• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, kĩ thuật, lịch sử…Chính tác động đó lên các hoạt động nông nghiệp trên các vùng lãnh thổ khác nhau của nước ta đã là cơ sở cho tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Cùng mình tìm hiểu về bài ''tổ chức lãnh thổ nông nghiệp'' qua một số bài tập dưới đây nhé

Bài tập về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Câu 1: Dựa vào bảng 25.1 (SGK trang 107), đối chiếu với bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam), hãy trình bày các đặc điểm chủ yếu của một vùng nông nghiệp (ví dụ vùng Đồng bằng sông Hồng).

Bài làm:
Đặc điểm chủ yếu của vùng đồng bằng Sông Cửu Long là:
* Điều kiện sinh thái NN
  • Các dải phù sa ngọt, các vùng đất phèn, đất mặn.
  • Vịnh biển nông, ngư trường rộng.
  • Các vùng rừng ngập mặn có tiềm năng để nuôi trồng thủy sản.
* Điều kiện Kinh tế – xã hội
  • Có thị trường rộng lớn là vùng ĐNB.
  • Điều kiện GTVT thuận lợi.
  • Có mạng lưới đô thị vừa và nhỏ, có các cơ sở CN chế biến.
* Trình độ thâm canh
  • Trình độ thâm canh cao. SX hàng hóa, sử dụng nhiều máy móc, vật tư NN.
* Chuyên môn hóa SX
  • Lúa, lúa có chất lượng cao.
  • Cây CN ngắn ngày (mía, đay, cói).
  • Cây ăn quả nhiệt đới.
  • Thủy sản (đặc biệt là tôm).
  • Gia cầm (đặc biệt là vịt đàn).

Câu 2: Đọc bảng 25.2 (SGK trang 109), theo hàng ngang, hãy nêu đặc điểm phân bố sản xuất lúa gạo và thuỷ sản nước ngọt; theo cột, trình bày các sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hoá của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long; xu hướng thay đổi trong sản xuất các sản phẩm này.

Bài làm:
Đầu tiên nhìn tho hàng ngang vào bảng 25.2 ở dòng đầu tiên lúa gạo ta thấy:
- Lúa gạo tập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long, tiếp đó là vùng đồng bằng Sông Hồng. Tập trung trung bình ở ba vùng, trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ. Tập trung ít ở hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
- Thuỷ sản nước ngọt: tập trung rất cao ở Đồng bằng sông Cửu Long, cao ở Đồng bằng sông Hồng, trung bình ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ, không đáng kể ở Bắc Trung Bộ.
Quan sát theo cột ta thấy:
- Sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hóa của đồng bằng sông Hồng là lúa, rau, đay, cói, lợn, thủy sản… Trong đó, lợn, cói, thủy sản nước ngọt (xu hướng tăng), Ria cầm (xu hướng tăng mạnh), đay (xu hướng giảm).
- Sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hóa của đồng bằng sông Cửu Long là: lúa gạo, gia cầm, lợn, dừa, đay, cói, thủy sản… Trong đó, lúa gạo, gia cầm (xu hướng tăng mạnh), lợn, thủy sản nước ngọt, dừa, đay, cói (xu hướng tầng), mía.

Câu 3: Quan sát hình 25 (trang 111 SGK) và dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao kinh tế trang trại lại rất phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Bài làm:
- Quan sát hình 25 biểu đồ về số lượng trang trại phân theo năm thành lập và theo vùng ta thấy: Vùng đồng bằng sông Cửu Long có số lượng trang trại lớn nhất với 56.582 trang trại cao nhất cả nước.
- Sở dĩ như vậy là vì: Ở đây có diện tích đất phù sa lớn. Mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn, có rừng ngập mặn ven biển cũng như rừng tràm trên đất phèn…Bên cạnh đó, còn nhờ vào các chính sách phát triển, thị trường tiêu thụ rộng lớn, người dân có kinh nghiệm sản xuất hàng hóa…

Câu 4: Hãy lấy ví dụ chứng minh rằng các điều kiện tự nhiên tạo ra nền chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp, còn các nhân tố kinh tế - xã hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hóa đó.

