đã thúc đẩy nền kinh tế BR-VT tăng trưởng đáng kể. GDP đầu người năm 2004 kể cả dầu khí tăng gấp 5,33 lần, không kể dầu khí tăng gấp 10 lần so với năm 1992 (khi mới thành lập tỉnh). Cùng với việc khai thác dầu mỏ, các ngành công nghiệp liên quan cũng đồng thời phát triển theo như công nghiệp sử dụng khí làm nguyên liệu, nhiên liệu, khí hóa lỏng, phân đạm, nhựa, hóa chất...
Tương lai của khu vực này là các dự án lớn như: Đường cao tốc Dầu Giây-Long Thành-Thành phố Hồ Chí Minh, sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai),đường cao tốc Biên Hoà-Vũng Tàu, thành phố mới Nhơn Trạch (Đồng Nai), cầu Đồng Nai mới, các trung tâm công nghiệp mới Trảng Bom, Long Thành, (Đồng Nai), đô thị hoá các huyện trung tâm tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu.


 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top