• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Cảm nhận về tác phẩm Thư dụ Vương Thông lần nữa

Ngọc Suka

Cộng tác viên
Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn nêu Cảm nhận của em khi đọc Thư dụ Vương Thông lần nữa trích Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi.

Nguyễn Trãi không chỉ là một nhà thơ nhà văn mà còn là một quân sư đắc lực cho vua Lê Lợi. Con người thiên tài ấy không chỉ sáng tác thơ văn yêu nước, thơ văn ẩn dật thể hiện cuộc sống của cư sĩ chán cảnh quan trường, thơ văn thể hiện tình yêu thiên nhiên cuộc sống và con người mà còn có cả mảng thơ văn thể hiện sự sáng suốt của một quân sư trung thành. Nguyễn Trãi không trực tiếp ra trận nhưng bằng ngòi bút cua mình để giúp vua. Ông không chỉ là một nhà thơ trữ tình mà còn là nhà thơ chính luận xuất sắc. Bên cạnh tác phẩm nổi tiếng bình ngô đại cáo thì ta còn có thể kể đến tác phẩm quân trung tư mệnh tập đặc biệt đoạn trích Thư dụ Vương Thông lần nữa thể hiện rõ sự sáng suốt tinh nhạy của một quân sư giỏi. Đặc biệt đoạn trích muốn thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình và ý chí quyết thắng của nhân dân ta.

Quân trung từ mệnh tập là quyển thứ tư của Ức Trai thi tập. Tác phẩm này có tất cả 42 bài gồm cả thư viết cho bọn giặc Minh và bọn ngụy quân, vừa là biểu cầu phong, dụ gửi tướng sĩ ở Thanh Hóa khen thưởng vì đã có công đánh giặc.

Đoạn trích Thư gửi Vương Thông lần nữa là lá thư số 35 trong tập Quân Trung Từ mệnh tập. Có thể nói đây là đoạn trích có nội dung và nghệ thuật hay nhất. Chính bởi lá thư ấy mà Nguyễn Trãi đã đạt được nguyện vọng “ta không đánh mà giặc vẫn tan”.

Khi phò tá cho vua Lê Lợi , Nguyễn Trãi có nhiệm vụ soạn thảo các thu từ cho nhà Minh. Ở thời trung đại, thư ban đầu là tên chung của một loại thư tín viết để trao đổi thông tin bày tỏ tình cảm. Về sau thư gửi vua gọi là biểu và tấu và ở đây thư là ban việc công việc chiến, việc hòa bình nên mang đậm chất chính luận.

cam%20nghi%20ve%20thu%20du%20vuong%20thong%20lan%20nua.jpg


Thư dụ Vương Thông lần nữa được viết vào hoàn cảnh quân ta đang vây hãm thành Đông Quan, quân địch trong thành thì khốn đốn. Bức thư viết nhầm dụ giặc ra hàng và rút quân về nước “Các ông là những người xét rõ sự cơ, hiểu sâu thời thế, vậy nên chém đầu Phương Chính, Mã Kì đem đến cửa quân dâng nộp. Như vậy, trong thành sẽ tránh được nạn cá thịt, trong n¬ước sẽ khỏi vạ đau thương, hoà hiếu lại thông, can qua xếp bỏ”. bức thư được viết vào khoảng tháng 2 năm 1427 nhưng sau khi Liễu Thăng bị giết ở Gò Mã ngay lập túc Vương Thông ra đầu hàng mà không chờ xin lệnh của vua Minh.
Bức thư ấy gồm có ba phần rõ rệt mở đầu, nội dung, kết thúc. Mỗi một phần có một nhiệm vụ khác nhau và kết cấu cũng như nội dung chặt chẽ ấy đã giúp Nguyễn trãi đuổi được quân Minh ra khỏi thành Đông Quan.

Thứ nhất là đoạn mở đầu, tác giả bắt đầu bằng những tư tưởng về thời thế đối với người dùng binh. Nào là người dùng binh phải biết thời thế khi nào đánh khi nào ngưng, mà trong thời thê này thì chỉ có cách là rút quân về nước không thì chuốc lấy bại vong. Không thì đem quân ra thành để so tài cao thấp. Có thể nói những tư tương về tài dùng binh của Nguyễn Trãi rất đúng đắn và hợp tình thế nên những ai là tướng nắm rõ luật dùng binh thì có thể hiểu rõ mà không phải nói nhiều. Từ hoàn cảnh cụ thể của hai bên Nguyễn Trãi rất sắc sảo phân tích tình hình qua từng lời dụ. Việc làm ấy thể hiện ông tuy là nhà nho nhưng lại rất am hiểu về binh thư yếu lược. Không chỉ vậy nó còn thể hiện sự yêu chuộng hòa bình của dân tộc ta, dĩ hòa vi quý không muốn hai bên tổn thất thêm nữa. Tuy nhiên nếu chúng ngoan cố muốn chiếm nước tới cùng thì quân ta không bao giờ lùi bước. Tuy chúng ta nắm thế chủ động trên chiến trường nhưng đối với từng tướng ta lại có cách khác nhau,mỗi lần một khác đều linh hoạt. Tác giả phân tích thời thế rồi sử dụng cương hay nhu. Ví dụ như Vương Chính ,Mã Kì tàn ác ngoan cố hì tiêu diệt còn Vương Thông, Sơn Thọ thì phân tích tình hình khuyên nhủ. Cuối cùng đề là khuyên hàng không thì khích tướng để dụ chúng ra trận mau chóng kết thúc. Bức thư vừa có tình lại vừa thể hiện ý chí quyết đuổi giặc về nước.

