• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Câu hỏi trắc nghiệm về kim loại trong các đề thi chính thức

Kina Ngaan

Active member
Kim loại là một chương quan trọng của chương trình hoá học 12. Kim loại đã xuất hiện nhiều trong đề thi tốt nghiệp THPT quá các năm. Vì vậy, cần chú ý học tập và rèn luyện lượng kiến thức này đầy đủ, hiệu quả nhất.


Câu 1: (Đề TN THPT QG – 2021) Kim loại dẫn điện tốt nhất là
A. Au. B. Ag. C. Al. D. Cu.

Câu 2: (Đề THPT QG - 2016) Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là
A. W. B. Cr. C. Pb. D. Hg.

Câu 3: (Đề TN THPT QG – 2021) Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?
A. Na. B. Li. C. Hg. D. K.

Câu 4: (Đề THPT QG - 2018) Kim loại nào sau đây có tính dẫn nhiệt tốt nhất?
A. Cu. B. Ag. C. Au. D. Al.

Câu 5: (Đề THPT QG - 2018) Kim loại nào sau đây có độ cứng cao nhất?
A. Cr. B. Al. C. Ag. D. Fe.

Câu 6: (Đề MH – 2021) Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
A. Cr. B. Ag. C. W. D. Fe.

Câu 7: (Đề MH lần II - 2017) Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là
A. Hg. B. Cs. C. Al. D. Li.

Câu 8: (Đề TSĐH B - 2008) Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là
A. vôi sống. B. cát. C. muối ăn. D. lưu huỳnh.

Câu 9: (Đề TSCĐ - 2008) Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 (đặc, nguội). Kim loại M là
A. Al. B. Zn. C. Ag. D. Fe.

Câu 10: (Đề TSCĐ - 2011) Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội là:
A. Fe, Al, Cr. B. Cu, Fe, Al. C. Cu, Pb, Ag. D. Fe, Mg, Al.

Câu 11: (Đề TSĐH A - 2013) Cho phương trình phản ứng: aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + dNO + eH2O. Tỉ lệ a: b là
A. 1: 3. B. 2: 3. C. 2: 5. D. 1: 4.

Câu 12: (Đề TNTHPT QG – 2020) Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl sinh ra khí H2?
A. BaO. B. Mg. C. Ca(OH)2. D. Mg(OH)2.

Câu 13: (Đề TSĐH A - 2014) Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Na. B. Al. C. Mg. D. Cu.

Câu 14: (Đề TSCĐ - 2014) Cho phương trình hóa học:
aAl + bH2SO4 → cAl2(SO4)3 + dSO2 + eH2O. Tỉ lệ a: b là
A. 1: 1. B. 2: 3. C. 1: 3. D. 1: 2.

Câu 15: (Đề MH – 2021) Kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl sinh ra khí H2?
A. Fe. B. Cu. C. Ag. D. Au.

Câu 16: (Đề THPT QG - 2016) Kim loại sắt không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. H2SO4 đặc, nóng. B. HNO3 loãng. C. H2SO4 loãng. D. HNO3 đặc, nguội.

Câu 17: (Đề THPT QG - 2018) Kim loại Al không tan trong dung dịch
A. HNO3 loãng. B. HCl đặc. C. NaOH đặc. D. HNO3 đặc, nguội.

Câu 18: (Đề TSCĐ - 2012) Dung dịch loãng (dư) nào sau đây tác dụng được với kim loại sắt tạo thành muối sắt(III)?
A. H2SO4. B. HNO3. C. FeCl3. D. HCl.

Câu 19: (Đề MH lần I - 2017) Cho dãy các kim loại: Al, Cu, Fe, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 20: (Đề MH lần II - 2017) Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch FeSO4 và dung dịch HNO3 đặc, nguội?
A. Mg. B. Al. C. Cr. D. Cu.

Câu 21: (Đề THPT QG - 2019) Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch HCl?
A. Al. B. Ag. C. Mg. D. Zn.

Câu 22: (Đề THPT QG - 2019) Kim loại nào sau đây tan trong nước ở điều kiện thường?
A. Al. B. Cu. C. Na. D. Fe.

