• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Bài tập nâng cao tương tác gen (Có đáp án)

Kina Ngaan

Active member
Tương tác gen là một quy luật di truyền quan trọng, tần suất xuất hiện dạng bài này không nhỏ. Dạng nâng cao hơn sẽ tích hợp các quy luật khác thêm nữa. Trước hết, hãy nắm vững các kiểu tương tác gen: bổ sung, cộng gộp... Muốn nắm chắc, các bạn học sinh hãy rèn thêm các bài tập về dạng này. Dưới đây, xin giới thiệu tới bạn đọc bài tập nâng cao tương tác gen.


Câu 1: Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; Alen B quy định khả năng chịu mặn trội hoàn toàn so với alen b quy định không có khả năng chịu mặn. Cho các cây (P) AaBb giao phấn, thu được F1. Cho tất cả các cây F1 giao phấn với nhau, thu
được F2. Lấy toàn bộ các cây thân cao ở F2 ra trồng trên vùng đất ngập mặn. Các cây chịu mặn phát triển và giao phấn ngẫu nhiên sinh ra F3. Các cây F3 tiếp tục giao phấn ngẫu nhiên sinh ra F4. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về F4?
I. Số cây thân cao bằng 8 lần số cây thân thấp.
II. Cây đồng hợp 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 4/15.
III. Cây dị hợp 1 cặp gen chiếm tỉ lệ 4/9.
IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao thì xác suất được cây mang 2 alen trội là 1/5.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 2: Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; Alen B quy định khả năng chống chịu kim loại nặng trội hoàn toàn so với alen b không có khả năng chống chịu kim loại nặng. Cho các cây (P) dị hợp 2 cặp gen giao phấn ngẫu nhiên, thu được F1. Tiến hành lấy tất cả các cây thân cao ở F1 trồng ở vùng đất ô nhiễm kim loại nặng để tạo rừng trồng trên đất ô nhiễm. Các cây này lớn lên giao phấn ngẫu nhiên sinh ra F2 có tổng số 90000 cây. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F2 có 40000 cây dị hợp tử 1 cặp gen.
II. Ở F2 có 20000 cây đồng hợp tử 2 cặp gen.
III. Các cây F2 giao phấn ngẫu nhiên thì ở F3 có số cây thân thấp chiếm tỉ lệ 1/9.
IV. Lấy 1 cây thân cao ở F2, xác suất thu được cây đồng hợp 2 cặp gen là 25%.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 3: Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; Alen B quy định khả năng chịu mặn trội hoàn toàn so với alen b quy định không có khả năng chịu mặn; Cây bb bị chết trong môi trường đất ngập mặn. Cho 2 cây (P) đều dị hợp 2 cặp gen giao phấn với nhau, thu được F1. Để tạo rừng phòng hộ ven biển với cây thân cao, chịu mặn thì người ta đem tất cả cây thân cao ở F1 ra trồng ở vùng đất ngập mặn ven biển. Các cây này giao phấn ngẫu nhiên tạo ra F2. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong số cây thu được ở F2, số cây thân cao chiếm tỉ lệ 8/9.
II. Trong số cây thân cao thu được ở F2, có 1/4 số cây đồng hợp tử 2 cặp gen.
III. Nếu cho tất cả các cây F2 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F3 có tỉ lệ kiểu hình 8:1.
IV. Các cây thân cao, chịu mặn ở F2 có 4 loại kiểu gen với tỉ lệ bằng nhau.
V. Trong số cây thân cao thu được ở F2, có 1/2 số cây dị hợp tử 1 cặp gen.
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.

Câu 4: Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; Alen B quy định khả năng chống kim loại nặng trội hoàn toàn so với alen b quy định bị chết khi gặp môi trường có kim loại nặng. Cho cây (P) AaBb tự thụ phấn, thu được F1. Cho tất cả các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2; Cho tất cả các cây F2 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F3. Lấy toàn bộ các cây thân cao ở F3 ra trồng trên vùng đất có kim loại nặng. Các cây này phát triển và giao phấn ngẫu nhiên sinh ra F4. Các cây F4 tiếp tục giao phấn ngẫu nhiên sinh ra F5. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về F5?
I. Số cây thân cao chiếm tỉ lệ 8/9.
II.Số cây dị hợp 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 8/45.
III. Cây dị hợp 1 cặp gen chiếm tỉ lệ 22/45.
IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao thì xác suất được cây mang 3 alen trội là 1/5.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 5: Tính trạng chiều cao của một loài động vật do 3 cặp gen Aa, Bb, Dd nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể thường tương tác theo kiểu cộng gộp quy định. Khi trong kiểu gen có thêm 1 alen trội thì cao thêm 5cm; cá thể đồng hợp gen lặn có chiều cao 100cm. Một quần thể của loài này có 3 cặp gen nói trên đang cân bằng về di truyền, trong đó tần số các alen A, B, D lần lượt là 0,3; 0,5; 0,6. Loại kiểu hình có độ cao 125cm chiếm tỉ lệ gần bằng
A. 32,86%. B. 12,76%. C. 6,48%. D. 18,5%.

