• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.
Virut là một loài có kích thước nhỏ bé, chúng là một tác nhân truyền nhiễm chỉ nhân lên khi ở bên trong tế bào sống của sinh vật khác. Chúng có thểm xâm nhiễm vào tất cả các dạng sinh vật từ động vật, thực vật cho tới vi khuẩn hay vi khuẩn cổ. Bên cạnh các loại virut gây truyền nhiễm cũng có một số loại virut có ích. Sau đây là một số bài tập về cấu trúc của các loại virut

virut.jpg

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 29 trang 117:
- Em hãy giải thích tại sao virut phân lập được không phải là chủng B?

- Em có đồng ý với ý kiến cho rằng virut là thể vô sinh?

- Theo em có thể nuôi virut trên môi trường nhân tạo như nuôi vi khuẩn không?

- Em hãy so sánh sự khác biệt giữa virut và vi khuẩn bằng cách điền chữ "có" hoặc "không" vào bảng dưới đây:

Tính chấtVirutVi khuẩn
Có cấu tạo tế bào
Chỉ chứa ADN hoặc ARN
Chứa cả ADN và ARN
Chứa ribôxôm
Sinh sản độc lập

Lời giải:

- Virut phân lập được không phải là chủng B vì virut lai mang lõi axit nuclêic là vật chất di truyền của chủng A.

- Khi ra khỏi tế bào vật chủ, virut biểu hiện như một thể vô sinh vì chúng không thể tự nhân lên ở môi trường ngoài.

- So sánh sự khác biệt giữa virut và vi khuẩn:

Tính chấtVirutVi khuẩn
Có cấu tạo tế bàokhông
Chỉ chứa ADN hoặc ARNkhông
Chứa cả ADN và ARNkhông
Chứa ribôxômkhông
Sinh sản độc lậpkhông

Bài 1 (trang 118 sgk Sinh học 10): Hãy giải thích các thuật ngữ: capsit, capsôme, nuclêôcapsit và vỏ ngoài.

Lời giải:

- Capsit : là protein bao bọc bên ngoài để bảo vệ lõi axit nucleic.

- Capsôme: là tập hợp của các capsit bao bọc bên ngoài bảo vệ lõi axit nucleic.

- Nuclêôcapsit: Gồm phức hợp axit nuclêic và vỏ capsit.

- Vỏ ngoài: là vỏ bao bọc bên ngoài vỏ capsit. Được cấu tạo từ lớp lipit kép và prôtêin, trên bề mặt vỏ có gai glycôprôtêin có vai trò kháng nguyên và giúp virut bám vào tế bào chủ.

Bài 2 (trang 118 sgk Sinh học 10): Nêu ba đặc điểm cơ bản của virut.

Lời giải:

Virut gồm 3 tính chất cơ bản sau:

- Có kích thước siêu nhỏ, chỉ quan sát được chúng dưới kính hiển vi điện tử.

- Kí sinh nội bào bắt buộc.

- Virut có cấu tạo đơn giản gồm axit nuclêic bao quanh bởi vỏ prôtêin, chỉ chứa một loại axit nucleic ADN hoặc ARN.

Bài 3 (trang 118 sgk Sinh học 10): Dựa theo hình 29.3, nếu trộn axit nuclêic của chủng B với một nửa prôtêin của chủng A và một nửa prôtêin của chủng B thì chủng lai sẽ có dạng như thế nào? Nếu nhiễm chủng lai vào cây thuốc lá để gây bệnh, sau đó phân lập virut thì sẽ được chủng A hay chủng B. Từ đó, có thể rút ra kết luận gì?

Lời giải:

- Khi trộn axit nuclêic của chủng B với một nửa là prôtêin của chủng A và một nửa prôtêin của chủng B sẽ được virut lai mang axit nuclêic của chủng B và vỏ prôtêin vừa là của chủng A vừa là của chủng B (xen nhau).

- Sau khi nhiễm vào cây thuốc lá, virut nhân lên sẽ là chủng B. Bởi vì mọi tính trạng của virut đều do hệ gen của virut quyết định.

→ Kết luận : mọi tính trạng đặc trưng của mỗi chủng virut đều do bộ gen của chủng virut đó quy định.

Trên đây là một số bài tập về cấu trúc của các loại virut qua đó rút ra bài học trong thực tiễn. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn
Nguồn: Sưu tầm
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top