Câu 23: (Đề TN THPT QG – 2021) Kim loại phản ứng với dung dịch HCl loãng sinh ra khí H2 là
A. Hg. B. Cu. C. Ag. D. Mg.

Câu 24: (Đề THPT QG - 2019) Kim loại nào sau đây không tan được trong H2SO4 loãng?
A. Cu. B. Al. C. Mg. D. Fe.

Câu 25: (Đề TSĐH B - 2014) Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường?
A. Mg. B. Fe. C. Al. D. K.

Câu 26: (Đề TN THPT QG – 2021) Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được khí H2?
A. Au. B. Cu. C. Mg. D. Ag.

Câu 27: (Đề THPT QG - 2015) Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước?
A. Be. B. Na. C. Ba. D. K.

Câu 28: (Đề MH – 2021) Kim loại nào sau đây tác dụng với nước thu được dung dịch kiểm?
A. Al. B. K. C. Ag. D. Fe.

Câu 29: (Đề TSCĐ - 2013) Kim loại Ni đều phản ứng được với các dung dịch nào sau đây?
A. MgSO4, CuSO4. B. NaCl, AlCl3. C. CuSO4, AgNO3. D. AgNO3, NaCl.

Câu 30: (Đề THPT QG - 2015) Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?
A. CuSO4. B. MgCl2. C. FeCl3. D. AgNO3.

Câu 31: (Đề THPT QG - 2016) Phương trình hóa học nào sau đây sai?
A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.
B. Fe + ZnSO4 (dung dịch) → FeSO4 + Zn.
C. H2 + CuO → Cu + H2O.
D. Cu + 2FeCl3 (dung dịch) → CuCl2 + 2FeCl2.

Câu 32: (Đề THPT QG - 2017) Hai dung dịch nào sau đây đều tác dụng được với kim loại Fe?
A. CuSO4, HCl. B. HCl, CaCl2. C. CuSO4, ZnCl2. D. MgCl2, FeCl3.

Câu 33: (Đề THPT QG - 2018) Kim loại Fe không phản ứng với dung dịch
A. HCl. B. AgNO3. C. CuSO4. D. NaNO3.

Câu 34: (Đề THPT QG - 2018) Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe phản ứng được với dung dịch
A. FeCl2. B. NaCl. C. MgCl2. D. CuCl2.

Câu 35: (Đề THPT QG - 2019) Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?
A. Cu. B. Fe. C. Al. D. Ag.

Câu 36: (Đề TN THPT QG – 2021) Kim loại nào sau đây có tính khử yếu hơn kim loại Cu?
A. Zn. B. Ag. C. Mg. D. Fe.

Câu 37: (Đề THPT QG - 2019) Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất?
A. Ag. B. Na. C. Al. D. Fe.

Câu 38: (Đề TN THPT QG – 2021) Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh hơn kim loại Al?
A. Fe. B. Cu. C. Mg. D. Ag.

Câu 39: (Đề TSCĐ - 2007) Cho các ion kim loại: Zn2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Pb2+. Thứ tự tính oxi hoá giảm dần là
A. Pb2+ > Sn2+ > Fe2+ > Ni2+ > Zn2+.
B. Sn2+ > Ni2+ > Zn2+ > Pb2+ > Fe2+.
C. Zn2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Pb2+.
D. Pb2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Zn2+.

Câu 40: (Đề TSCĐ - 2012) Cho dãy các ion: Fe2+, Ni2+, Cu2+, Sn2+. Trong cùng điều kiện, ion có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy là
A. Sn2+. B. Cu2+. C. Fe2+. D. Ni2+.

Câu 41: (Đề TNTHPT QG – 2020) Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?
A. Mg. B. Cu. C. Al. D. Na.

Câu 42: (Đề MH lần II - 2017) Trong các ion sau: Ag+, Cu2+, Fe2+, Au3+. Ion có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. Ag+. B. Cu2+. C. Fe2+. D. Au3+.

Câu 43: (Đề MH - 2018) Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất?
A. Ag. B. Al. C. Fe. D. Cu.

Câu 44: (Đề TNTHPT QG – 2020) Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất
A. Mg2+. B. Zn2+. C. Cu2+. D. Al3+.

Câu 45: (Đề TNTHPT QG – 2021) Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất?
A. Cu2+. B. Na+. C. Mg2+. D. Ag+.