Câu 6: Cho cây hoa vàng thuần chủng giao phấn với cây hoa hồng thuần chủng, thu được F1 có 100% hoa đỏ. Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 gồm có 56,25% cây cho hoa đỏ; 18,75% cây cho hoa vàng; 18,75% cây cho hoa hồng; 6,25% cây cho hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cho 2 cây hoa đỏ có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau thì đời con có tối đa 6 kiểu gen.
II. Cho 2 cây hoa vàng có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau thì đời con luôn có 100% hoa vàng.
III. Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa đỏ ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng là 1/16.
IV. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với cây hoa trắng thì đời con có 1/3 số cây hoa trắng.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 7: Một loài thực vật, cây khi trong kiểu gen có A, B và D quy định hoa đỏ, các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng. Phép lai P: AaBbDd × AaBbDd, thu được F1 có 1280 cây. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F1 có 740 cây hoa trắng.
II. Ở F1 có 120 cây hoa đỏ dị hợp tử 1 cặp gen.
III. Ở F1 có 240 cây hoa đỏ dị hợp tử 2 cặp gen.
IV. Ở F1 có 360 cây hoa trắng đồng hợp tử 1 cặp gen.
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.

Câu 8: Ở ngô, có 3 cặp gen (Aa; Bb; Dd) thuộc các NST khác nhau, tác động qua lại cùng quy định màu sắc hạt. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả 3 alen trội A, B, D cho hạt có màu đỏ; kiểu gen có mặt A và B nhưng vắng mặt gen D cho kiểu hình vàng, các kiểu gen còn lại đều cho hạt màu trắng. Trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?
I. Phép lai P: AaBbDd × AaBbDd tạo ra F1, theo lí thuyết, tỉ lệ hạt màu đỏ ở F1 là 0,625.
II. Có tất cả 8 loại kiểu gen quy định hạt màu đỏ, 15 loại kiểu gen quy định kiểu hình hạt màu trắng.
III. P: AABBdd × AAbbDD, tạo ra F1, F1 lai phân tích thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình là 1 hạt màu đỏ : 1
hạt màu vàng : 2 hạt màu trắng.
IV. Phép lai P: AABBDD × aaBBDD, tạo ra F1, F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình là 3 đỏ : 1 trắng.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 9: Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb phân li độc lập quy định. Khi trong kiểu gen có cả hai gen trội A và B thì quy định hoa đỏ; kiểu gen chỉ có 1 gen trội A thì quy định hoa vàng. Cặp gen aa có tác động gây chết ở giai đoạn phôi. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong loài này có tối đa 4 loại kiểu gen về kiểu hình hoa đỏ.
II. Cho các cây có màu hoa giao phấn với nhau thì sẽ có tối đa 21 sơ đồ lai.
II. Cho các cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn ngẫu nhiên thì sẽ thu được F1 có số cây hoa đỏ chiếm 75%.
IV. Cho cây dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn, thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa vàng ở F1 thì sẽ thu được cây thuần chủng với xác suất 1/3.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 10: Một loài thực vật, gen A tổng hợp enzim E1 chuyển hóa chất N thành chất M; gen B tổng hợp enzim E2 chuyển hóa chất O thành chất P. Các alen đột biến lặn a và b đều không tạo ra E1, E2 và E1 bị bất hoạt khi có P. Hai cặp gen này phân li độc lập và cùng tham gia 1 chuỗi phản ứng sinh hóa để chuyển hóa các chất trên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cho cây dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn, thu được F1 có 75% số cây tổng hợp được chất M.
II. Nếu cho cây tổng hợp được chất M lai với cây tổng hợp được chất P thì có thể thu được đời con có 50% số cây tổng hợp được chất P.
III. Nếu 2 cây đều tổng hợp được chất P giao phấn với nhau thì có thể thu được đời con có 12,5% số cây tổng
hợp được chất M.
IV. Nếu 2 cây đều tổng hợp được chất M giao phấn với nhau thì có thể thu được đời con có 25% số cây tổng hợp được chất M.
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.