Bài làm:
- Chúng ta thường nghe rằng: “các điều kiện tự nhiên tạo ra nói chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp, còn các nhân tố kinh tế - xã hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hóa đó”.
- Đó là điều hoàn toàn đúng bởi vì:
* Thứ nhất, điều kiện tự nhiên tạo ra nền chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp.
Rõ ràng, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào các nhân tố tự nhiên, đặc biệt là đất và khí hậu. Trong điều kiện của nền kinh tế tự cấp, tự túc, sản xuất nhỏ thì sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp bị chi phối chủ yếu bởi các điều kiện tự nhiên.
- Ví dụ: Nước ta có 2 nhóm đất chính là đất feralit ở miền núi (thích hợp để trồng các cây công nghiệp lâu năm) và đất phù sa cổ ở đồng bằng (thích hợp trồng các cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả,...).
- Khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng tạo nên sự đa dạng về cơ cấu cây trồng vì có sự khác nhau giữa các vùng. Chẳng hạn, ở Đông Nam Bộ chủ yếu là các cây công nghiệp nhiệt đới (cao su, cà phê, điều,...) còn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi,...).
* Thứ hai, Các nhân tố kinh tế - xã hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hóa đó:
- Đầu tiên, các yếu tố kinh tế xã hội tạo ra sự phân hóa thực tế sản xuất nông nghiệp của các vùng. Từ đó, du nhập các giống cây trồng, vật nuôi đã làm phong phú thêm các giống cây trồng, vật nuôi vốn đã có ở nước ta.
- Các nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển, làm thay đổi sự phân bố sản xuất.
- Khi đã trở thành nền nông nghiệp hàng hóa, thì các nhân tố kinh tế - xã hội tác động rất mạnh, làm cho sự chuyển biến càng thêm rõ nét.

Câu 5: Hãy tìm sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa:

-Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.

- Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông cửu Long.

Thử tìm cách giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó.

Bài làm:
- Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.
Trung du và miền núi Bắc BộTây Nguyên
Phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi,...); cây công nghiệp hàng năm như: đậu tương, lạc, thuốc lá; cây ăn quả, cây dược liệu; chăn nuôi trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).Chủ yếu trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu), ngoài ra còn trồng trên các cao nguyên cao có khí hậu mát mẻ như Lâm Đồng. Chăn nuôi bò thịt và bò sữa.

- Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa ĐBSH và ĐBSCL:
Đồng bằng Sông HồngĐồng bằng Sông Cửu Long
Có thế mạnh để trồng các cây thực phẩm (rau, đậu các loại) có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như cà chua, su hào, bắp cải,...: chăn nuôi lợn, gia cầm, nuôi trồng thủy sản,...chủ yếu là các cây trồng của vùng nhiệt đới; chăn nuôi gia cầm, thủy sản,...
=> Nguyên nhân: chủ yếu là do có sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa các vùng: địa hình, đất trồng, nguồn nước và đặc biệt là sự phân hóa của yếu tố khí hậu.

Câu 6: Tại sao việc phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp kết hợp với công nghiệp chế biến lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và phát triển kinh tế- xã hội nông thôn?

Bài làm:
Nhận thấy, nếu chúng ta biết kết hợp nông nghiệp với công nghiệp chế biến thì sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển như giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, kích thích nông nghiệp phát tiển, nâng cao kinh tế nông sản, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa để từ đó mở rộng thị trường để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nông thôn.
=> Việc hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp cho phép khai thác có hiệu quả các lợi thế về điều kiện sinh thái nông nghiệp (đất, khí hậu, nước), điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau giữa các vùng. Tạo động lực cho tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 7: Vì sao cây công nghiệp lâu năm đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp của nước ta?

Bài làm:
Cây công nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp ở nước ta vì:
  • Cây công nghệp dài ngày có thể phát triển trên đất dốc, tận dụng được tài nguyên đất trồng, nhất là vùng đồi núi.
  • Khai thác có hiệu quả sự phân hóa tài nguyên đất trồng và khí hậu
  • Có năng suất cao và ổn định
  • Diện tích cây công nghiệp lâu năm gấp 1,9 lần so với cây công nghiệp hàng năm
  • Tạo ra giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần so với các loại cây trồng khác.
  • Có thị trường tiêu thụ rộng

Câu 8: Tại sao lại phải hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp ở nước ta?

Bài làm:
Phải hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp ở nước ta vì:
  • Góp phần khai thác tốt điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện KT – XH khác nhau giữa các vùng
  • Góp phần thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp nhiệt đới, sản xuất hàng hóa, tạo ra các sản phẩm xuất khẩu
  • Tạo ra nguồn nguyên liệu tập trung để phát triển công nghiệp chế biến, giải quyết việc làm, nâng cao hiệu quả kinh tế trên 1ha canh tác.
  • Góp phần sử dụng các thành tựu KH –KT tiên tiến vào sản xuất.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top