Câu 46: (Đề TSĐH A - 2007) Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hoá là (biết trong dãy điện hóa, cặp Fe3+/Fe2+ đứng trước cặp Ag+
/Ag):
A. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+.
B. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+.
C. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+.
D. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+.

Câu 47: (Đề TSCĐ - 2008) Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.
B. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.
C. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.

Câu 48: (Đề TSĐH B - 2013) Cho phương trình hóa học của phản ứng:
2Cr + 3Sn2+ → 2Cr3+ + 3Sn. Nhận xét nào sau đây về phản ứng trên là đúng?
A. Cr là chất khử, Sn2+ là chất oxi hóa. B. Cr là chất oxi hóa, Sn2+ là chất khử.
C. Sn2+ là chất khử, Cr3+ là chất oxi hóa. D. Cr3+ là chất khử, Sn2+ là chất oxi hóa.

Câu 56: (Đề TSCĐ - 2009) Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau: Mg2+/Mg; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Dãy chỉ gồm các chất, ion tác dụng được với ion Fe3+ trong dung dịch là:
A. Mg, Fe2+, Ag. B. Mg, Cu, Cu2+. C. Mg, Fe, Cu. D. Fe, Cu, Ag+.

Câu 57: (Đề TSĐH A - 2010) Các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 là:
A. MgO, Na, Ba. B. Zn, Ni, Sn. C. Zn, Cu, Fe. D. CuO, Al, Mg.

Câu 58: (Đề TSCĐ - 2010) Cho các dung dịch loãng: (1) FeCl3, (2) FeCl2, (3) H2SO4, (4) HNO3, (5) hỗn hợp gồm HCl và NaNO3. Những dung dịch phản ứng được với kim loại Cu là:
A. (1), (3), (5). B. (1), (2), (3). C. (1), (3), (4). D. (1), (4), (5).

Câu 59: (Đề TSCĐ - 2010) Cho biết thứ tự từ trái sang phải của các cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá (dãy thế điện cực chuẩn) như sau: Zn2+/Zn; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+
/Ag. Các kim loại và ion đều phản ứng được với ion Fe2+ trong dung dịch là:
A. Zn, Ag+. B. Ag, Cu2+. C. Ag, Fe3+. D. Zn, Cu2+.

Câu 60: (Đề TSCĐ - 2011) Dãy gồm các ion đều oxi hóa được kim loại Fe là
A. Fe3+, Cu2+, Ag+.
B. Zn2+, Cu2+, Ag+.
C. Cr2+, Au3+, Fe3+.
D. Cr2+, Cu2+, Ag+.

Câu 61: (Đề TSCĐ - 2012) Cho dãy các kim loại: Cu, Ni, Zn, Mg, Ba, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch FeCl3 là
A. 6. B. 4. C. 3. D. 5.

Câu 62: (Đề MH – 2021) Cho từ từ đến dư kim loại X vào dung dịch FeCl3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa hai muối. X là kim loại nào sau đây?
A. Mg. B. Zn. C. Cu. D. Na.

Câu 63: (Đề TSĐH A - 2013) Cho các cặp oxi hóa - khử được sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các ion kim loại: Al3+/Al; Fe2+/Fe; Sn2+/Sn; Cu2+/Cu. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho sắt vào dung dịch đồng(II) sunfat.
(b) Cho đồng vào dung dịch nhôm sunfat.
(c) Cho thiếc vào dung dịch đồng(II) sunfat.
(d) Cho thiếc vào dung dịch sắt(II) sunfat.
Trong các thí nghiệm trên, những thí nghiệm có xảy ra phản ứng là:
A. (a) và (b). B. (b) và (c). C. (a) và (c). D. (b) và (d).

Câu 64: (Đề THPT QG - 2017) Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các dung dịch: FeCl3, Cu(NO3)2, AgNO3, MgCl2. Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.

Câu 65: (Đề THPT QG - 2018) Cho các chất: NaOH, Cu, Ba, Fe, AgNO3, NH3. Số chất phản ứng được với dung dịch FeCl3 là
A. 6. B. 4. C. 3. D. 5.

Sưu tầm
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top