Câu 11: Cho cây hoa vàng thuần chủng giao phấn với cây hoa hồng thuần chủng, thu được F1 có 100% hoa đỏ. Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 gồm có 56,25% cây cho hoa đỏ; 18,75% cây cho hoa vàng; 18,75% cây cho hoa hồng; 6,25% cây cho hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cho 2 cây hoa đỏ có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau thì đời con có tối đa 10 kiểu gen.
II. Cho 2 cây hoa vàng có kiểu gen giống nhau giao phấn với nhau thì đời con luôn có 100% hoa vàng.
III. Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa đỏ ở F2, xác suất thu được cây không thuần chủng là 8/9.
IV. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 tự thụ phấn thì đời con có 1/6 số cây hoa trắng.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 12: Một loài thực vật, gen A tổng hợp enzim E1 chuyển hóa chất P thành chất A; gen B tổng hợp enzim E2 chuyển hóa chất P thành chất B. Các alen đột biến lặn a và b đều không tạo ra E1, E2 và E1 bị bất hoạt khi có B. Hai cặp gen này phân li độc lập và không xảy ra đột biến. Chất P quy định hoa trắng, chất A quy định hoa vàng, chất B quy định hoa đỏ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cho cây dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn, thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình 12 hoa đỏ : 3 hoa vàng : 1 hoa trắng.
II. Nếu cho cây hoa vàng lai với cây hoa đỏ thì có thể thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 4 cây hoa đỏ : 3 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng.
III. Nếu 2 cây đều có hoa đỏ giao phấn với nhau thì có thể thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
IV. Nếu 2 cây đều có hoa vàng giao phấn với nhau thì có thể thu được đời con có số cây hoa trắng chiếm 25%.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 13: Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; Alen B quy định khả năng chịu mặn trội hoàn toàn so với alen b quy định không có khả năng chịu mặn. Cho các cây (P) AaBb giao phấn, thu được F1. Cho tất cả các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Lấy toàn bộ các cây thân cao ở F2 ra trồng trên vùng đất ngập mặn. Các cây chịu mặn phát triển và giao phấn ngẫu nhiên sinh ra F3. Các cây F3 tiếp tục giao phấn ngẫu nhiên sinh ra F4. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về F4?
I. Số cây thân cao bằng 3 lần số cây thân thấp.
II. Cây dị hợp 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 16/45.
III. Cây chịu mặn có kiểu gen thuần chủng chiếm tỉ lệ 4/9.
IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao thì xác suất được cây mang 2 alen trội là 1/5.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 14: Ở loài cây chàm, xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; Alen B quy định khả năng chịu phèn trội hoàn toàn so với alen b không có khả năng chịu phèn. Cho cây (P) dị hợp 2 cặp gen giao phấn với nhau, thu được F1. Người dân tiến hành trồng toàn bộ cây chàm F1 trên đất phèn để tạo rừng trồng vùng đất chua phèn. Các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên sinh ra F2; Các cây F2 giao phấn ngẫu nhiên sinh ra F3. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong tổng số cây thu được ở F3, số cây thân cao nhiều gấp 4 lần số cây thân thấp.
II. Trong tổng số cây thân cao ở F3, có 4/5 số cây không thuần chủng.
III. Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao F3 thì xác suất thu được cây thuần chủng là 3/10.
IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao F3 thì xác suất thu được cây dị hợp 2 cặp gen là 4/15.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 15: Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; Alen B quy định khả năng chịu mặn trội hoàn toàn so với alen b quy định không có khả năng chịu mặn; Cây bb bị chết trong môi trường đất ngập mặn. Cho 2 cây (P) đều dị hợp 2 cặp gen giao phấn với nhau, thu được F1. Để tạo rừng phòng hộ ven biển với cây thân cao, chịu mặn thì người ta đem tất cả cây thân cao ở F1 ra trồng ở vùng đất ngập mặn ven biển. Các cây này giao phấn ngẫu nhiên tạo ra F2. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong số cây thu được ở F2, số cây thân thấp chiếm tỉ lệ 1/9.
II. Trong số cây thân cao thu được ở F2, có 2/9 số cây thân cao có kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen.
III. Nếu cho tất cả các cây F2 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F3 có tỉ lệ kiểu hình 8:1.
IV. Các cây thân cao, chịu mặn có kiểu gen đồng hợp ở F2 có tỉ lệ 2/9.
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.