Tiếp đó Nguyễn Trãi nói về cái thế của nhà Minh ở Trung Quốc, lại nói cái thế quân Minh ở Đông Quan rồi chỉ ra sáu nguyên nhân bại vong của giặc. Cái thế của nhà Minh ở Trung Quốc có ba điều bất lợi: Chính sách hà khấc tất dẫn đến diệt vong. Phía Bắc có giặc Thiên Nguyên đe dọa. Trong nước có nội loạn ở Tầm Châu. Bằng những dẫn chứng lịch sử cụ thể Nguyễn Trãi đã nêu lên cả tình hình rối ren của Trung Quốc lúc bấy giờ. Ngày xưa nhà Tần thôn tính sáu nước, chuyên chế bốn bề không lo đức chính mất nước nhà tan. Nhà Ngô mạnh không bằng nhà Tần mà lại quá hà khắc. Khá hay cho sự khích tướng của Nguyễn Trãi khi nói Trung Quốc suy thoái lại đi nhờ uy Trương Phụ đâu có đáng mặt trượng phu chỉ đáng làm đàn bà thôi. Mà chí làm trai thời trung đại lớn lắm đàng hoàng là một bậc trượng phu mà bị ví như đàn bà thì thật nhục lắm. Trong tình thế hiện nay mà Trương Phụ có đem quân đén thì cũng chỉ là đi vào chỗ chết. Không những thế Nguyễn trãi còn phân tích cái khốn của quân Minh trong thành Đông Quan. Chúng mệt mỏi rệu rã lương không có ăn, tinh thần chiến đấu giảm xuống. Khi đó quân ta chưa cần giết thì chúng cũng tự giết nhau rồi.

Từ những phân tích tình hình sắc sảo trên Nguyên Trãi đưa ra sáu nguyên nhân khiến chúng bại trận. Thứ nhất là những khó khăn chồng chất mà chúng đang gặp phải, không thể vượt qua. Nguyên nhân thứ hai là không có viện binh đến cứu, giặc Minh ở Đông Quan rơi vào tình cảnh “nước xa không cứu được lửa gần”. Nguyên nhân thứ ba là triều đình nhà Minh đang phải lo đối phó với quân Nguyên, không rỗi mà quan tâm đến tình cảnh bi đát của đám tướng sĩ xâm lược ở nước Nam. Nguyên nhân thứ tư là nội chiến xảy ra liên miên khiến cho dân chúng sống dưới triều đại nhà Minh không được yên ổn, đâm ra chán nản và thất vọng. Nguyên nhân thứ năm là ở triều đình nhà Minh, bọn gian thần chuyên chính, nội bộ lục đục tranh giành quyền lực, gây ra cảnh nồi da xáo thịt. Nguyên nhân thứ sáu là lực lượng nghĩa quân Lam Sơn càng ngày càng mạnh mẽ, trong khi quân Minh ngày càng mỏi mệt, nhụt chí chiến đấu.

Chỉ sáu tháng sau khi bức thư này được gửi đi, hai cánh quân do Liễu Thăng chỉ huy kéo vào Lạng Sơn . Mộc Thạnh chỉ huy năm vạn quân vào Lào Cai cả hai viện binh đều thất bại thảm hại. Qua đó ta thấy sáu cái cớ mà tác giả nêu ra đã thể hiện cái nhìn xa trông rộng của ông.
Cuối bức thư ông vạch ra hai con đường đi cho giặc một là rút quân về nươc hai là nếu ngoan cố và hiếu chiến thì sẽ “ra giao chiến ở giữa đồng bằng để quyết một trận thư hùng” chứ đừng “ngồi rũ một xó hang ngồi bắt chước cái lối đàn bà mà mang cái nhục khăn yếm như thế”.

Như thế có thể thấy rõ Nguyễn Trãi đã viết lên một bản đồ phân tích chiến sự rõ ràng và thuyết phục, chỉ ngặt một nỗi Vương Thông không nghe thì kết cục vẫn cứ là thất bại thảm hại mà thôi. Với giọng văn lúc khoan thai nhịp nhang như khuyên bảo nhưng khi đe dọa khích tướng thì mới cay nghiệt làm sao. Hay cả khi đe dọa thì ý chí ngút ngàn tác giả đã tỏ ra rất khôn khéo trong việc tấn công tinh thần của địch. Những câu nói ngắn gọn nhưng súc tích mà lại truyền tải nội dung lớn.

Qua đây ta hiểu thêm về con người Nguyễn Trãi cũng như mảng văn chương chính luận của ông. Nguyễn Trãi khôn chỉ giỏi yêu thiên nhiên yêu con người mà còn giỏi tấn công tinh thần địch làm cho chúng đã rệu rã khốn đốn lại càng khốn đốn nhiều hơn nữa. Phải chăng Nguyễn trãi đã sử dụng ngòi bút của mình như một vũ khí để đánh bại kẻ thù xâm lược.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top