Câu 16: Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; Alen B quy định khả năng chống kim loại nặng trội hoàn toàn so với alen b quy định bị chết khi gặp môi trường có kim loại nặng. Cho cây (P) AaBb tự thụ phấn, thu được F1. Cho tất cả các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2; Cho tất cả các cây F2 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F3. Lấy toàn bộ các cây thân cao ở F3 ra trồng trên vùng đất có kim loại nặng. Các cây này phát triển và giao phấn ngẫu nhiên sinh ra F4. Các cây F4 tiếp tục giao phấn ngẫu nhiên sinh ra F5. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về F5?
I. Số cây thân cao bằng 8 lần số cây thân thấp.
II. Lấy 1 cây F5 thì xác suất thu được cây thuần chủng là 1/3.
III. Cây dị hợp 1 cặp gen chiếm tỉ lệ 22/45.
IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao thì xác suất được cây mang 2 alen trội là 1/5.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 17: Ở loài cây chàm, xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; Alen B quy định khả năng chịu phèn trội hoàn toàn so với alen b không có khả năng chịu phèn. Cho cây (P) dị hợp 2 cặp gen giao phấn với nhau, thu được F1. Người dân tiến hành trồng toàn bộ cây chàm F1 trên đất phèn để tạo rừng trồng vùng đất chua phèn. Các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên sinh ra F2; Các cây F2 giao phấn ngẫu nhiên sinh ra F3. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong tổng số cây thu được ở F3, số cây thân cao nhiều gấp 3 lần số cây thân thấp.
II. Trong tổng số cây thân cao ở F3, có 1/5 số cây thuần chủng.
III. Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao F3 thì xác suất thu được cây thuần chủng là 3/10.
IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao F3 thì xác suất thu được cây dị hợp 2 cặp gen là 4/15.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 18: Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; Alen B quy định khả năng chống chịu kim loại nặng trội hoàn toàn so với alen b không có khả năng chống chịu kim loại nặng. Cho các cây (P) dị hợp 2 cặp gen giao phấn ngẫu nhiên, thu được F1. Tiến hành lấy tất cả các cây thân cao ở F1 trồng ở vùng đất ô nhiễm kim loại nặng để tạo rừng trồng trên đất ô nhiễm. Các cây này lớn lên giao phấn ngẫu nhiên sinh ra F2 có tổng số 180000 cây. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F2 có 40000 cây dị hợp tử 1 cặp gen.
II. Ở F2 có 20000 cây đồng hợp tử 2 cặp gen.
III. Các cây F2 tự thụ phấn thì ở F3 có số cây thân cao chiếm tỉ lệ 7/9.
IV. Lấy 1 cây thân cao ở F2, xác suất thu được cây dị hợp 2 cặp gen là 25%.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 19. Tính trạng chiều cao của một loài động vật do 3 cặp gen Aa, Bb, Dd nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể thường tương tác theo kiểu cộng gộp quy định. Khi trong kiểu gen có thêm 1 alen trội thì cao thêm 5cm; cá thể đồng hợp gen lặn có chiều cao 100cm. Một quần thể của loài này có 3 cặp gen nói trên đang cân bằng về di truyền, trong đó tần số các alen A, B, D lần lượt là 0,3; 0,5; 0,6. Loại kiểu hình có độ cao 105cm chiếm tỉ lệ gần bằng
A. 32,86%. B. 12,76%. C. 11,48%. D. 18,5%.

Câu 20. Một loài thực vật, tính trạng chiều cây cây do 3 cặp gen Aa, Bb và Dd phân li độc lập quy định. Khi có cả A, B và D thì quy định thân cao; các kiểu gen còn lại quy định thân thấp. Cho cây dị hợp tử 3 cặp gen tự thụ phấn, thu được F1. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong tổng số cây thân cao ở F1 thì số cây đồng hợp tử về 1 cặp gen chiếm tỉ lệ 4/9.
II. Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân thấp ở F1, xác suất thu được cây đồng hợp tử 2 cặp gen là 9/64.
III. Ở F1, loại cá thể có 4 alen trội chiếm tỉ lệ 15/64.
IV. Lấy 1 cây thân cao ở F1, xác suất thu được cây có 3 alen trội là 8/27.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Sưu tầm
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top